Đánh giá kết quả điều trị ung thư co tử cung giai đoạn IB đến IIA có xạ trị tiền phẫu bằng Radium 22ó và Caesium bằng nạp nguồn sau 137

Đánh giá kết quả điều trị ung thư co tử cung giai đoạn IB đến IIA có xạ trị tiền phẫu bằng Radium 22ó và Caesium bằng nạp nguồn sau 137

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư có tỷ lê tử vong cao ở nữ giới sau ung thư vú, đạc biêt là ở các nước đang phát triển. Đó là mọt thách thức trong chăm sóc sức khoẻ tại bênh viên cũng như tại cọng đồng. Ung thư cổ tử cung đứng thứ hai sau ung thư vú, tỷ lê mắc bênh tuỳ thuộc vào từng khu vực địa lý. Theo thống kê của Pháp và Mỹ có l7 trường hợp mắc trên lOO.OOO dân. ở châu Mỹ La Tinh và châu Phi có 30-75 trường hợp mắc trên lOO.OOO dân [3l]. Tỷ lê tử vong của ung thư cổ tử cung ở các nước phát triển đứng hàng thứ sáu sau các loại ung thư khác. Tại Pháp, hàng năm có khoảng 2000 trường hợp tử vong do ung thư CTC [l06].

Tiên lượng bênh ung thư CTC phụ thuọc vào kích thước của khối u, loại tế bào và đạc biêt là giai đoạn của bênh ung thư CTC. Ngoài ra, tiên lượng bênh còn phụ thuọc vào phương pháp điều trị. Căn bênh ung thư phổ biến này đã được nghiên cứu tích cực và sâu sắc về mọi phương diên tại các nước phát triển. Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung đã ngày càng được hoàn thiên vào những năm 80 của thế” thế” kỷ XX. Những năm cuối của thế’ kỷ l9 và đầu thế’ kỷ 20, ung thư cổ tử cung chỉ được điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần. Tia xạ được ứng dụng điều trị phối hợp ung thư cổ tử cung lần đầu tiên vào l9l3 ở Mỹ [90]. Những nghiên cứu đầu tiên về điều trị tia xạ trong ung thư cổ tử cung được công bố vào năm l920. Trước đây, đồng vị phóng xạ Radium 226 được sử dụng trong các ống với các hoạt đọ phóng xạ khác nhau, thông thường dùng các ống có trọng lượng l0, 20 và 30 mg. Mục đích của Radium 226 trong điều trị là làm giảm thể tích khối u (đối với những khối u lớn) và tiêu diêt tế’ bào ung thư. Đối với ung thư giai đoạn sớm, điều trị phóng xạ có tác dụng triêt để như phương pháp phẫu thuật. Phương

pháp điều trị phóng xạ cổ điển đã được thay đổi qua nhiều năm nhằm tăng hiệu quả điều trị và giảm biến chứng của phóng xạ trong điều trị. Vào giữa những năm 6G của thế kỷ XX, mọt kỹ thuật điều trị mới, kỹ thuật nạp nguồn sau (afterloading) được Chassagne và Bierquin đề xuất và áp dụng đầu tiên. Kỹ thuật điều trị phóng xạ mới dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về sự phân bố liều đối với khối u, với các tổ chức xung quanh như bàng quang, trực tràng, tổ chức hạch, tiểu khung, và bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế, đồng thời có tính đến sức chịu đựng tốt của bệnh nhân khi điều trị. Kỹ thuật này sử dụng Caesium 137.

ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện K năm 1994 cho thấy, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ ba trong số các ung thư ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ 7,7 trường hợp trên 1GG.GGG dân [7,14,15]. Ngược lại, theo thống kê năm 1994 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư cổ tử cung đứng hàng đầu trong các ung thư gặp ở nữ giới với tỷ lệ là 35 trường hợp/1GG.GGG dân [9,1G]. Từ những năm 7G trở về trước Bệnh viện Phụ sản Trung ương là nơi điều trị ung thư cổ tử cung nhiều nhất và chủ yếu chỉ điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần. Từ năm 1978 đến nay Bệnh viện K mới bắt đầu điều trị ung thư cổ tử cung bằng đặt ống Radium 226 phối hợp với phẫu thuật dựa vào những phương pháp tính toán kinh điển. Đến 1995 với sự giúp đỡ của nước Cọng hoà Pháp, Bệnh viện K mới bắt đầu ứng dụng kỹ thuật mới nạp nguồn sau vào điều trị ung thư cổ tử cung [1]. Đây là kỹ thuật mới lần dầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, để hoàn chỉnh kỹ thuật và đánh giá hiệu quả điều trị của kỹ thuật điều trị này, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu sau:

“‘Đánh giá kết quả điều trị ung thư co tử cung giai đoạn IB đến IIA có xạ trị tiền phẫu bằng Radium 22ó và Caesium bằng nạp nguồn sau 137

MỤC LỤC
Trang
ĐẠT VAN ĐE 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương UTCTC 3
1.2. Sàng lọc ung thư cổ tử cung 4
1.2.1. Phương pháp soi CTC bằng mắt thường 4
1.2.2. Chẩn đoán tế bào học các tổn thương cổ tử cung 6
1.2.3. Soi cổ tử cung và sinh thiết chẩn đoán 9
1.2.4. Xét nghiêm HPV 12
1.2.5 Mô bênh học UTCTC 13
1.3. Điều trị tổn thương tiền ung thư 20
1.3.1. Đốt và phẫu thuật lạnh 20
1.3.2. Phẫu thuật laser 21
1.3.3. Khoét chóp cổ tử cung 22
1.4. Điều trị ung thư trong biểu mô 23
1.5. Điều trị ung thư cổ tử cung xâm lấn 24
1.5.1. Điều trị phẫu thuật 24
1.5.2. Điều trị xạ trị 26
1.5.3. Điều trị hóa chất 35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 39
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 41
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liêu 42
2.2.4. Kỹ thuật xạ trị áp dụng trong nghiên cứu 42
2.3. Các biến số nghiên cứu 47
2.3.1. Biến số phụ thuộc 47
2.3.2. Biến số độc lập 49
2.4. Phân tích số liêu và loại trừ các yếu tố nhiễu 50
2.5. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 52
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 55
3.1. Đặc điểm chung của bênh nhân 55
3.1.1. Các đặc điểm chung 55
3.1.2. Lịch sử sinh sản 56
3.2. Các triệu chứng lâm sàng của bênh 58
3.2.1.Các triệu chứng cơ năng ban đầu 588
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 59
3.2.3. Giai đoạn bệnh 11
3.3. Liều xạ áp dụng trước mổ 63
3.4. Phương pháp mổ 66
3.5. Xạ trị áp dụng sau mổ 67
3.6. Kết quả xạ trị 67
3.6.1. Đáp ứng kích thước khối u trên lâm sàng 68
3.6.2. Hiệu quả của tia xạ với tế bào 71
3.6.3. Đáp ứng cầm máu sau xạ trị 74
3.6.4. Tái phát và di căn sau xạ trị 76
3.7. Thời gian sống sau xạ trị 78
3.8. Biến chứng sau xạ trị 81
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 85
4.1. So sánh các đặc trưng của hai nhóm nghiên cứu 85
4.2. Phương pháp điều trị xạ trị 89
4.3. Hiệu quả điều trị 92
4.3.1. Kết quả điều trị về khối u theo đại thể và vi thể 92
4.3.2. Thời gian sống sót sau xạ trị 93
4.3.3. Biến chứng và tái phát thường gặp sau xạ trị 99
4.4. Phương pháp nghiên cứu 104
4.5. Điểm mới và khả năng áp dụng thực tế’ của luận án 107
KET LUẬN 109
KIEN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cúu LIÊN QUAN
BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CÚU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment