Đánh giá kết quả điểu trị ung thư biểu mò buồng trúng tái phắt tại bệnh viện K
Ung thư biểu mô buồng trứng là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào lớp biểu mô của buồng trứng, là bệnh hay gặp trong các ung thư phụ khoa, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [10].
Trên thế giới: Phụ nữ một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu có nguy cơ mắc UTBMBT cao, ngược lại phụ nữ Nhật Bản và các quốc gia đang phát triển có nguy cơ mắc UTBMBT thấp hơn. Phụ nữ châu Phi di cư đến sống tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn phụ nữ bản địa [59].
Ở Mỹ năm 2008 ghi nhận 24.000 trường hợp mới mắc, 16.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Tính chung trong suốt cuộc đời, 1 phụ nữ Mỹ có nguy cơ 1/70 mắc bệnh ung thư buồng trứng tại một thời điểm nào đó [24].
Năm 2010 Việt Nam có 2.185 ca Ung thư buồng trứng mới mắc, chiếm tỷ lệ 4,9/100.000 dân, đứng thứ 8 trong các ung thư nữ giới. Ước tính đến năm 2020, cả nước có 5.548 ca Ung thư buồng trứng mới mắc [3].
Về mô bệnh học, có 80 – 90% ung thư buồng trứng là loại biểu mô, 10 – 15% là ung thư tế bào mầm, và khoảng 5% ung thư có nguồn gốc mô đệm [6].
Khoảng 70 – 75% bệnh nhân UTBMBT được chẩn đoán ở giai đoạn
bệnh đã lan tràn ra ổ phúc mạc [10]. Nên các biện pháp điều trị chỉ là tạm thời, hầu hết bệnh nhân xuất hiện tái phát sau điều trị bước 1. Bệnh càng muộn, càng sớm tái phát.
Ung thư buồng trứng tái phát được định nghĩa là bệnh xuất hiện trở lại sau 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị ban đầu. Các trường hợp xuất hiện triệu chứng trong thời gian 6 tháng được xem là bệnh tiên phát chưa lui bệnh hoàn toàn, không xếp vào nhóm tái phát.
Đối với UTBMBT tái phát ổ bụng, người ta có thể điều trị bước 2, bằng phẫu thuật công phá u tối đa kết hợp với hoá chất bổ trợ. Tỷ lệ sống thêm ở giai đoạn này phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh và thành công của điều trị phẫu thuật, hoá chất. Trong đó, kết quả phẫu thuật (tối ưu hay không tối ưu) đóng vai trò quan trọng nhất.
Trong thực hành điều trị tại Bệnh viện K Trung ương, ngày càng nhiều bệnh nhân UTBMBT tái phát được phát hiện và điều trị bước 2. Dù mục đích điều trị tái phát chỉ là điều trị tạm thời, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân sau điều trị tái phát có được thời gian sống thêm khá tốt.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ở Bệnh viện K Trung ương cũng như cả nước ta, chưa có nghiên cứu nào về chẩn đoán và điều trị UTBMBT tái phát.
Để góp phần tìm hiểu về chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh UTBMBT tái phát ở Bệnh viện K trung ương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm tái phát của Ung thư biểu mô buồng trứng.
2. Đánh giá kết quả điều trị Ung thư biểu mô buồng trứng tái phát bằng
phẫu thuật kết hợp hóa trị tại bệnh viện K.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích