Đánh giá kết quả điều trị viêm tai ứ dịch sau nạo V.A ở trẻ em
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị viêm tai ứ dịch sau nạo V.A ở trẻ em .Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng ứ dịch trong hòm nhĩ với màng nhĩ không thủng và không có dấu hiệu viêm cấp tính [1]. Dịch hòm nhĩ được tiết ra do quá trình viêm của niêm mạc tai giữa, có thể là thanh dịch, dịch nhày keo hoặc nhày mủ.
VTUD là bệnh rất thường gặp trong các bệnh lý tai giữa đặc biệt ở trẻ em. Theo Casselbrant, khoảng 50% trẻ bị VTUD trong năm đầu tiên [2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Thị Hoài An ở lứa tuổi mẫu giáo và học đường có khoảng 8,9% trẻ bị bệnh này. Bệnh có xu hướng giảm khi tuổi càng lớn đặc biệt lứa tuổi gặp nhiều nhất là 2 tuổi (12,21%) và lứa tuổi mắc bệnh ít nhất là 14 tuổi (1,67%) [3], [4].
Bệnh biểu hiện quá trình viêm tiềm tàng, diễn biến đa dạng qua các giai đoạn khác nhau và hậu quả có thể dẫn đến nhiều biến chứng, di chứng nặng nề như suy giảm sức nghe, xẹp nhĩ, túi co kéo, thậm chí có thế dẫn tới hình thành cholestetoma. Theo Tos và Poulsen khoảng 34% trẻ em bị VTUD hình thành túi co kéo thượng nhĩ sau 3-8 năm [5]. Hay tỷ lệ hình hành Cholestetoma từ xẹp nhĩ khoảng 30% theo Magnan và Bremond. Vì vậy để tránh biến chứng cho trẻ, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực.
Nguyên nhân và bệnh sinh của VTUD là đa yếu tố bao gồm nhiễm trùng, rối loạn chức năng vòi tai, dị ứng, giảm khả năng miễn dịch và tất cả các yếu tố về xã hội, môi trường như điều kiện vệ sinh, kinh tế, sự ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá… Trong các yếu tố này, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đặc biệt là viêm V.A đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của VTUD [6]. Theo tác giả Tos (1990), viêm V.A là nguyên nhân gặp thường xuyên và quan trọng nhất của VTUD [7].
Viêm V.A quá phát gây giảm chức năng vòi do V.A to gây chèn ép cơ học ảnh hưởng đến hoạt động mở vòi nhĩ ở trẻ em [8], đồng thời sự tắc nghẽn vòi nhĩ gây cản trở dẫn lưu và rối loạn tuần hoàn vi bạch mạch từ hòm nhĩ đến họng mũi cho nên càng gây ứ dịch ở tai giữa [8]. Có nhiều biện pháp điều trị VTUD như đặt ống thông khí, trích nhĩ, trong đó nạo V.A được tác giả Gates và cộng sự (1988) khuyên rằng nên là điều trị ngoại khoa đầu tiên của VTUD [9].
Vì vậy ở những trẻ VTUD kèm theo V.A quá phát có chỉ định phẫu thuật thì nạo V.A là một phương pháp điều trị hiệu quả. Mục đích của việc nạo V.A là loại bỏ ổ viêm nhiễm kế cận hay gặp nhất đồng thời giúp khôi phục lại chức năng vòi nhĩ từ đó cải thiện được sức nghe, hạn chế các di chứng của bệnh. Việc theo dõi, tái khám định kỳ giúp đánh giá kết quả điều trị bệnh VTUD cũng như phát hiện kịp thời các biến chứng là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị viêm tai ứ dịch sau nạo V.A ở trẻ em ” với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng của viêm tai ứ dịch với mức độ rối loạn chức năng vòi thông qua nội soi và nhĩ lượng.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em sau nạo V.A.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả điều trị viêm tai ứ dịch sau nạo V.A ở trẻ em
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. Giải phẫu chức năng tai giữa 5
1.2.1. Hòm nhĩ 5
1.2.2. Các xương con 7
1.2.3. Xương chũm 7
1.2.4. Giải phẫu và chức năng vòi nhĩ 7
1.3. Rối loạn chức năng vòi nhĩ 11
1.3.1. Khái niệm 11
1.3.2. Phân loại 11
1.3.3. Nguyên nhân 12
1.3.4. Hậu quả của RLCNV 12
1.4. Các phương pháp thăm dò chức năng vòi nhĩ 12
1.4.1. Nội soi tai 12
1.4.2. Soi vòm họng. 13
1.4.3. Phương pháp Politzer 13
1.4.4. Phương pháp Valsalva 13
1.4.5. Nghiệm pháp Toynbee 13
1.4.6. Bơm hơi vòi nhĩ 13
1.4.7. Nội soi bằng ống soi mềm 13
1.4.8. Đo trở kháng tai giữa 14
1.4.9. Phương pháp âm thanh 17
1.4.10. Đo thính lực 17
1.5. Viêm tai giữa ứ dịch 19
1.5.1. Bệnh nguyên. 19
1.5.2. Bệnh sinh 19
1.5.3. Lâm sàng 21
1.5.4. Triệu chứng cận lâm sàng 22
1.5.5. Thể lâm sàng 24
1.5.6. Chẩn đoán 24
1.5.7. Điều trị 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 29
2.2.3. Các nội dung và thông số nghiên cứu 30
2.3. Xử lý số liệu 34
2.4. Đạo đức nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của bệnh VTUD ở trẻ có chỉ định nạo V.A 36
3.1.1. Tuổi 36
3.1.2. Giới 36
3.1.3. Tiền sử bệnh 37
3.1.4. Mức độ quá phát V.A 37
3.1.5. Phân bố số tai bệnh 38
3.2. Hình thái lâm sàng của VTUD với mức độ rối loạn chức năng vòi thông qua nội soi và nhĩ lượng 38
3.2.1. Đối chiếu số tai ứ dịch với mức độ RLCNV 39
3.2.2. Triệu chứng cơ năng ở tai với áp lực trung bình hòm nhĩ 39
3.2.3. Đối chiếu triệu chứng cơ năng ở tai với mức độ RLCNV 40
3.2.4. Độ quá phát với áp lực hòm nhĩ trung bình 41
3.2.5. Đối chiếu độ quá phát của V.A với mức độ RLCNV 41
3.2.6. Hình dạng màng nhĩ với áp lực âm trung bình của hòm nhĩ 42
3.2.7. Đối chiếu hình dạng màng nhĩ với mức độ RLCNV 43
3.2.8. Màu sắc màng nhĩ với áp lực trung bình của hòm nhĩ 44
3.2.9. Đối chiếu màu sắc màng nhĩ với mức độ RLCNV 45
3.3. Đánh giá kết quả điều trị VTUD ở trẻ em sau nạo V.A 46
3.3.1. Số BN tai có dịch 46
3.3.2. Phân bố số tai bênh 47
3.3.3. Triệu chứng cơ năng về tai 47
3.3.4. Số lần VTGC 48
3.3.5. Hình dạng màng nhĩ 49
3.3.6. Màu sắc màng nhĩ 50
3.3.7. Type nhĩ đồ 51
3.3.8. Hình dạng nhĩ đồ 52
3.3.9. Ngưỡng nghe trung bình đường khí 53
3.3.10. Mức độ RLCNV trước và sau phẫu thuật 55
3.3.11. Diễn biến tai còn lại của BN VTUD 1 bên trước phẫu thuật 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng của VTUD với mức độ rối loạn chức năng vòi thông qua nội soi và nhĩ lượng 56
4.1.1. Đặc điểm chung 56
4.1.2. Hình thái lâm sàng của VTUD liên quan đến mức độ RLCNV thông qua nội soi và nhĩ lượng. 59
4.2 Đánh giá kết quả điều trị bệnh VTUD sau nạo V.A ở trẻ em 65
4.2.1. Kết quả thay đổi về triệu chứng cơ năng 65
4.2.2. Kết quả thay đổi số lần VTGC 66
4.2.3. Kết quả thay đổi về hình dạng màng nhĩ 67
4.2.4. Kết quả thay đổi màu sắc màng nhĩ 67
4.2.5. Kết quả thay đổi type nhĩ đồ 68
4.2.6. Kết quả thay đổi hình dạng nhĩ đồ 69
4.2.7. Kết quả phục hồi sức nghe 70
4.2.8. Kết quả phục hồi chức năng vòi nhĩ 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi 36
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh theo giới 36
Bảng 3.3: Tiền sử bệnh 37
Bảng 3.4: Mức độ quá phát V.A 37
Bảng 3.5: Phân bố tai bệnh 38
Bảng 3.6: Đối chiếu số tai ứ dịch với mức độ RLCNV 39
Bảng 3.7: Triệu chứng cơ năng ở tai với áp lực trung bình hòm nhĩ 39
Bảng 3.8: Đối chiếu triệu chứng cơ năng ở tai với mức độ RLCNV 40
Bảng 3.9: Độ quá phát với áp lực hòm nhĩ trung bình 41
Bảng 3.10: Đối chiếu độ quá phát V.A với mức độ RLCNV 41
Bảng 3.11: Hình dạng màng nhĩ với áp lực âm trung bình của hòm nhĩ 42
Bảng 3.12: Đối chiếu hình dạng màng nhĩ với mức độ RLCNV 43
Bảng 3.13: Màu sắc màng nhĩ với áp lực trung bình của hòm nhĩ 44
Bảng 3.14: Đối chiếu màu sắc màng nhĩ với mức độ RLCNV 45
Bảng 3.15: Số BN tai có dịch trước và sau phẫu thuật 46
Bảng 3.16: Phân bố số tai bệnh sau phẫu thuật 47
Bảng 3.17: Triệu chứng cơ năng trước và sau phẫu thuật 47
Bảng 3.18: Số lần VTGC trước và sau phẫu thuật 48
Bảng 3.19: Hình dạng màng nhĩ trước và sau phẫu thuật 49
Bảng 3.20: Màu sắc màng nhĩ trước và sau phẫu thuật 50
Bảng 3.21: Type nhĩ đồ trước và sau phẫu thuật 51
Bảng 3.22: Hình dạng nhĩ đồ trước và sau phẫu thuật 52
Bảng 3.23: PTA trước và sau phẫu thuật 53
Bảng 3.24: Mức độ RLCNV trước và sau phẫu thuật 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh màng nhĩ nhìn từ ngoài vào 6
Hình 1.2: Hình thể vòi nhĩ 7
Hình 1.3: Cấu trúc vòi nhĩ 8
Hình 1.4: Sự khác nhau giữa góc của vòi nhĩ trẻ em và người lớn 9
Hình 1.5: Ba chức năng của vòi nhĩ 10
Hình 1.6: Nhĩ đồ bình thường 15
Hình 1.7: Phân loại nhĩ đồ theo Jerger 16
Hình 1.8: Hình ảnh biến động nhĩ đồ theo trục tung 17
Hình 1.9: Hình ảnh biến động nhĩ đồ theo trục hoành 17
Hình 1.10: Nhĩ đồ hình đồi 23
Hình 1.11: Nhĩ đồ đỉnh nhọn, lệch âm 23
Hình 1.12: Nhĩ đồ phẳng 23
Hình 1.13: Hình ảnh viêm tai thanh dịch 24
Hình 1.14: Hình ảnh viêm tai keo 24
Hình 1.15: Họng mũi và V.A 25
Hình 2.1: Bộ nội soi Tai Mũi Họng2,7mm 29
Hình 2.2: Máy đo nhĩ lượng Otometrics Madsen, Đan Mạch 30
Hình 2.3: Máy đo thính lực- Otometrics Madsen Itera II của Đan Mạch. 30
Hình 3.1: Màng nhĩ phồng, trong có bóng khí, SBA 9263 43
Hình 3.2: Màng nhĩ lõm, màu vàng mật ong, SBA 9121 43
Hình 3.3: Màng nhĩ dày, đục, mất nón sáng, SBA 9987 45
Hình 3.4: Màng nhĩ lõm, màu vàng mật ong, SBA 4776 45
Hình 3.5: Màng nhĩ thay đổi hình dạng, SBA 5111 50
Hình 3.6: Màng nhĩ thay đổi hình dạng, SBA 1717 51
Hình 3.7: Nhĩ đồ thay đổi, SBA 4776 53
Hình 3.8: Thay đổi thính lực đồ, SBA 7719 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rudolf P, Gerhard G, Henrich I (2006), Otitis media with effusion, Basisc Otorhinolaryngology, 240-242.
2. Casselbrant M.L, Mandel E.M, Bluestone C.D (2010), Acute Otitis Media and Otitis Media with effusion, Cummings Otolaryngology, 3, 2761-2777.
3. Nguyễn Thị Hoài An, Trần Công Hòa (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố tuổi và mùa tới viêm tai giữa ở trẻ em, Tạp chí Y học Việt Nam, 2,358.
4. Nguyễn Thị Hoài An (2003), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em phường Trung Tự – Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Tos M, Poulsen G (1980), Attic retractions following secretory otitis, Acta Otolaryngol, 89, 479-486.
6. Nguyễn Thị Hoài An, Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn hô hấp trên tới viêm tai giữa ứ dịch, Tạp chí y học thực hành, 3, 445.
7. Tos M (1990), Etiology and prevalence of secretory otitis media, Ann Otol Rhinol Laryngo, 146, 5-27.
8. Blusetone CD, Paradise JL (1999), Adenoidectomy and Adenotonsillectomy for recurrent Acute Otitis Media, JAMA, 282, 945-953.
9. Gates G.A, Avery CA, Prihoda TJ (1988), Effect of adenoidectomy upon children with chronic otitis media with effusion, The laryngoscope, 98, 58-63.
10. Muenker G (1980), Results after treatment of otitis media with effusion, Ann Otol Rhinol Laryngo Suppl, 89.
11. Maw AR (1983), Chronic otitis media with effusion and adeno-tonsillectomy a prospective randomzed controlled study, Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 6, 239-46.
12. Alhady AR, Sharnoubi EM (1984), Tympanometric findings in patients with adenoid hyperplasia, chronic sinusitis and tonsillitis, J Laryngol Otol, 98, 671- 676.
13. Maw AR (1985), Age and adenoid size in relation to adenoidectomy in otitis media with effusion, Am J Otolaryngol, 6, 245-248.
14. Gates GA, Avery CA, Prihoda TJ (1987), Effectiveness of adenoidectomy and tympanostomy tubes in the treatment of chronic otitis media with effusion, N Engl J Med, 317, 1444-1451.
15. Zaman K, Borah K (1989), Adenoids and middle ear pressure, Indian Journal of Otolaryngology and Head, Neck Surgery, 41, 148-149.
16. Furmann A, Goinska A., Hojan E (2002), Effect of middle ear impedance on hearing threshold level in children with adenoid hypertrophyl, Otolaryngol Pol, 56, 77 – 81.
17. Modrzynski M, Zawisza E (2003), The results of tympanometry in children with adenoid hypertrophyl and coexisting allergy, Przegl Lek, 60, 630 -632.
18. Wang Wuqing, Zhang Yibo (2010), The functions of the middle ear of Children with Adenoid hypertrophyl, Journal of Audiology and Speech Pathology, 2010-02.
19. Satish H.S, Sarojamma, Anjan kumar A.N (2013), A study on role of adenoidectomy in otitis media with effusion, Journal of Dental and Medical Science, 4, 20-24.
20. Tian X, Liu Y, and Wang M (2014), A systematic review of adenoidectomy in the treatment of otitis media with effusion in children, Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 29, 723-725.
21. Alam MM, Ali MI, and Habib MA (2015), Otitis media with effusion in children admitter for adenoidectomy, Mymensingh Med J, 24, 284-289.
22. Đỗ Thành Chung (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm tai ứ dịch tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Nguyễn Tấn Phong (2000), Một giả thuyết về cholestetome, Tạp chí thông tin y dược, 10, 30-33.
24. Nguyễn Lệ Thủy (2001), Nghiên cứu chỉ định và kết quả đặt ống thông khí trong tắc vòi nhĩ tại viện Tai Mũi Họng, Trường Đai học Y Hà Nội.
25. Lương Hồng Châu (2003), Nghiên cứu chức năng thông khí của vòi nhĩ bằng máy đo trở kháng trên bệnh nhân viêm tai giữa, Trường Đại học Y Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), Nghiên cứu những hình thái biến động của nhĩ đồ trong viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, Đại học Y Hà Nội.
27. Hà Lan Phương (2011), Nghiên cứu hình thái nhĩ lượng trên bệnh nhân viêm V.A có chỉ định phẫu thuật, Đại học y Hà Nội.
28. Lê Minh Đức (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng của viêm V.A mạn tính đến chức năng của tai giữa, Trường Đại học Hà Nội.
29. Frank H. Netter (2008), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hình 93, Phần 1 Đầu và cổ.
30. Richard L. Drake, Wayne, and Vogl (2007), Gray’s Anatomy for student, Elsevier Inc, 855-865.
31. Kathleen CM Campbell (2009), Impedance Audiometry.
32. Linda Brodsky and Christopher Poje (2006), Tonsillitis, Tonsillectomy, and Adenoidectomy, In Pediatric Otolaryngology, Head & Neck Surgery – Otolaryngology, 1, 1185 -1195.
33. Schilder (2015), Eustachian tube dysfunction: consensus statement on definition, types, clinical presen tation and diagnosis, Clini. Otolaryngol, 40, 407-411.
34. Francesco Martines et al (2010), The point prevalence of otitis media with effusion among primary school children in Western Sicily, Eur Arch Otorhinolaryngol, 267, 709-714.
35. Margaretha L, Casselbrant and Ellen M. Mandel (2009), Diagnosis and Management of Otitis Media, Pediatric Otolaryngology for the Clinician, 2, 55-60.
36. Lương Hồng Châu (2009), Đặc điểm hình thái nhĩ đồ trong viêm tai thanh dịch, Tạp chí y học thực hành, 10, 34-37.
37. Nguyễn Đình Bảng, Huỳnh Khắc Cường (1992), Đo trở kháng và nhĩ lượng. Những vấn đề về điếc và nghễnh ngãng, 47-50.
38. Hà Lan Phương (2011), Nghiên cứu hình thái nhĩ lượng trên bệnh nhân viêm V.A có chỉ định phẫu thuật, Trường Đai học Y Hà Nội.
39. Nguyễn Tấn Phong (2009), Thăm dò chức năng tai giữa. Phẫu thuật nội soi chức năng tai, Nhà xuất bản y học.
40. Ngô Ngọc Liễn (2001), Thính học ứng dụng. Nhà xuất bản y học.
41. Mai Ý Thơ (2012), Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả đặt ống thông khí qua màng nhĩ trong viêm tai tiết dịch ở trẻ em, Trường Đai học Y Hà Nội.
42. Charles D, Bluestone, and Richard M (2002), Tonsillectomy, adenoidectomy, and UPP, Surgical atlas of pediatric otolaryngology, BC Decker inc.
43. Nguyễn Đình Bảng (2005), Viêm V.A và Amidan, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 32-73.
44. Nguyễn Hữu Khôi (2006), Viêm họng Amidan và V.A, Nhà xuất bản y học.
45. Monsell M.E, B.T.A., Gate G.A (1996), Committee on Hearing and Equilibrum guidlines for the evaluation of results of treatment of conductive hearing loss, Otolaryngol Head Neck Surg, 113, 186-187.
46. Williamson I (2007), Otitis Media with effusion in children, Clinical Evidence, 8, 479-486.
47. Zeihuis G.A, Rach G.H et al (1989), Environmental risk factors for otitis media with effusion in preschool children, Scand J Prim Health Care, 33-38.
48. Keyhani S, Rothschild M, Bernstein J.M (2008), Clinical characteristics of New York City children who received tympanostomytubes in 2002, Pediatrics, 121, 24-33.
49. Caylakli F (1997), Guidelines for audiologic screening, American Speech – Language – Hearing Association .
50. Bylander (1980), A comparision of eustachian tube function in children and adults with normal ear, Ann Otol Rhinol Laryngo, 89, 20-24.
51. Corbeel L (2007), What is new in otitis media, eur J Pediatric, 166, 511-519.
52. Ceren Gunel M.D, Sema Basak H (2014), Department of Otolaryngology, 334-338.
53. Sarafoleanu C, Sarafoleanu D (2010), Therapeutics, Phamacology and Clinical Toxicology, 14, 36-40.
54. Tozos SZ, Kalaycik C (2010), Does adenoid hypertrophyl really have efect on tympanometry, Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 74, 365-368.
55. Young NM, Cheng ATL (1997), Middle ear effusion in children, In Pediatric Otolaryngology, 64, 755-761.
56. Teele D.W et al (1983), Middle ear disease and the practice of pediatrics: burden during the first 5 years of life, JAMA, 249, 1026.