ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT KHÁNG PLATINUM BẰNG LIPOSOMAL DOXORUBICIN TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2018 – 2021
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT KHÁNG PLATINUM BẰNG LIPOSOMAL DOXORUBICIN TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2018 – 2021
Lê Thanh Đức1, Đồng Chí Kiên1
1 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát kháng platinum bằng phác đồ liposomal doxorubicin và một số tác dụng không mong muốn của phác đồ. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát kháng platinum được điều trị bằng liposomal doxorubicin tại Bệnh viện K từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2021. Kết quả: Giai đoạn chẩn đoán ban đầu chủ yếu là III và IV tương ứng là 60% và 23,3%. Tất cả bệnh nhân tăng CA125 tại thời điểm tiến triển, tái phát. Tỷ lệ đáp ứng: 53,3% bệnh đáp ứng một phần, 40% bệnh giữ nguyên, 6,7% bệnh tiến triển. Tỷ lệ kiểm soát bệnh 93,3%. Tỷ lệ đáp ứng theo giai đoạn bệnh ban đầu III, IV tương ứng là 50%, 28,5%. Về tác dụng không mong muốn: giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu chủ yếu ở độ 1,2, không có trường hợp nào hạ độ 3,4. Hội chứng bàn tay chân chỉ ở độ 1, 2, nôn, buồn nôn chủ yếu độ 1 không có trường hợp nào độ 3,4.
Ung thư buồng trứng (UTBT) là bệnh phổ biến thứ ba trong các ung thưphụ khoa, đứng thứ 8 trong các bệnh UT của phụ nữ trên toàn thế giới, ở Mỹ tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các ung thư phụ khoa. Theo ghi nhận của GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 1404ca mắc mới và 923ca tử vong.Về mô bệnh học, cótới 80-90% UTBT là loại biểu mô. Điều trị ban đầu của ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) chủ yếu là phẫu thuật kết hợp hóa trị, phác đồ hóa trị có platinum được coi là phác đồ tiêu chuẩn. Mặc dù đã được điều trị ban đầu, đa số bệnh nhân sẽ tái phát và cần được điều trị tiếp. Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, bệnh nhân được phân loại thành hai nhóm chính dựa vào thời gian tái phát từ khi kết thúc điều trị. Những bệnh nhân có thời gian tái phát từ 6 tháng trở lên sau điều trị ban đầu với phác đồ hóa trị có platinum được gọi là nhóm “nhạy cảm với thuốc platinum”. Những bệnh nhân có thời gian tái phát dưới 6 tháng sau điều trị ban đầu với phác đồ hoá trị có platinum được gọi là “kháng thuốc platinum”. Phẫu thuật ít có vai trò trong nhữngtrường hợp này, việc lựa chọn điều trị tiếp theo thường khuyến cáo hoá trị đơn trị liệu hơn là điều trị kết hợp. Liposomal doxorubicin là một thuốc có hiệu quả trong điều trị ung thư buồng trứng tái phát kháng platinum. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vai trò ngày càng rõ ràng của phác đồ trên. Phác đồ này đã từng bước được sử dụng rộng rãi tại bệnh viện K, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về đánh giá hiệu quả và độc tính của phác đồ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư biểu mô buồng trứng kháng platinum
Tài liệu tham khảo
1. Gordon AN, Fleagle JT, Guthrie D, Parkin DE et al. (2001). Recurrent epithelial ovarian carcinoma: a randomized phase III study of pegylated liposomal doxorubicin versus topotecan. J Clin Oncol. 2001;19(14):3312
2. Gordon AN, Tonda M, Sun S, Rackoff W (2004). Long-term survival advantage for women treated with pegylated liposomal doxorubicin compared with topotecan in a phase 3 randomized study of recurrent and refractory epithelial ovarian cancer. Gynecol Oncol. 2004;95(1):1
3. David G. Mutch, Mauro Orlando, Tiana Goss 2007. Randomized pha III trial of Gemcitabien compared with Pegylated Liposomal Doxorubicin in patients with platinum-resistant ovarian cancer. J Clin Oncol 25: 2811-2818
4. Trần Bá Khuyến. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ung thư buồng trứng tái phát di căn bằng pegylated liposomal doxorubicin. Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, 2013
5. Herzog TJ, Vermorken JB, Pujade-Lauraine E, et al. Correlation between CA-125 serum level and response by RECIST in a phase III recurrent ovarian cancer study. Gynecol Oncol. 2011;122(2),350-355.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com