ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ FOLFOX4 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN III

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ FOLFOX4 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN III

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ FOLFOX4 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN III.Ung thư đại tràng (UTĐT) là một bệnh hay gặp ở các nước phát triển, và đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế IARC (Globocan 2018), mỗi năm ước tính có 1.849.518 chiếm (10.2%) bệnh nhân mới mắc và có 880.792 chiếm (9.2%) bệnh nhân chết do căn bệnh ung thư đại trực tràng [1]. UTĐT là ung thư phổ biến thứ 3 ở nam, thứ 2 ở nữ, và là nguyên nhân gây chết thứ 2 sau ung thư phổi trong các bệnh ung thư. Tại Việt Nam ước tính năm 2018 trên cả nước có khoảng 5.458 người mới mắc đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc của nam đứng thứ 5 và nữ đứng hàng thứ 2 [2].

Nguy cơ tử vong của UTĐT liên quan trực tiếp tới các yếu tố nguy cơ di căn. Bệnh di căn theo ba con đường chính; lan tràn tại chỗ, theo đường bạch huyết và theo đường máu, trong đó bạch huyết là con đường di căn chủ yếu với 37% ung thư đại tràng có di căn hạch [3]. Di căn hạch luôn là một yếu tố tiên lượng xấu ảnh hưởng kết quả điều trị [4-5].
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong đó vai trò vét hạch là hết sức quan trọng, phẫu thuật là phương pháp điều trị tại chỗ. Hóa chất bổ trợ có vai trò rất lớn nhằm tiêu diệt những ổ di căn vi thể và giảm các yếu tố nguy cơ tái phát [6] đã được chứng minh rất rõ ràng, tăng thời gian sống thêm không bệnh cũng như thời gian sống thêm toàn bộ đặc biệt với UTĐT giai đoạn III [7]. Sự ra đời của hóa chất mới đã mang lại nhiều cơ hội cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn hạch [8]. Nhiều phác đồ hóa chất đang được áp dụng nhưng vấn đề là phác đồ nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất vẫn đang được nghiên cứu.
Hóa trị liệu bổ trợ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong điều trị sau phẫu thuật ung thư đại tràng, đặc biệt đem lại lợi ích cho các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III qua các nghiên cứu lâm sàng [7]. Nghiên cứu INT- 0035 thực hiện năm 1990 trên bệnh nhân UTĐT giai đoạn III khi so sánh giữa hai nhóm. Nhóm điều hóa chất 5FU kết hợp với leucovorin so với nhóm chỉ phẫu thuật đơn thuần. Kết quả giảm tỷ lệ tái phát ở nhóm đều trị hóa chất là 41%, thời gian sống thêm 5 năm toàn bộ ở hai nhóm tương ứng là 60% và 46.7%[9]. Theo tổng kết của SEER được thực hiện từ năm 1991 đến năm 2000 với 119.363 bệnh nhân UTĐT tại Mỹ về sự liên quan giữa giai đoạn bệnh và thời gian sống thêm. Kết quả với nhóm UTĐT giai đoạn III được điều trị bổ trợ tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ các giai đoạn IIIA, IIIB, IIIC  tương ứng là 83%, 64% và 44% [10]. Nghiên cứu MOSAIC (2009) được thực hiện ở nhiều trung tâm, bệnh nhân chia làm 2 nhóm; 40% UTĐT giai đoạn II nguy cơ cao và 60% UTĐT giai đoạn III, được điều trị bổ trợ phác đồ FOLFX4, theo dõi 82 tháng thời gian sống 5 năm không bệnh với giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III tương ứng là (73% và 67%) [11].
Tại bệnh viện K đã tiến hành điều trị hóa trị bổ trợ phác đồ có Oxaliplatin cho bệnh UTĐT giai đoạn III từ năm 2007, đã cải thiện thời gian sống thêm không bệnh cũng như thời gian sống thêm toàn bộ. Nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về kết quả của hóa trị liệu bổ trợ sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng điều trị hóa trị bổ trợ phác đồ FOLFOX4 cho UTĐT giai đoạn III.
Với hai mục tiêu nghiên cứu: 
1.     Đánh giá kết quả và các yếu tố tiên lượng hóa trị bổ trợ phác đồ FOLFOX4 trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn III.
2.     Đánh giá tác dụng phụ không mong muốn của phác đồ.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1.    Từ Thị Thanh Hương, Nguyễn Bá Đức, Đỗ Anh Tú và cộng sự: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng phụ không mong muốn bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III đã phẫu thuật triệt căn được điều trị bổ trợ phác đồ FOLFOX4. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 2, chuyên đề hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần XVI, 121-26.
2.    Từ Thị Thanh Hương, Đỗ Anh Tú và cộng sự: Bước đầu đánh giá hóa chất bổ trợ phác đồ hóa chất chất FOLFOX4 bệnh ung thư đại tràng giai đoạn III đã phẫu thuật triệt căn tai bệnh viện K. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 2, chuyên đề hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần XVIII, 155-161.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Dịch tễ học    3
1.2. Chẩn đoán    3
1.2.1. Lâm sàng    3
1.2.2. Cận lâm sàng    5
1.2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng    6
1.2.4. Xếp giai đoạn    11
1.3. Điều trị    14
1.3.1. Phẫu thuật    14
1.3.2. Điều trị hoá chất    18
1.3.3. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư đại tràng    24
1.4. Trong điều trị trúng đích ung thư đại tràng giai đoạn sớm.    30
1.5. Theo dõi sau điều trị hóa chất    32
1.6. Các yếu tố tiên lượng    32
1.6.1. Giai đoạn bệnh    32
1.6.2. Phân loại độ mô học    33
1.6.3. Số hạch vét được trong phẫu thuật    33
1.6.4. Loại mô học    33
1.6.5. Nồng độ CEA    34
1.6.6. Các yếu tố tiên lượng liên quan đến gen    34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1. Đối tượng nghiên cứu    35
2.2. Phương pháp nghiên cứu    36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:    36
2.2.2. Các bước tiến hành    37
2.2.3. Nội dung nghiên cứu    40
2.2.4. Phân tích xử lý kết quả    46
2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    49
3.1. Đặc điểm bệnh nhân    49
3.2. Đặc điểm u    50
3.2.1. Nồng độ CEA:    50
3.2.2. Giải phẫu bệnh    52
3.2.3. Giai đoạn bệnh.    54
3.3. Kết quả điều trị    54
Chương 4.80 BÀN LUẬN    80
4.1. Đặc điểm bệnh nhân    80
4.1.1. Tuổi và giới    80
4.1.2. Vị trí và kích thước u    81
4.1.3. Nồng độ CEA    83
4.1.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh    84
4.1.5. Mức độ xấm lấn u    86
4.1.6. Di căn hạch    88
4.1.7. Tương quan xâm lấn u và mức độ di căn hạch    91
4.1.8. Mối tương quan tình trạng di căn hạch và độ biệt hóa    92
4.1.9. Giai đoạn bệnh    94
4.2. Đánh giá kết quả điều trị    94
4.2.1. Phương pháp điều trị    94
4.2.2. Kết quả điều trị    96
4.2.3. Đánh giá thời gian sống thêm    98
4.2.4. Một số độc tính của hóa chất    115
KẾT LUẬN    118
KIẾN NGHỊ    120
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:     Xếp giai đoạn lâm sàng theo AJCC2018     13
Bảng 1.2:     Tỉ lệ sống thêm 5 năm theo giai đoạn bệnh của UT ĐTT     33
Bảng 2.1.     Độc tính của hóa trị theo tiêu chuẩn của WHO 2003    45
Bảng 3.1:    Đặc điểm giới    49
Bảng 3.2:     Đặc điểm tuổi    49
Bảng 3.3:     Mô tả u    50
Bảng 3.4:     Nồng độ CEA    50
Bảng 3.5:     Liên quan kích thước u và độ xâm lấn, di căn hạch.    51
Bảng 3.6:     Đại thể, vi thể và độ biệt hóa    52
Bảng 3.7:     Tương quan giữa mức xâm lấn u và di căn hạch    53
Bảng 3.8:     Tương quan giữa độ biệt hóa tế bào và di căn hạch    53
Bảng 3.9:     Giai đoạn bệnh TNM (Theo AJCC 2018)    54
Bảng 3.10:     Phương pháp điều trị    54
Bảng 3.11:    Kết quả điều trị    55
Bảng 3.12:     Sống thêm 5 năm toàn bộ    56
Bảng 3.13:     Sống thêm 3 năm không bệnh    57
Bảng 3.14:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo giới    58
Bảng 3.15:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo giới    59
Bảng 3.16:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nhóm tuổi    60
Bảng 3.17:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo nhóm tuổi    61
Bảng 3.18:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo vị trí u    62
Bảng 3.19:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo vị trí u    63
Bảng 3.20.     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo mức độ xâm lấn u    64
Bảng 3.21.     Sống thêm 3 năm không bệnh theo mức độ xâm lấn u    65
Bảng 3.22:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch    66
Bảng 3.23:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo tình trạng di căn hạch    67
Bảng 3.24:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo từng giai đoạn    68
Bảng 3.25:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo từng giai đoạn    69
Bảng 3.26:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo độ biệt hóa tế bào    70
Bảng 3.27:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo độ biệt hóa tế bào    71
Bảng 3.28:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo loại tế bào    72
Bảng 3.29:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo loại tế bào    73
Bảng 3.30:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nồng độ CEA trước phẫu thuật    74
Bảng 3.31:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nồng độ CEA trước hóa trị liệu    75
Bảng 3.32:    Các biến có giá trị dự báo với thời gian sống thêm toàn bộ    76
Bảng 3.33:     Các biến có giá trị dự báo với thời gian sống thêm không bệnh    77
Bảng 3.34:     Độc tính trên hệ tiêu hóa sau mỗi chu kỳ điều trị hóa chất    78
Bảng 3.35:     Độc tính trên hệ tạo huyết và gan thận sau mỗi chu kỳ hóa chất    78
Bảng 4.1:     Thời gian sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ    101
Bảng 4.2:     Thời gian sống thêm theo từng giai đoạn    108


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:     Sống thêm 5 năm toàn bộ    56
Biểu đồ 3.2:     Sống thêm 3 năm không bệnh    57
Biểu đồ 3.3:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo giới    58
Biểu đồ 3.4:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo giới    59
Biểu đồ 3.5:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nhóm tuổi    60
Biểu đồ 3.6:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo nhóm tuổi    61
Biểu đồ 3.7:    Sống thêm 5 năm toàn bộ theo vị trí u    62
Biểu đồ 3.8:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo vị trí u    63
Biểu đồ 3.9:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo mức độ xâm lấn u    64
Biểu đồ 3.10:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo mức độ xâm lấn u    65
Biểu đồ 3.11:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch    66
Biểu đồ 3.12:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo tình trạng di căn hạch    67
Biểu đồ 3.13:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo từng giai đoạn    68
Biểu đồ 3.14:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo từng giai đoạn    69
Biểu đồ 3.15:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo độ biệt hóa tế bào    70
Biểu đồ 3.16:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo độ biệt hóa tế bào    71
Biểu đồ 3.17:     Sống thêm 5 năm toàn bộ theo loại tế bào    72
Biểu đồ 3.18:     Sống thêm 3 năm không bệnh theo loại tế bào    73
Biểu đồ 3.19:      Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nồng độ CEA trước phẫu thuật    74
Biểu đồ 3.20:    Sống thêm 5 năm toàn bộ theo nồng độ CEA trước hóa trị liệu    75

Leave a Comment