Đánh giá kết qua điểu trị u lympho ác tính khống hodgkin đé ác tính cao bằng phác đổ hoá xạ trị kết hợp
U lympho ác tính không Hodgkin thuộc nhóm bênh tăng sinh ác tính dòng tế bào lympho với biểu hiên phức tạp về lâm sàng, mô bênh học và tiên lượng. Bênh phát sinh và phát triển chủ yếu ở hê thống hạch bạch huyết. Tuy nhiên, tế bào lympho còn phân bố ở khắp nơi trong cơ thể nên ULAKH có thể phát sinh ở ngoài hê thống hạch bạch huyết như ở dạ dày, ruột, phổi, xương, vú, da…
ULAKH là một trong mười bênh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) 1988, tỷ lê bênh trong tổng số ung thư ở nam là 4,3%, ở nữ là 2,8% [6].
Ở Mỹ ước tính trong năm 2005 có 56.390 trường hợp mới mắc và có khoảng 19.200 trường hợp tử vong vì bênh này, đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư.
Ở Viêt Nam bênh có tỷ lê mắc chuẩn theo tuổi là 5,2/100.000 dân và đứng hàng thứ 7 trong các loại ung thư với xu hướng mắc ngày càng tăng. Tỷ lê mắc bênh cao ở các nhóm tuổi 35- 40 và 50-55, u lympho ác tính không Hodgkin loại tế bào B chiếm khoảng 2/3 các trường hợp [9].
ULAKH là một trong những bênh ung thư có đáp ứng tốt với điều trị, với sự tiến bộ của các phương pháp hoá trị, xạ trị, miễn dịch, ghép tuỷ xương…Một số dạng bênh có thể chữa khỏi với tỷ lê cao. Tỷ lê sống sau 5 năm đạt từ 30-51% [5], [12]. ULAKH chia làm 2 nhóm dựa vào phân loại mô bênh học của WHO năm 2001 đó là nhóm độ ác tính thấp (indolent NHL) và nhóm dộ ác tính cao (Aggressive NHL). Khoảng 90% ULAKH độ ác tính thấp khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn III hoặc IV và thường có lan tràn ra máu ngoại vi. Với ULAKH đô ác tính thấp mặc dù điều trị ở mức đô tối thiểu nhưng thời gian sang thêm trung bình của bênh nhân có thể đạt tới 7,5 – 9 năm. 25% ULAKH đô ác tính thấp có thể chung sống hoà bình với bênh nhân mà không cần điều trị. Với ULAKH đô ác tính cao, phương pháp điều trị chủ yếu là hoá chất đơn thuần hoặc xạ trị kết hợp hoá chất, trong đó hoá chất là phương pháp quan trọng nhất. Hiên nay phác đồ hoá chất được sử dụng rông rãi là CHOP, R – CHOP, EPOCH. Việc điều trị hoá chất có thể gây đôc cho nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, phổi, da, đặc biệt là máu và cơ quan tạo máu.
Bên cạnh những bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị, thời gian sống thêm kéo dài, vẫn còn môt tỷ lệ đáng kể bệnh nhân đáp ứng kém hoặc tái phát sau điều trị lần đầu. Theo môt số nghiên cứu, 5 – 10% bệnh nhân ULAKH đô ác tính cao không đáp ứng với điều trị, 5 – 15% chỉ đạt được đáp ứng môt phần, 20 – 40% tái phát sau đáp ứng hoàn toàn với điều trị ban đầu [33], [44]. Vì vậy chọn phác đồ điều trị phối hợp hoá xạ trị sẽ góp phần làm giảm tái phát và tăng mức đô đáp ứng của bệnh.
Từ lâu tia xạ được coi là vũ khí có hiệu quả trong điều trị u lympho, nhất là ở giai đoạn sớm I, II. Có thể điều trị khỏi ULAKH tế’ bào lớn giai đoạn sớm bằng xạ trị đơn thuần, song môt số trường hợp không đánh giá được hết tiên lượng, trường chiếu xạ không đủ khống chế’ hết nên việc tiến triển xa trong lúc đang xạ trị đã xảy ra.
