ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ DOCETAXEL VÀ CYCLOPHOSPHAMID TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I, II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ DOCETAXEL VÀ CYCLOPHOSPHAMID TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I, II
Trần Thị Hòa Bình1, Lê Thanh Đức2
1 Bệnh viên Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
2 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ Docetaxel và Cyclophosphamid (TC) sau phẫu thuật ung thư vú giai đoạn I – II và tác dụng không mong muốn của phác đồ ở nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) mô tả hồi cứu có theo dõi dọc trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn I, II được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú hoặc phẫu thuật bảo tồn sau đó điều trị bổ trợ phác đồ hóa chất Docetaxel và Cyclophosphamid tại bệnh viện Ktừ T9/2015 đến T12/2020. Kết quả: Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 50± 9,3 tuổi. Bệnh nhân mắc ít nhất một bệnh kèm theo chiếm 61,3%, trong đó 56,4 % bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch. Bệnh nhân có thể mô bệnh học là ung thư biểu mô thểống xâm nhập típ không đặc biệt (NST) chiếm tỷ lệ cao nhất 87,1%, 54,8% bệnh nhân có độ mô học 2. Về độc tính: Độc tính hạ bạch cầu và hạ bạch cầu hạt thường gặp nhất chiếm 23% và 29%, độc tính trên gan thấp (14,5%), chưa ghi nhận thấy độc tính trên tim mạch. Rụng tóc là tác dụng phụ hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 100%, chán ăn khá thường gặp chiếm 56,5%. Phù ngoại vi xảy ra ở 14,5%. Thời gian sống thêm không bệnh sau 5 năm là 90,0%, tỉ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm là 93,2%. Kết luận: Hóa trị bổ trợ phác đồ Docetaxel và Cyclophosphamid trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I, II có tỉ lệ kểm soát bệnh cao và bệnh nhân dung nạp thuốc tốt do vậy có thể được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Theo GLOBOCAN năm 2020 ung thư vú (UTV) là loại ung thư hay gặp nhất và cũng là nguyên nhân thứ gây tử vong hang đầu do ung thư của phụ nữ trên toàn thế giới [1]. Điều trị UTV là điều trị đa mô thức với sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp điều trị tại chỗ bằng phẫu thuật, tại vùng bằng xạ trị, toàn thân bằng hóa chất, nội tiết, sinh hay miễn dịch. Hoá chất là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị hệ thống bệnh UTV. Trong đó anthracyclin là thuốc có vai trò cơ bản đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh UTV. Tuy nhiên các thuốc nhóm anthracyclin có độc tính tích lũy trên cơ tim, vì vậy thuốc bị hạn chế sử dụng trên đối tượng người cao tuổi và bệnh nhân (BN) có tiền sử bệnh lý tim mạch. Gần đây, sự ra đời của các taxan (docetaxel, paclitaxel) đã cho thấy hiệu quả cao và ít gây độc tính trên tim. Trên thế giới, Stephen E. Jones (2006) tiến hành trên 1015 BN UTV giai đoạn I-III đã cho thấy phác đồ TC cải thiện được cả thời gian sống thêm toànbộ (90% so với 87%) và thời gian sống thêm không bệnh (86% so với 80%) so với phác đồ AC trong khi đó BN dung nạp thuốc tốt và độc tính thấp [2]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:1. Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ Docetaxel và Cyclophosphamid (TC) sau phẫu thuật ung thư vú giai đoạn I –II. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của phác đồ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vú, hóa trị bổ trợ, Docetaxel, Cyclophosphamid
Tài liệu tham khảo
1. Hyuna Sung, Rebecca L. Siegel và Ahmedin Jemal. (2020). Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians
2. Stephen J., Frankie A., Joyce O. et al (2006), Phase III Trial Comparing Doxorubicin Plus Cyclophosphamide With Docetaxel Plus Cyclophosphamide As Adjuvant Therapy for Operable Breast Cancer: 5-years follow up of US oncology reasearch trial 9735, J Clin Oncol,24(34)5381-5387.
3. Carter CL, Allen C, Henson DE et all (2008). Relation of tumor size, lymph node status, and survival in 24,740 breast cancer cases. Cancer; 63(1): 181
4. Nguyễn Bá Đức, Đặng Thế Căn, Nguyễn Văn Định, Bùi Diệu, Tạ Văn Tờ (2003). Bệnh ung thư vú. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 98-99.
5. Đặng Công Thuận (2012), Hóa mô miễn dịch trong ung thư vú, Tạp chí Phụ sản, 10(3):74-81.
6. Hoàng Thu Hằng (2014), Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ Docetaxel vàCyclophosphamid trong điều trị ung thư vú giai đoạn II- III, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Lợi (2020), Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ Docetaxel kết hợp Cyclophosphamid trên bệnh nhân ung thư vú cao tuổi tại bệnh viện K, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com