Đánh giá kết quả điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân hình thái sụn mi nặng bằng tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mi

Đánh giá kết quả điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân hình thái sụn mi nặng bằng tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mi

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân hình thái sụn mi nặng bằng tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mi.Viêm kết – giác mạc mùa xuân (VMX) là một bệnh mắt dị ứng mạn tính. Các triệu chứng điển hình là ngứa, chảy nước mắt, tăng sản nhú hình đagiác trên kết mạc mi và tăng sản gelatin vùng rìa giác mạc [1]. Bệnh gặp chủyếu ở trẻ em từ 5 đến 20 tuổi, trẻ nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là4/1. Bệnh kéo dài quanh năm nhưng thường nặng lên vào mùa xuân hè, đặc biệt khi có nhiều ánh nắng mặt trời. Mặc dù bệnh thường kéo dài nhiều năm và thuyên giảm sau tuổi dậy thì nhưng bệnh cũng có thể tồn tại ở một sốngười trưởng thành với triệu chứng nặng và tiến triển xấu [2]. Viêm mùa xuân hình thái sụn mi (đặc biệt thể nặng) là một trong ba hình thái của VMX, bệnh thường kéo dài với các tổn thương nhú gai lúc đầu nhỏ sau đó sẽ phì đại, tăng sinh thành nhú gai khổng lồ trên kết mạc sụn mi với tiết tố lấp đầy các khe giữa nhú.

Khi có tổn thương nhú gai khổng lồ chứng tỏ bệnh ở giai đoạn nặng và đe dọa gây ra các biến chứng trên giác mạc và đặt ra nhiều thách thức trong điều trị. Điều trị VMX hình thái sụn mi nặng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự phối hợp của người bệnh cũng như việc theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Có nhiều phương pháp điều trị và thường phải phối hợp các phương pháp để đạt được kết quả mong muốn. Phương pháp điều trị nội khoa bao gồm sử dụng các thuốc chống dị ứng, corticoid, giải mẫn cảm, liệu pháp áp tia bê – ta, áp mitomycin – C, áp lạnh đông lên kết mạc, thuốc ức chế miễn dịch [3], [4], [5]. Các phương pháp phẫu thuật đã được sử dụng như: cắt bỏ nhú bằng laser, phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ kết mạc sụn mi trên sau đó vá trượt kết mạc cùng đồ hoặc ghép niêm mạc môi thay thế kết mạc sụn, áp lạnh đông lên kết mạc [6], [7].
Liệu pháp corticoid trước đây vẫn được coi là hiệu quả nhất trong điều trị VMX hình thái nặng, nhất là khi bệnh không đáp ứng với các thuốc khác.  Với những trường hợp VMX hình thái sụn mi nặng thường đáp ứng kém với các phương pháp điều trị trên, một số tác giả trên thế giới như: Saini JS và cộng sự, Muhammad R.Q và cộng sự, Sing S và cộng sự, . . . đã tiêm corticoid (Triamcinolon, dexamethason, hydrocortison) dưới kết mạc sụn mi. Các tác giả nhân thấy có sự khác biệt về hiệu quả khi tiêm corticoid dưới kết mạc sụn mi so với khi dùng đường nhỏ tại mắt là: giảm nhanh các triệu chứng ngứa, tiết tố, đỏ mắt, cộm vướng, đặc biệt làm nhú khổng lồ sụn mi trên nhỏ dần và có thể teo đi. Trong 3 loại thuốc trên khi điều trị VMX hình thái nặng kết quả cho thấy tiêm triamcinolon có thời gian tác dụng dài nhất nên duy trì hiệu quả lâu nhất, tỷ lệ tái phát thấp nhất, giúp giảm số lần tiêm (nếu phải tiêm nhắc lại) [4], [8], [9], [10].
Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mi trong điều trị VMX hình thái sụn mi nặng. Với những ưu điểm và hiệu quả của triamcinolon trong điều trị VMX, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân hình thái sụn mi nặng bằng tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mi” với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của VMXhình thái sụn mi nặng.
2. Đánh giá hiệu quả của tiêm triamcinolon dưới kết mạc sụn mitrong điều trị bệnh VMX hình thái sụn mi nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Medi Kawuma, (2001). “The Clinical Picture of Vemal
keratoconjunctivitis in Ugada”. Community Eye Health. 14 (40): p. 66 – 77.
2. Hoàng Thị Minh Châu (2011), “Bệnh học kết mạc”. Nhãn Khoa. tập
2. Nhà xuất bản y học. 9 – 28
3. Belfair N, Monos T, Levy J, M nitentag H and Lifshitz T (2005): “Removal of giant vernal papillae by CO2 laser”. Can J Ophthamol. 40: p.472-476
4. Singh. S, Pal. V, Dhull. CS. (2002). “Supratarsal injection of
corticosteroids in the treatment of refractory vernal keratoconjunctivitis”. Indian Journal of Ophthalmol.50:p.160-161.
5. Tanaka M, Takano Y, Dogru M, Fukagawa K, . . . (2004). “A comparative evaluation of the efficacy of intraoperative mitomycin C use after the excision of cob-blestone-like papillae in severe atopic vernal keratoconjunctivitis”. Cornea. 23: p. 326-329.
6. Bonini S, Sacchetti M, Mantelli F (2007). “Clinical grading of Vernal keratoconjunctivitis”. Curr Opin Allergy Clin Immunol.7: p.436-441
7. Etsuko Takamura, Eiichi Uchio, Nobuyuki Ebihara, Shigeaki Ohno, Yuichi Ohashi, Shigeki Okamoto, Naoki Kumagai, Yoshiyuki Satake, Jun Shoji,…( 2011). “Japanese Guideline for Allergic Conjunctival Diseases”. Allergology International. 60(2): p. 191- 202.
8. Jermar C.M, Dellacroce J.T, Heffez J, Peyman G.A, (2007). “Triamcinlon Acetonide in Ocular Therapeutics”. Surv Ophthalmol. 52 (5): p.503-522.
9. Muhammad Rashad Qamar, Ejaz Latif, Tariq Mahmoo Arain, Ehsan Ullah, (2010): Supratasal Injection of Triamcinolone for Vernal Keratoconjunctivitis. Pak J Ophthalmol. 28-31.
10. Saini JS, Gupta A, Pandey SK, et al (1999): Efficacy of supratasal dexamethasone versus triamcinolon injection in recalcitrant vernal keratoconjunctivitis. Acta Ophthamol Scand. 77: p.515-518.
11. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thịnh (1996), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác. Nhà xuất bản y học. 9 – 59
12. Hoàng Thị Minh Châu (2005). “Viêm kết mạc dị ứng”. Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu. 73 – 82.
13. Andrea Leonardi, (2010). Allergic disease of the Conjunctiva and Cornea. Cornea and external eye disease, 8: p.97- 116
14. Trần Thị Phương Thu, Nguyễn Thị Diệu Thơ (2010). Đánh giá hiệu quả của thuốc nhỏ mắt cyclosporin A 0,05% trong điều trị viêm kết mạc mùa xuân thể nặng. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14 (1): 6 – 12.
15. Hoàng Thị Minh Châu (1982), “Tiếp cận học tập bệnh Viêm kết giác mạc mùa xuân” Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I ngành mắt – hệ nội trú bệnh viện, Bộ y tế – Trường đại học y khoa Hà nội.
16. Sunil Kumar (2009). “Vernal keratoconjunctivitis: a major review”. Acta Ophthalmol.87:p.133-147
17. Hiroshi Fujishima, Kazumi Fukagawa, Yoshiyuki Satake, Ichiro Saito, Jun Shimazaki, Yoji Takano, Kazuo Tsubota, (2000). “Combined Medical and Surgical Treatment of Severe Vernal Keratoconjunctivitis”. Jpn J Ophthalmol. 44 (5): p. 511 – 515.
18. Hội nhãn khoa Mỹ (1995- 1996), Bệnh học của mi mắt, kết mạc và giác mạc, 8, Tài liệu dịch. Nhà xuất bản y học. 95.
19. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2008), “Thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch”, Y Học Lâm Sàng Bệnh viện Bạch Mai, số 31.
20. Dược thư quốc gia Việt Nam (2002), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 935 – 937

Leave a Comment