Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi-thai đến tuần thứ 28 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Luận văn bác sĩ chuyên khoa II Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi-thai đến tuần thứ 28 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.Đa thai là sự phát triển đồng thời nhiều thai trong buồng tử cung. Đây là sự bất thường về số lượng thai mà không phải là bệnh lý. Có thể gặp hai thai, ba thai, bốn thai…[1].
Tỉ lệ đa thai tự nhiên chiếm khoảng 1 – 2% tổng số đẻ. Nghiên cứu của Trần Thị Phúc tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1978 – 1979 cho thấy tỉ lệ đẻ song thai là 1,9% [2]. Nguyễn Thị Kiều Oanh nghiên cứu tại BVPSTƯ trong 2 năm (2004 – 2006) thì tỉ lệ đẻ song thai là 1,88% [3]. Trong khi đó, tỉ lệ đa thai có sử dụng các biện pháp HTSS cao hơn so với tỉ lệ đa thai tự nhiên. Nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan (2002) tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ tháng 08/1997 đến tháng 02/2001 cho thấy tỉ lệ đa thai của TTTON là 22,4%, trong đó tỉ lệ ba thai trở lên là 8,4% [4]. Nguyễn Xuân Huy (2003) nghiên cứu tại BVPSTW thì tỉ lệ đa thai đối với phương pháp TTTON là 31,5% với chủ yếu là song thai (chiếm tới 28,6%) [5].
Đa thai phần lớn là kết quả không mong muốn của người làm kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nhiều biện pháp đã được thực hiện để làm giàm tỷ lệ đa thai như chọn phác đồ kích thích buồng trứng, giảm liều lượng thuốc kích thích buồng trứng, giảm số lượng phôi chuyển vào tử cung, …Tuy nhiên đa thai vẫn không tránh khỏi trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Đa thai là tình trạng thai nghén nguy cơ cao vì làm tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như tiền sản giật, đái đường thai kỳ, hội chứng truyền máu thai nhi, tăng tỷ lệ sẩy thai, đẻ non, thai suy dinh dưỡng [6], [1], [7], [8], [9], [10]. Bên cạnh đó, đa thai còn là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho gia đình và xã hội khi những cặp bố mẹ có thể phải đồng thời chăm sóc nhiều trẻ sơ sinh không khỏe mạnh [11], [12].
Vì vậy, giảm thiểu thai được xem là phương pháp hiệu quả để giảm các nguy cơ cho mẹ và con trong quá trình mang thai. Kỹ thuật giảm thiểu phôi được báo cáo đầu tiên vào năm 1986 do Dumuz và Dury thực hiện. Tại Việt Nam, Nguyễn Viết Tiến đã thực hiện kỹ thuật giảm thiểu phôi thành công tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ năm 2001. Từ đó đến nay, kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, hạn chế được các biến chứng do đa thai cho mẹ và con, đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đa thai và kỹ thuật giảm thiểu phôi. Nhưng tại Việt Nam, kỹ thuật này mới được áp dụng trong khoảng 15 năm trở lại đây nên các nghiên cứu về kỹ thuật này chưa nhiều, số liệu chưa được bổ sung và cập nhật. Bên cạnh đó việc theo dõi kết quả thai kỳ ở những tuần đầu tiên sau giảm thiểu là rất cần thiết và chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam theo dõi sau giảm thiểu phôi thai đến 28 tuần. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi-thai đến tuần thứ 28 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm những thai phụ được tiến hành giảm thiểu phôi thai tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 01/06//2017 đến 31/05/2018.
2. Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi thai đến thời điểm 28 tuần của những thai phụ trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Vô sinh 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh 3
1.1.3. Một số biện pháp điều trị vô sinh 4
1.2. Sự thụ tinh, phát triển và làm tổ của phôi 8
1.2.1. Quá trình thụ tinh 8
1.2.2. Sự phân chia của phôi sau thụ tinh 10
1.2.3. Sự làm tổ của phôi 11
1.3. Đa thai 13
1.3.1. Định nghĩa 13
1.3.2. Phân loại 13
1.3.3. Tỉ lệ đa thai trong nước và trên thế giới 15
1.3.4. Chẩn đoán đa thai dưới 12 tuần 16
1.3.5. Biến chứng của đa thai 18
1.4. Đa thai sau điều trị TTTON 18
1.4.1. Thụ tinh trong ống nghiệm 18
1.4.2. Chuyển phôi trong TTTON 21
1.5. Giảm thiểu phôi – thai 23
1.5.1. Khái niệm 23
1.5.2. Thời điểm tiến hành 23
1.5.3. Kỹ thuật 24
1.5.4. Nghiên cứu về giảm thiểu phôi – thai trong nước và trên thế giới 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.3. Quy trình thực hiện 29
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.5. Biến số nghiên cứu và các tiêu chuẩn 30
2.6. Xử lý số liệu 31
2.7. Đạo đức nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32
3.1.1. Phân bố theo tuổi của thai phụ 32
3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 33
3.1.3. Tiền sử sản khoa 33
3.1.4. Đặc điểm mang thai lần này 34
3.1.5. Đặc điểm về loại vô sinh 35
3.1.6. Đặc điểm về thời gian vô sinh 36
3.1.7. Nguyên nhân vô sinh 37
3.1.8. Đặc điểm chuyển phôi bệnh nhân IVF 38
3.1.9. Liên quan giữa số trước giảm thiểu và loại phôi ở bệnh nhân IVF 39
3.1.10. Tuổi phôi thai khi giảm thiểu 39
3.1.11. Đặc điểm về cách giảm thiểu 40
3.1.12. So sánh giữa số phôi thai trước và sau giảm thiểu 41
3.1.13. So sánh giữa số phôi thai trước và sau giảm thiểu ở bệnh nhân IVF 42
3.2. Kết quả giảm thiểu phôi thai đến 28 tuần 43
3.2.1. Triệu chứng xuất hiện sau giảm thiểu phôi thai 2 ngày đầu 43
3.2.2. Triệu chứng xuất hiện sau giảm thiểu phôi thai 3 ngày 44
3.2.3. Kết quả thai kỳ đến 12 tuần 45
3.2.4. Đặc điểm khâu vòng cổ tử cung 46
3.2.5. Liên quan giữa độ dài cổ tử cung và khâu vòng CTC 46
3.2.6. Kết quả thai kỳ đến 22 tuần 47
2.2.7. So sánh kết quả thai kỳ với số lượng thai tuần 22 48
3.2.8. Kết quả thai kỳ đến 28 tuần 49
3.2.9. So sánh giữa số phôi thai giảm thiểu và kết quả thai kỳ đến 28 tuần 50
3.2.10. So sánh giữa kết quả thai kỳ 12 tuần và kết quả thai kỳ 28 tuần 51
3.2.11. So sanh kết quả thai kỳ tuần 28 với đặc điểm mang thai 52
3.2.12. Kết quả thai kỳ những trường hợp IVF được giảm thiểu 53
3.2.13. So sánh giữa loại phôi chuyển và kết quả thai kỳ tuần 28 ở những trường hợp IVF 54
3.2.14. So sánh giữa số lượng thai và kết quả thai kỳ đến 28 tuần trường hợp IVF được giảm thiểu 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm của nhóm thai phụ tham gia giảm thiểu phôi thai 56
4.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và nghề nghiệp thai phụ 56
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử sản khoa 57
4.1.3. Đặc điểm về loại vô sinh và thời gian vô sinh 58
4.1.4. Về nguyên nhân vô sinh 60
4.1.5. Về đặc điểm mang thai 61
4.1.6. Tuổi phôi thai tiến hành giảm thiểu và kỹ thuật giảm thiểu 63
4.1.7. Về số lượng phôi thai trước và sau giảm thiểu 66
4.2. Kết quả của giảm thiểu phôi thai 68
4.2.1. Triệu chứng xuất hiện sau giảm thiểu phôi/thai 68
4.2.2. Kết quả thai kỳ đến 12 tuần và khâu vòng cổ tử cung 70
4.2.3. Kết quả thai kỳ đến 22 tuần 72
4.2.4. Kết quả thai kỳ đến 28 tuần 73
4.2.5. Kết quả thai kỳ ở những trường hợp IVF 75
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các đặc điểm giải phẫu của song thai một noãn 13
Bảng 3.1. Bảng về tiền sử sản khoa 33
Bảng 3.2: Liên quan giữu nhóm tuổi và loại vô sinh 35
Bảng 3.3. Liên quan giữa số phôi chuyển và loại phôi chuyển ở bệnh nhân IVF 38
Bảng 3.4. Bảng liên quan giữa số trước giảm thiểu và loại phôi chuyển ở bệnh nhân IVF 39
Bảng 3.5: Bảng tuổi phôi thai khi giảm thiểu 39
Bảng 3.6. Bảng so sánh giữu phôi thai trước và sau giảm thiểu 41
Bảng 3.7. Bảng so sánh giữa số phôi thai trước giảm thiểu và số phôi thai sau giảm thiểu ở bệnh nhân IVF 42
Bảng 3.8. Triệu chứng xuất hiện sau giảm thiểu trong 2 ngày đầu 43
Bảng 3.9. Triệu chứng sau giảm thiểu phôi thai 3 ngày 44
Bảng 3.10. Bảng so sánh số phôi thai sau giảm thiểu và số thai theo dõi đến 12 tuần 45
Bảng 3.11. Liên quan giữa độ dài cổ tử cung và khâu vòng cổ tử cung 46
Bảng 3.12. Bảng so sánh giữa kết quả thai kỳ với số lượng thai tuần 22 48
Bảng 3.13. Bảng so sánh giữa số phôi thai giảm thiểu và kết quả thai kỳ đến 28 tuần 50
Bảng 3.14. Bảng liên quan giữu số thai tuần 22 với kết quả thai kỳ tuần 28 51
Bảng 3.15. Bảng so sánh kết quả thai kỳ tuần 28 với đặc điểm mang thai 52
Bảng 3.16. Bảng so sánh giữa loại phôi chuyển và kết cục thai kỳ tuần 28 ở những trường hợp IVF 54
Bảng 3.17: Bảng so sánh giữa số lượng thai tuần 22 và kết cục thai kỳ tuần 28 đối với bệnh nhân IVF 55
Bảng 4.1. Độ tuổi thai phụ thực hiện giảm thiểu theo các nghiên cứu 57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo tuổi thai phụ 32
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp thai phụ cần nghiên cứu 33
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm mang thai lần này 34
Biểu đồ 3.4. Phân vô sinh 35
Biểu đồ 3.5. Thời gian vô sinh 36
Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân vô sinh 37
Biểu đồ 3.7: Phương pháp giảm thiểu phôi thai 40
Biểu đồ 3.8: Khâu vòng cổ tử cung 46
Biểu đồ 3.9: Kết quả thai kỳ đến 22 tuần 47
Biểu đồ 3.10: Kết quả thai kỳ đến 28 tuần 49
Biểu đồ 3.11: Kết quả thai kỳ bệnh nhân IVF 53
Biểu đồ 4.1. So sánh kết quả thai kỳ đến 28 tuần ở trường hợp IVF và giảm thiểu chung 75
Luận văn bác sĩ chuyên khoa II Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi-thai đến tuần thứ 28 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Tiến (2011), “Đa thai”, Bài giảng sản phụ khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 87 – 96.
2. Trần Thị Phúc (1979), Tổng kết 144 trường hợp đẻ song thai tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1978-1979, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), Tình hình song thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 7/2004 đến tháng 6/2006, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Vương Thị Ngọc Lan (2002), “Kỹ thuật giảm thai trong các thai kỳ đa thai sau điều trị vô sinh”, Nội San Sản Phụ Khoa, tr. 119-126.
5. Nguyễn Xuân Huy (2004), Nghiên cứu kết quả của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2003, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2, , Trường đại học Y Hà Nội.
6. Bùi Thị Minh Thu (2007), Tình hình đa thai của thụ tinh trong ống nghiệm tại BVPSTƯ từ tháng 7/2001 đến tháng 6/2006, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà nội.
7. The ESHRE Capri Workshop Group (2000), “Multiple gestation pregnancy”, Hum. Reprod, 15(8), 1856 – 1864.
8. Amerian College of Obstetricians and Gynecologists and ACOG Bulletin No.56 (2004), “Multiple gestation, complicated twin, triplet, and high order Multifetal pregnancy.”, Obstet Gynecol, 104, 869-83.
9. American College of Obstetricians and Cynecologists and ACOG committee Opinion No. 324 (2005), “Perinatal risks associated with assisted reproductive technology”, Obstet Gynecol 106, 1143-6.
10. Luke B, Brown M.B (2007), “Contemporary risks of maternal morbidity and adverse outcomes with increasing maternal age and plurality”, Fertil Steril, 88, 283-293.
11. Collin J (2007), “Cost efficiency of reducing multiple births”, Reprod Biomed Online 15, 35-9.
12. Bryan E ( 2003), “The impact of multiple preterm births on the family”, BJOG 2003, 110, 24-8.
13. Nguyễn Khắc Liêu (2003), “Đại cương về vô sinh”, chẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện BVBNVTSS, NXB y học 2003, tr. tr. 1-7.
14. Phan Trường Duyệt (2001), “Thụ tinh trong ống nghiệm”, tài liệu dịch nhà xuất bản y học 2003, tr. 28-41.
15. Aribary A (1995), “Primary health care for male fertility”, Workshop in Andrology, 50 – 54.
16. Nguyễn Khắc Liêu (1998), “Tìm hiểu nguyên nhân vô sinh điều trị tại BVBMVTSS”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị vô sinh ở Huế.
17. Phạm Như Thảo (2004), Tìm hiểu một số đặc điểm, yếu tố liên quan và những biện pháp điều trị vô sinh tại BVPSTƯ năm 2003, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà nội.
18. Trần Đức Phấn, Hoàng Thu Lan (2001), “Đặc điểm tinh dịch của những người đàn ông trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản”, Báo cáo Hội nghị khoa học, trường Đại học Y Hà nội.
19. Robert L, Collins (2001), “Ovarian induction and controlled ovarian hyperstimulation with intrauterine insemination”, Office-based infertility practice, Springer, 100-115.
20. Nguyễn Viết Tiến (2011), “Điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung”, trong Nhà xuất bản y học, chủ biên, Hà Nội, tr. 142-173.
21. Nguyễn Thanh Hảo (2017), nghiên cứu kết quả iui ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang điều trị theo 3 phác đồ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội.
22. Hồ Mạnh Tường (2002), “Các phác đồ kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản”, Thời sự y dược học, VII(5), tr. 277 – 280.
23. A. Nyboe Andersen, V. Goossens, L. Gianaroli et al. (2007), Assisted reproductive technology in Europe, 2003, Results generated from European registers by ESHRE
24. Trịnh Bình (2003), “Sự thụ tinh, Phôi thai học”, Những sự kiện chủ yếu và liên hệ lâm sàng tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 17-29.
25. Vương Tiến Hòa (2005), “Sự thụ tinh và phát triển của trứng”, Sản khoa và sơ sinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 7-29.
26. Bộ Y tế (2005)), “Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 192-193.
27. Martin JA, Hamilton BE, Ventura et al. (2012), Births, final data for 2010, Natl Vital Stat Rep.
28. Phạm Thị Hoa Hồng (2013), “Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng”, Bài giảng sản phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, tr. 10 – 22.
29. Đỗ Kính (2008), “Phôi thai học đại cương”, Phôi thai học : Thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 87-90, 214-217.
30. Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường (2003), “Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung”, Chuyên đề Bệnh Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 16-24.
31. Phạm Trí Hiếu (2016), Nghiên cứu kết quả giảm thiểu phôi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
32. Garth E Fletcher, Ted Rosenkrantz (Jan 13, 2015), Multiple Births, truy cập ngày 11-05-2016, tại trang web
http://emedicine.medscape.com/article/977234-overview#a6.
33. Martin JA, Hamilton BE, Sutton PD et al. (2005), Births: Final data for 2003, Hyattsville, Maryland.
34. Human Fertilisation and Embryology Authority (2015), Multiple pregnancy rates, Improving outcomes for fertility patients: multiple births, 15-17.
35. Lu X, Zhang J, Liu Y et al. (2013), “Epidemiology of twin births in southeast China”, Twin Res Hum Genet, 16(2), 608 – 613.
36. Trần Danh Cường (2005), “Siêu âm song thai bằng phương pháp 2D”, Thực hành siêu âm ba chiều trong sản khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 19 – 20.
37. Nguyễn Thị Hạnh (2004), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của đẻ non trong song thai và cách xử trí song thai khi chuyển dạ tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương từ 1/2003 – 6/2004,, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hà Nội.
38. Nguyễn Quốc Tuấn (2004), “Nhận xét về thái độ xử trí đối với các trường hợp đẻ đa thai tại BVPSTƯ trong 2 năm 2001 – 2002”, Hội nghị đại biểu hội phụ sản Việt Nam khóa XV kỳ họp thứ 2, tr. 40 – 46.
39. Bộ Y tế (2012), “Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm”, Quy trình kỹ thuật tr. 4 – 5.
40. P.Boulot, J.Vignal, C.Vergnes et al. (2000), “Multifetal reduction of triplets to twins: a prospective comparison of pregnancy outcome”, Human Reproduction, 15(7), 1619 – 1623.
41. T.Tritsch, Bashiri A, Monteagudo A et al. (2004), “Two hundred ninety consecutive cases of multifetal pregnancy reduction: comparison of the transabdominal versus the transvaginal approach.”, American Journal Obstetric and Gyneacology, 191(6), 2085-9.
42. Mohammed, Ibrahim Farid, Badreldeen Ahmedc et al. (2015), “Obstetric and neonatal outcome of multifetal pregnancy reduction”, Middle East Fertility Society, 20(3), 176 – 181.
43. J. R. Lee, S.-Y. Ku, B. C. Jee et al. (2008), “Pregnancy Outcomes of Different Methods for Multifetal Pregnancy Reduction: A Comparative Study”, Journal of Korean Medical Science, 23(1), 111 -116.
44. Nguyễn Viết Tiến (2007), Đánh giá kỹ thuật giảm thiểu phôi thai chọn lọc tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2006, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
45. Đào Lan Hương (2009), Đánh giá kết quả giảm thiểu phôi chọn lọc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/01/2004 đến 31/12/2008, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Dumez Y, Oury JF (1986), “Method for first trimester selective abortion in multiple pregnancy”, Contrib Gynecol Obstet, 15, tr. 50 – 53.
47. Evans MI, Fletcher JC, Zador IE và các cộng sự. (1988), “Selective first trimester termination in octuplet and quadruplet pregnancies: clinical and ethical issues”, Obstet Gynecol, 71, 289-296.
48. Evans MI, Britt D (2009), Multifetal Pregnancy Reduction, Global library of Women’s Medicine, truy cập ngày 11-05-2016, tại trang web http://www.glowm.com/section_view/heading/Multifetal%20Pregnancy%20Reduction/item/214#r13.
49. Evans MI1, Dommergues M, Timor-Tritsch I et al. (1994 ), “Transabdominal versus transcervical and transvaginal multifetal pregnancy reduction: international collaborative experience of more than one thousand cases”, Am J Obstet Gynecol, 170(3), 902-9.
50. Timor-Tritsch IE1, Bashiri A, Monteagudo A et al. (2004), “Two hundred ninety consecutive cases of multifetal pregnancy reduction: comparison of the transabdominal versus the transvaginal approach”, Am J Obstet Gynecol, 191(6), 2085-9.
51. Wimalasundera, R.C Trew, G. Fisk (2003), “Reducing the incidence of twins and triplets”, Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology, 309 – 329.
52. Yaron Y, Bryant-Greenwood PK, Dave N et al.(1999), “Multifetal pregnancy reductions of triplets to twins: comparison with nonreduced triplets and twins”, Am J Obstet Gynecol, 180(5), 1268 – 1271.
53. Antsaklis AJ, Drakakis P, Vlazakis GP et al. (1999), “Reduction of multifetal pregnancies to twins does not increase obstetric or perinatal risks”, Hum Reprod, 14(5),1338 – 1340.
54. Jodie Dodd, Caroline Crowther (2004), “Multifetal pregnancy reduction of triplet and higher-order multiple pregnancies to twins”, Fertility and Sterility, 81(5),1420 – 1422.
55. Vương Quốc Đức (2016), Nhận xét kết quả giảm thiểu phôi-thai đến tuần thứ 12 tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
56. Trần Thị Thu Hằng (2015), Tìm hiểu một số nguyên nhân vô sinh của các cặp vợ chồng hiếm muộn tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thăng Long Hà Nội.
57. Evans M.I, Andriole S., Britt D.W. (2014), “Fetal reduction, 25 years’ experience”, Fetal Diagn Ther 2014, 35(2), 69-82.
58. Bộ Y Tế (2012), “Số 12/2012/TT-BYT ngày 5/7/2012,” Thông tư Ban hành Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm.
59. Rosner M, Pergament E, Andriole Set et al. (2013), “Detection of genetic abnormalities using CVS and FISH prior to fetal reduction in sonographically normal appearing fetuses.”, Prenat Diagn 2013, 33, 940-944. .
60. Lynch L, Berkowitz R, chiktara U (1990), “First trimester transabdominal multifetal pregnancy reduction, a report of 85 cases”, Obstet Gynecol 1990, 75, 735-8.
61. Berkowtz R, Lunch L, Chiktara U (1988), “Selective reduction of multifetal pregnancies in the first trimester”, N Engl J Med 1988, 57, tr. 1012 – 1045.
62. Pankaj Talwar, VSM, Brig RK Sharma (2010), “Embryo reduction, out experience”, MJAFI 2011, 67, 241 – 244.
63. Nguyễn Việt Quang (2015), Đánh giá khâu vòng cổ tử cung trên bệnh nhân song thai sau IVF, Hội nghị vô sinh toàn quốc 101.
64. Royal College of Obstetricians and Gynecologists (2011), “Development of RCOG green-top Guidelines, Clinical Governance Advice No1”, RCOG 2011.
65. Joanne Stone, Lauren Ferrara, Jacqueline Kamrath et al. (2008), “Contemporary outcomes with the lastest 1000 cases of multifetal pregnancy reduction”, Am J Obstet Gynecol 2008, 199(4), 406.e1-4.
66. Stone J, Ferrara L, Kamrath J et al. (2008), “Contemporary outcomes with the latest 1000 cases of multifetal pregnancy reduction.”, Obstet Gynecol 2008, 199, tr. 406.e1-e4.
67. American College of Obstetricians and Cynecologists et Replaces Committee Opinion Number 553 (2017), “Multifetal Pregnancy Reduction”, Obstet Gynecol, 130, e158-63.
68. American College of Obstetricians and Cynecologists and ACOG committee Opinion No. 671 (2016), “Perinatal risks associated with assisted reproductive technology”, Obstet Gynecol, 128, e61-8.
69. American College of Obstetricians and Gynecologists and Practice Bulletin No. 169 (2016), “Multifetal gestations: twin, triplet, and higher-order multifetal pregnancies”, Obstet Gynecol, 128(e131-46).
70. Scher AI, Petterson B, Blair E et al. (2002), “The risk of mortality or cerebral palsy in twins: a collaborative population-based study”, Pediatr Res 2002, 52, 671-81.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com