ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I-III TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I-III TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I-III TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trịnh Lê Huy1, Mai Thị Kim Ngân2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sống thêm của nhóm bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I-III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 140 bệnh nhân nữ được chẩn đoán UTV giai đoạn I-III tại khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,7±10,9. Vị trí u hay gặp nhất là 1/4 trên ngoài chiếm 55,4%. Thể ống xâm nhập là thể mô bệnh học có tỉ lệ cao nhất, chiếm 79,2%. Tỉ lệ các giai đoạn I, II, III lần lượt là 9,3%, 52,1% và 38,6%. Tỉ lệ OS 5 năm và DFS 5 năm lần lượt là 84% và 74%. Tỉ lệ OS 5 năm của nhóm không di căn hạch là 90%, nhóm có di căn hạch là 70%, p=0,048. Tỉ lệ DFS 5 năm của 2 nhóm lần lượt là 80% và 62%, p=0,033. Kết luận: Tỉ lệ sống thêm sau 5 năm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở mức cao khiđược điều trị chuẩn. Di căn hạch nách là yếu tố tiên lượng  xấu liên quan đến sống thêm.

nhất ở nữ giới cả ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Bệnh cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới thuộc các nước kém phát triển và đứng thứ hai ở các nước phát triển sau  ung  thư  phổi.  Tại  Việt  Nam,  UTV  cũng  là bệnh lý thường gặp nhiều nhất ở nữ giới với số ca mới mắc hàng năm là 21,555 ca. [1]Điều trị ung  thư  vú  là  điển  hình  của  sự  kết  hợp  các phương  pháp  điều  trị  hiện  có  trong  ung  thư trong đó phẫu thuật vẫn đóng vai trò chính, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân giai đoạn I-III. Hóa chất ngoài tác dụng bổ trợ còn có vai trò bổ trợ trước, điềutrị triệu chứng, xạ trị làm giảm tỉ lệ tái phát tại  chỗ,  tại  vùng.  Kết  quả  điều  trị  phụ  thuộc nhiều yếu tố và một số yếu tố được coi là có ý nghĩa  tiên  lượng  đã  được  biết  đến:  tuổi,  kích thước  u, tình trạng di  căn hạch, thể mô bệnh học, độ mô học, tính chất xâm nhập vào mạch máu, bạch huyết, tình trạng thụ thể nội tiết, Her-2, Ki-67,…[2].Mặc dù ung thư vú là bệnh có tiên lượng khá tốt, tỉ lệ sống toàn bộ 5 năm cao nhưng tỉ lệ này vẫn khác nhau nhiều giữa các nhóm bệnh nhân khi phân loại theo một số yếu tốdịch tễ và bệnh học. Theo SEER, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm của  tất  cả  các  bệnh  nhân  ung  thư  vú  thời  kì 2007-2013  là  89,7%[3].  Ở  Việt  Nam,  một  số nghiên cứu trước đây về kết quả điều trị UTV cho thấy thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với các bệnh nhân giai đoạn II-III thay đổi trong khoảng 75%-84% tùy từng nghiên cứu [4].TạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở đã tiếp nhận điều trị một số lượng lớn bệnh nhân ung thư vú từ khálâu, tuy nhiênchưa có một nghiên cứu nào được thực hiện nhằm mô tả bức tranh ung thư vú tại đây.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu:1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I-III điều trị tại Khoa Ung bướuvà Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.2. Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sống thêm của nhóm bệnh nhân trên.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment