Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa chất tại bệnh viện phổi trung ương
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp, có tỉ lệ mắc cao và đang gia tăng trên thế giới [49, 54, 63]. Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ nhưng thường gặp hơn ở nam giới và nguyên nhân có liên quan đến hút thuốc lá. Ung thư phổi (UTP) đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở hai giới không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trên toàn cầu. Do tính phổ biến và kết quả điều trị của bệnh còn rất thấp nên UTP vẫn là vấn đề nhức nhối của y học cũng như của sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
UTP là loại ung thư đứng thứ 2 tại Mỹ nhưng tỉ lệ tử vong lại đứng hàng đầu [43].Tử vong do UTP nhiều hơn số tử vong do ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại trực tràng cộng lại [41].
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, riêng ở Mỹ ước tính năm 2012 có 226.160 trường hợp UTP mới được phát hiện (trong đó 90% là người hút thuốc lá) chiếm 14% tổng số ung thư được chẩn đoán và 160.340 ca tử vong do bệnh này chiếm 28% tử vong do ung thư [37].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002 UTP đứng thứ nhất ở nam giới (30,9%) và đứng thứ 5 ở nữ giới (12,6%) [1].
Trên thế giới tỷ lệ nam giới mắc bệnh UTP cao nhất ở Hungary, Ba Lan. Theo số liệu của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) năm 2002, UTP tại Việt Nam đứng đầu trong khu vực. Tại Hà Nội bệnh đứng thứ nhất ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ sau ung thư vú và dạ dày. Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng thứ 2 ở nam sau ung thư gan và thứ 4 ở nữ sau ung thư cổ tử cung, vú, đại trực tràng [1], [2], [3], [5].
UTP là ung thư tiến triển nhanh, tiên lượng xấu. Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn khác của phế quản phổi. Chỉ có 15% các trường hợp được phát hiện khi tổn thương còn khu trú, còn có thể phẫu thuật triệt để được còn đa số bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển không còn khả năng phẫu thuật, trong một thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ này chiếm 75% [46].
Về phương diện tổ chức học UTP được chia làm 2 nhóm chính: UTP không tế bào nhỏ và UTP tế bào nhỏ. Với hai loại này phương pháp điều trị cũng rất khác nhau.
Thường gặp hơn cả là UTP không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85% [37], có mức độ ác tính thấp hơn loại tế bào nhỏ. Chỉ định điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tích cực nhất với bệnh nhân ở giai đoạn T1-3, N0-2. Trên thế giới hiện nay việc áp dụng đa phương thức đang được xem là phác đồ chuẩn trong điều trị UTP không tế bào nhỏ. Tại Việt Nam đã áp dụng điều trị kết hợp đa phương thức, trong đó có điều trị phẫu thuật phối hợp hóa trị liệu hậu phẫu nhằm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, hạn chế di căn và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lâm sàng của UTP nhưng nghiên cứu cụ thể về UTP không tế bào nhỏ và kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp hóa trị hậu phẫu còn chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế như vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ gặp tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng1/2010 đến tháng 6/2012.
2. Đánh giá kết quả điều trị ban đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phẫu thuật và hóa chất.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Sơ lược cấu trúc giải phẫu phổi – phế quản 13
1.1.1. Đường dẫn khí 13
1.1.2. Thùy và phân thùy phổi 14
1.1.3. Màng phổi 17
1.1.4. Sự cung cấp máu và hệ thống bạch huyết 17
1.2. Tình hình dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh 20
1.2.1. Tình hình UTP trên thế giới và Việt Nam 20
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi 22
1.3. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng 23
1.3.1. Lâm sàng 23
1.3.2. Cận lâm sàng 28
1.4. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 33
1.4.1. Đánh giá TNM (UICC và AJCC 2009) 33
1.4.2. Đánh giá giai đoạn 35
1.5. Điều trị UTP không tế bào nhỏ 38
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Tính cỡ mẫu: 41
2.2.3. Thu thập số liệu 41
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng
2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
2.3.3 Phương pháp điều trị
2.4. Đánh giá kết quả điều trị
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
3.1.2. Đặc điểm về giới
3.1.3. Tình trạng hút thuốc
3.1.4. Lý do vào viện
3.1.5. Thời gian diễn biến bệnh
3.1.6. Triệu chứng cơ năng
3.1.7. Triệu chứng toàn thân
3.1.8. Triệu chứng thực thể
3.1.9. Triệu chứng cận u và dấu hiệu xâm lấn
3.1.10. Xét nghiệm máu ngoại vi
3.1.11. Vị trí u
3.1.12. Hình thể và kích thước u
3.1.13. Kết quả soi phế quản
3.1.14. Chẩn đoán giai đoạn
3.1.15. Chẩn đoán mô bệnh
3.2. Điều trị
3.3. Kết quả điều trị
3.3.1. Hóa trị
3.3.2. Khả năng sinh hoạt độc lập của bệnh nhân đánh giá bằng chỉ số
kamofski 63
3.3.3. Đáp ứng khách quan 64
3.3.4. Thời gian sống 64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 70
4.1.1. Tuổi 70
4.1.2. Phân bố về giới 70
4.1.3. Tình trạng hút thuốc 71
4.1.4. Thời gian phát hiện bệnh 72
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng 73
4.1.6. Đặc điểm của khối u 75
4.1.7. Hình ảnh nội soi phế quản 76
4.1.8. Đặc điểm về mô bệnh học 76
4.1.9. Đánh giá giai đoạn lâm sàng 77
4.2. Phương pháp điều trị 78
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 78
4.2.2. Hóa trị liệu 79
4.3. Kết quả điều trị 80
4.3.1. Khả năng sinh hoạt độc lập của bệnh nhân 80
4.3.2. Đáp ứng khách quan 81
4.3.3. Thời gian sống thêm toàn bộ 81
4.3.4. Thời gian sống theo giai đoạn 82
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích