ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC  PHẪU THUẬT PHÁC ĐỒ 4AC-4T LIỀU DÀY TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC  PHẪU THUẬT PHÁC ĐỒ 4AC-4T LIỀU DÀY TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC  PHẪU THUẬT PHÁC ĐỒ 4AC-4T LIỀU DÀY TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN K .Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nữ. Theo GLOBOCAN năm 2012, thế giới có khoảng 1670000 ca UTV mới mắc, chiếm 25% tổng số ca ung thư và có 522000 ca tử vong, đứng thứ 5 trong số tử vong do ung thư  [1]. Theo ghi nhận tại Việt Nam năm 2010 có 12.533 trường hợp mới mắc UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 29,9/100.000 dân [2]. 

Điều trị ung thư vú là sự phối hợp điển hình giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng (phẫu thuật, tia xạ) và toàn thân (hóa trị, nội tiết, miễn dịch). Với quan điểm UTV là một bệnh lý toàn thân, các phương pháp điều trị hệ thống ngày càng  đóng vai trò quan trọng. Điều trị hoá chất bổ trợ trước hay còn gọi là hoá chất tân bổ trợ là phương pháp sử dụng hoá chất trước mổ để làm giảm lượng tế bào u tại chỗ, tại vùng tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật. Hóa chất bổ trợ trước mang lại hiệu quả tương đương về sống thêm khi so sánh với hóa chất bổ trợ sau  [3]. Đồng thời hóa chất bổ trợ trước có một số mặt lợi thế hơn so với điều trị bổ trợ sau như chuyển giai đoạn từ không thể phẫu thuật được thành phẫu thuật được, tăng tỷ lệ BN được phẫu thuật bảo tồn, theo dõi được đáp ứng của khối u. Đối với hóa chất tân bổ trợ, các bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn về mô bệnh học (pCR) cải thiện cả về sống thêm không bệnh (DFS) và sống thêm toàn bộ (OS), vì thế pCR là một yếu tố quan trọng để tiên lượng cũng như so sánh hiệu quả của các phác đồ hóa chất.
Phác đồ hóa chất liều dày là phác đồ có chu kì rút ngắn hơn so với chu kì kinh điển ba tuần. Phác đồ liều dày ban đầu được sử dụng trong điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cho những bệnh nhân nguy cơ tái phát cao, do chứng minh hiệu quả vượt trội về sống thêm đồng thời độc tính tương đương khi so sánh với phác đồ tiêu chuẩn  [4]. Từ hiệu quả trong điều trị bổ trợ, phác đồ liều dày được nghiên cứu trong điều trị tân bổ trợ và cũng chứng minh được ưu thế  [5]. Chính vì thế, ngày nay phác đồ liều dày được sử dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị bổ trợ trước ung thư vú.
Phác đồ 4AC-4T dựa trên nền tảng anthracyclin và taxan, là hai nhóm hóa chất  hiệu quả cao trong điều trị UTV [6][7]. Hong và cs (2013) ghi nhận phác đồ 4AC-4T cho tỷ lệ pCR cao hơn, đồng thời độc tính thấp hơn khi so sánh với phác đồ AD [8].Nguyễn Thị Thủy (2016), nghiên cứu trên 56 BN UTV giai đoạn III điều tri bổ trợ trước phác đồ 4AC-4T cho tỷ lệ đáp ứng toàn bộ lên tới 96,6%, tỷ lệ pCR là 18,6% [9]. Mặc dù phác đồ 4AC-4T đã được nghiên cứu nhiều và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá phác đồ này với chu kì 2 tuần trong điều trị bổ trợ trước UTV, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá đáp ứng hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật của phác đồ 4AC-4T liều dày trên bệnh nhân ung thư vú.
2.    Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ 4AC-4T liều dày trên bệnh nhân ung thư vú.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ     1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU     3
1.1. Dịch tễ học     3
1.2. Chẩn đoán ung thư vú     5
1.2.1. Lâm sàng     5
1.2.2. Cận lâm sàng     5
1.2.3. Chẩn đoán xác định     7
1.2.4. Chẩn đoán phân biệt     7
1.2.5. Chẩn đoán giai đoạn     7
1.2.6. Chẩn đoán mô bệnh học, hóa mô miễn dịch     11
1.3. Điều trị ung thư vú     12
1.3.1. Điều trị phẫu thuật    12
1.3.2. Điều trị tia xạ     13
1.3.3. Điều trị toàn thân     13
1.4. Hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật trong ung thư vú     15
1.4.1. Ưu và nhược điểm của hóa chất bổ trợ trước     15
1.4.2.    Đánh giá đáp ứng của hóa trị bổ trợ trước     16
1.4.3. Các nghiên cứu về hóa trị bổ trợ trước trong ung thư vú     18
1.4.4. Hóa trị bổ trợ trước liều dày trong ung thư vú     20
1.5. Các thuốc dùng trong nghiên cứu     24
1.5.1. Doxorubicin     24
1.5.2. Cyclophosphamid    25
1.5.3. Paclitaxel     26
1.5.4. Filgrastim     27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU     28
2.1. Đối tượng nghiên cứu     28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân     28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ     28
2.2. Phương pháp nghiên cứu     28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu     28
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu     28
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu     29
2.2.4. Nội dung nghiên cứu     31
2.2.5. Phân tích, xử lý số liệu     35
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu     35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU     37
3.1. Đặc điểm bệnh nhân     37
3.1.1. Tuổi     37
3.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện     37
3.1.3. Lý do vào viện     38
3.1.4. Tình trạng kinh nguyệt     38
3.1.5. Đặc điểm u nguyên phát     38
3.1.6. Đặc điểm hạch     40
3.1.7. Giai đoạn bệnh     41
3.1.8. Đặc điểm mô bệnh học     42
3.1.9. Đặc điểm hóa mô miễn dịch     42
3.2. Đáp ứng và một số yếu tố liên quan tới đáp ứng     44
3.2.1. Đáp ứng     44
3.2.2. Một số yếu tố liên quan tới đáp ứng     48
3.3. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ     53
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên hệ huyết học     53
3.3.2. Tác dụng không mong muốn ngoài hệ huyết học     55
4.2. Đáp ứng và một số yếu tố liên quan tới đáp ứng    63
4.2.1. Đáp ứng     63
4.2.2. Một số yếu tố liên quan tới đáp ứng     69
4.3. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ     74
4.3.1. Các tác dụng không mong muốn trên hệ huyết học     74
4.3.2. Các tác dụng không mong muốn ngoài hệ huyết học     76
KẾT LUẬN     80
KIẾN NGHỊ     81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn theo TNM     10
Bảng 1.2. Phân loại ung thư vú theo St. Gallen 2013    11
Bảng 1.3. Các ưu nhược điểm của hóa chất bổ trợ trước     15
Bảng 3.1. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện     37
Bảng 3.2. Lý do vào viện     38
Bảng 3.3. Tình trạng kinh nguyệt     38
Bảng 3.4. Vị trí u theo phía bên cơ thể     38
Bảng 3.5. Vị trí u theo góc phần tư     39
Bảng 3.6. Tính chất tổn thương tại vú     39
Bảng 3.7. Các đặc điểm về hạch vùng di căn     40
Bảng 3.8. Giai đoạn bệnh     41
Bảng 3.9. Đặc điểm mô bệnh học     42
Bảng 3.10. Tình trạng thụ thể nội tiết     42
Bảng 3.11. Tình trạng Her2     43
Bảng 3.12. Thể bệnh học theo St. Gallen     43
Bảng 3.13. Tổng đường kính lớn nhất của u trước và sau 4 đợt hóa chất     44
Bảng 3.14. Tổng đường kính lớn nhất của u trước và sau 8 đợt hóa chất     44
Bảng 3.15. Đáp ứng lâm sàng sau 4 đợt hóa trị     45
Bảng 3.16. Đáp ứng lâm sàng sau 8 đợt hóa trị     45
Bảng 3.17. Kết quả đáp ứng mô bệnh học theo Chevallier     46
Bảng 3.18. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn mô bệnh học    47
Bảng 3.19. Sự thay đổi nồng độ CA 15-3 sau 4 đợt hóa chất     47
Bảng 3.20. Sự thay đổi nồng độ CA 15-3 sau 8 đợt hóa chất     47
Bảng 3.21. Đáp ứng lâm sàng theo các đặc điểm lâm sàng     48
Bảng 3.22. Đáp ứng lâm sàng theo các đặc điểm mô bệnh học     49
Bảng 3.23. Đáp ứng lâm sàng theo các đặc điểm hóa mô miễn dịch     49
Bảng 3.24. Đáp ứng mô bệnh học theo các đặc điểm lâm sàng     50
Bảng 3.25. Đáp ứng mô bệnh học theo các đặc điểm mô bệnh học     51
Bảng 3.26. Đáp ứng mô bệnh học theo các đặc điểm hóa mô miễn dịch     51
Bảng 3.27. Đối chiếu đáp ứng trên mô bệnh học với đáp ứng lâm sàng     52
Bảng 3.28. Tác dụng không mong muốn trên hệ huyết học/tổng số chu kỳ     53
Bảng 3.29. Tác dụng không mong muốn trên hệ huyết học/tổng số bệnh nhân 54
Bảng 3.30. Các tác dụng không mong muốn ngoài hệ huyết học của phác đồ 55

Leave a Comment