Việc dùng hoá chất trước rồi xạ trị sau đã cho kết quả tốt hơn, đối với các trường hợp lui bệnh không hoàn toàn sau điều trị hoá chất, xạ trị là biện pháp dự trữ cần thiết cho tất cả các giai đoạn bệnh [6].
Ở Việt Nam ULAKH được điều trị chủ yếu tại bệnh viện K, bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh và ở môt số trung tâm khác nhưng chủ yếu là điều trị bằng hoá chất. Việc điều trị kết hợp hóa xạ cho bệnh này mới được thực hiên trong thời gian gần đây, do vây chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phối hợp căn bênh này nói chung và thể ULAKH đọ ác tính cao nói riêng, vì vây chúng tôi thực hiên đề tài này tại bênh viên K nhằm 2 mục tiêu:
1. Nhạn xét một số đặc điểm lâm sàng, cạn lâm sàng ULAKH độ ác tính cao điều tri tại bệnh viện K từ tháng 1/2004 – 12/2006.
2. Đánh giá kết quả điều tri và tác dụng không mong muốn của hoá chất phác đổ CHOP kết hợp xạ tri trong điều tri bệnh ULAKH độ ác tính cao.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liêu 4
1.1. Sự biệt hoá và chức năng của các dòng tế bào Lympho 4
1.2. Bệnh sinh của ULAKH: 5
1.3. Chẩn đoán ULAKH: 5
1.3.1. Lâm sàng 5
1.3.2. Cận lâm sàng 7
1.4. Phân loại mô bệnh học ULAKH: 8
1.5. Điều trị ULAKH: 10
1.5.1. Phẫu thuật: 11
1.5.2. Hoá trị: 11
1.5.3. Xạ trị: 16
1.5.4. Kết hợp hoá-xạ trị: 19
1.5.5. Điều trị sinh học 20
1.5.6. Phác đồ điều trị: 20
1.5.7. áp dụng điều trị cụ thể với một số bệnh thường gặp 22
1.6. Các yếu tố tiên lượng: 27
1.7. Theo dõi: 28
1.7.1. Theo dõi sau điều trị: 28
1.7.2. Điều trị tái phát: 29
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 30
2.2.1. Điạ điểm nghiên cứu: 30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: 30
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: 30
2.2.4. Nội dung nghiên cứu: 31
2.3. Xử lý số liệu: 37
2.4. Các biện pháp khống chế sai số: 37
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 37
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 38
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: 38
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 38
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 44
3.2. Kết quả điều trị 47
3.2.1. kết quả điều trị 47
3.2.2. Tác dụng không mong muốn sau điều trị hóa chất phác đồ CHOP . 49
3.2.3. Tác dụng không mong muốn sau xạ trị 50
3.2.4. Theo dõi sau điều trị 51
Chương 4: Bàn luận 55
4.1. ĐặC ĐlểM LÂM Sàng 55
4.1.1. Tuổi và giới 55
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng lúc chẩn đoán 56
4.1.3. Thời gian khởi phát 56
4.1.4. Vị trí tổn thương 57
4.1.5. Kích thước tổn thương 57
4.1.6. Số vị trí tổn thương ngoài hạch 58
4.1.7. Giai đoạn bệnh 58
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 59
4.2.1. Tế bào học 59
4.2.2. Mô bệnh học 59
4.2.3. Huyết tuỷ đồ và chỉ số sinh hoá 61
4.3. Kết quả điều trị 62
4.3.1. Phác đồ điều trị 62
4.3.2. Đáp ứng sau hoá trị phác đồ CHOP 63
4.3.3. Đáp ứng sau hoá-xạ trị 63
4.3.4. Tác dụng không mong muốn sau hoá trị phác đồ CHOP 64
Kết luận 68
Kiến nghị 70
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích