Đánh giá kết quả hóa xạ trị điều biến liều đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb tại bệnh viện K Hà Nội

Đánh giá kết quả hóa xạ trị điều biến liều đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb tại bệnh viện K Hà Nội

Đề cương luận văn chuyên khoa II Đánh giá kết quả hóa xạ trị điều biến liều đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb tại bệnh viện K Hà Nội.Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) hiện là loại ung thư hay gặp nhất ở cả nam và nữ trên thế giới, chiếm 11,6% trên tống số các loại ung thư và gây tử vong cho 1,7 triệu người (chiếm 18,4% tổng số người tử vong do ung thư) theo thống kê mới nhất năm 2018 ở 185 quốc gia trên toàn thế giới [1]. Tại Mỹ, có hơn 228.000 người được chẩn đoán ung thư phổi mỗi năm, trong đó cứ 2,3 phút lại có một ca mới được phát hiện, nó cũng là nguyên nhân gây tử vong hơn cả các ung thư thường gặp như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt cộng lại [2]. Tại Việt Nam, các kết quả ghi nhận ung thư phổi nguyên phát hay gặp ở cả hai giới, ước tính mỗi năm có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân UTPNP mới xuất hiện. Đây thực sự là gánh nặng cho ngành y tế và cả xã hội trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.


Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm chủ yếu các trường hợp ung thư phổi (85%) và gây ra khoảng 1,4 triệu cái chết mỗi năm [3]. Nếu UTKTBN được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (I/II), phẫu thuật là lựa chọn thích hợp nhất với tỉ lệ sống còn 5 năm từ 75 – 80% [4]. Tuy nhiên, UTPNP hầu hết ở nước ta phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ tử 10 – 15% [5]. Với những bệnh nhân không còn chỉ định phẫu thuật, có nhiều phương pháp điều trị được đưa ra nghiên cứu như xạ trị đơn thuần, hóa xạ trị kết hợp kiểu tuần tự hoặc cùng lúc (hóa xạ trị đồng thời), … và các kết quả đưa ra đều cho thấy sự kết hợp hóa xạ trị cải thiện rõ rệt tỉ lệ sống còn so với xạ trị đơn thuần [6]. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại ở đây chính là độc tính liên quan đến điều trị, nhất là khi sử dụng xạ trị đơn thuần và các thuốc hóa trị thế hệ hai. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để có thể giảm thấp nhất các tác hại trên mô lành cho người bệnh. 
Gần đây, cùng với sự phát triển của y học, các tác giả đang nghiên cứu sử dụng các thuốc thế hệ mới (thế hệ 3), cùng với xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiation Therapy – IMRT) được đưa vào điều trị cho các bệnh nhân UTPKTBN nhằm giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị trên các mô lành, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và có rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị khi kết hợp hóa xạ trị điều biến liều đồng thời trên bệnh nhân UTPKBN, liệu có an toàn và hiệu quả về thời gian sống còn hay không?
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hóa xạ trị điều biến liều đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb tại bệnh viện K Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
1.Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb 
Đánh giá kết quả và một số tác dụng không mong muốn của phác đồ hóa xạ trị điều biến liều đồng thời ung thư tế bào nhỏ giai đoạn IIIb.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1    3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi và các yếu tố nguy cơ    3
1.1.1. Tỉ lệ    3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ    3
1.2. Đặc điểm lâm sàng    4
1.2.1. Diễn tiến tự nhiên của ung thư phổi    4
1.2.2. Triêu chứng lâm sàng thường gặp    5
1.3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh    6
1.3.1. Vai trò của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh    6
1.3.2. Phân loại TNM    7
1.4. Đặc điểm mô bệnh học    10
1.5. Đặc điểm điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ    12
1.5.1. Cơ sở phối hợp hóa và xạ trị    13
1.5.2. Phác đồ hóa-xạ trị đồng thời    14
1.5.3. Độc tính của hoá-xạ trị điều biến liều đồng thời    15
1.5.4. Xạ trị điều biến liều (IRMT)    17
1.6. Một số hướng nghiên cứu HXT đồng thời trên thế giới    19
1.6.1. Phẫu thuật sau khi kết thúc HXTĐT    19
1.6.2. Ứng dụng các hóa chất thế hệ mới    19
1.6.3. Ứng dụng các kiểu cách phối hợp mới    20
1.6.4. Tăng liều xạ trị trong HXTĐT    20
1.6.5. Phối hợp liệu pháp nhắm trúng đích đồng thời xạ trị    21

1.7. Tình hình nghiên cứu hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi KTBN tại Việt Nam    21
1.8.    Các thuốc và máy xạ trị trong nghiên cứu    24
1.8.1. Máy xạ trị sử dụng trong nghiên cứu    24
1.8.2. Các thuốc hóa chất sử dụng trong nghiên cứu    24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1. Đối tương nghiên cứu    27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.2. Phương pháp nghiên cứu    28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    28
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    28
2.3. Các bước tiến hành    28
2.3.1. Quy trình chẩn đoán    28
2.3.2. Quy  trình hóa xạ trị    28
2.4. Phương pháp thu thập số liệu    34
2.4.1. Bệnh án nghiên cứu    34
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng    34
2.4.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn    35
2.4.4. Theo dõi người bệnh sau điều trị    36
2.5. Xử lý số liệu    36
2.6. Đạo đức nghiến cứu    36
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1. Lâm sàng và cận lâm sàng    38
3.1.1. Tuổi và giới    38
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện    38
3.1.3. Chỉ số thể trạng trước điều trị    39
3.1.4. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực    39
3.1.5. Hình ảnh tổn thương phế quản qua nội soi    40
3.1.6. Phân loại mô bệnh học    41
3.2. Kết quả điều trị và tác dụng phụ    41
3.2.1. Kết quả thực hiện phác đồ điều trị    41
3.2.2. Đáp ứng điều trị    42
3.2.3. Thời gian sống thêm    43
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của phác đồ    44
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN    46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment