Đánh giá kết quả hoá xạ trị đồng thời phác đồ paclitaxel- carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại Bệnh viện K
Đánh giá kết quả hoá xạ trị đồng thời phác đồ paclitaxel- carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại Bệnh viện K.Ung thư phổi (UTP) là bệnh ác tính phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nam trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc UTP chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng số các loại ung thư nhưng gây tử vong đến 18,4% [1]. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, UTP được chia làm hai nhóm chính dựa vào đặc điểm mô bệnh học, gồm ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm tỷ lệ 80-85% và ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10-15%, mỗi nhóm có những đặc điểm lâm sàng, phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh khác nhau [2].
Bệnh UTPKTBN giai đoạn III gặp khoảng 22% tại thời điểm chẩn đoán ban đầu và tỷ lệ sống thêm 5 năm dao động từ 5 đến 20%, kết quả này phụ thuộc vào phương pháp điều trị [3]. Phẫu thuật đóng vai trò hạn chế vì đa số các trường hợp không thể cắt bỏ triệt để. Di căn xa là thất bại thường gặp nhất đối với các nghiên cứu về xạ trị đơn thuần. Đây chính là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu phối hợp hóa và xạ trị [4].
Hiện nay hoá xạ trị đồng thời (HXTĐT) được xem là điều trị chuẩn cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIA hoặc IIIB không phẫu thuật triệt để. HXTĐT có ưu thế về việc kiểm soát bệnh tại chỗ và di căn xa nhờ sự tương tác cùng lúc giữa hóa và xạ trị. Với nỗ lực tối ưu hóa kết quả điều trị, nghiên cứu của Kelly (2001), Schiller (2002) đã xác định sự phối hợp paclitaxel – carboplatin đồng thời với xạ trị cho kết quả sống thêm tương tự nhưng với độc tính thấp hơn phác đồ hóa chất có chứa cisplatin [5], [6]. Tiếp đến là các nghiên cứu của Belani (2005), của Vokes (2007) và của Lau (2001) cũng chứng minh điều này. Đặc biệt với kết quả thuyết phục trong nghiên cứu pha III của Yamamoto cho thấy phác đồ này được xem là một phối hợp tham khảo cho các nghiên cứu HXTĐT về sau [7], [8], [9], [10].
Tại Việt Nam, UTP có tỷ lệ mắc và chết hàng năm nhiều thứ hai, chỉ sau ung thư gan và dự đoán ngày càng tăng [11], [12]. Việc tầm soát UTP chưa được triển khai rộng rãi, đa số các bệnh nhân UTP khi đến khám đều ở giai đoạn tiến triển, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Các nghiên cứu điều trị HXTĐT cho UTPKTBN giai đoạn IIIB còn ít, trong đó nghiên cứu HXTĐT UTPKTBN bằng phác đồ etoposide-cisplatin cho tỷ lệ đáp ứng 55,3% [13], đặc biệt cũng ở giai đoạn III, với phương pháp điều trị HXTĐT áp dụng kỹ thuật PET/CT mô phỏng với phác đồ paclitaxel-carboplatin cho tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1 năm, 2 năm, 3 năm tương ứng là 78,6%, 51,3% và 39,6% rất khả quan [14]. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể tiếp cận được với kỹ thuật PET/CT mô phỏng trước khi tiến hành điều trị. Do vậy, với mong muốn tìm kiếm phác đồ điều trị vừa đem lại hiệu quả cao, hạn chế được tác dụng phụ đồng thời cải thiện được chất lượng sống cho những bệnh nhân UTPKTBN ở giai đoạn tiến triển, và có thể áp dụng trên số đông bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hoá xạ trị đồng thời phác đồ paclitaxel- carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại Bệnh viện K” trong thời gian từ 2014-2017 với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời phác đồ paclitaxel-carboplatin trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB.
2. Đánh giá một số độc tính của phác đồ này.
MỤC LỤCĐánh giá kết quả hoá xạ trị đồng thời phác đồ paclitaxel- carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại Bệnh viện K
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ UNG THƯ PHỔI 3
1.1.1. Tỷ lệ mắc 3
1.1.2. Tỷ lệ tử vong 4
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 5
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI 6
1.2.1. Lâm sàng 6
1.2.2. Các phương pháp cận lâm sàng 7
1.2.3. Chẩn đoán xác định 14
1.2.4. Chẩn đoán phân biệt 14
1.2.5. Chẩn đoán giai đoạn bệnh 14
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG PHẢI TẾ BÀO NHỎ 16
1.3.1. Giai đoạn I 16
1.3.2. Giai đoạn II 17
1.3.3. Giai đoạn III 17
1.3.4. Giai đoạn IV 18
1.4. KẾT QUẢ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG PHẢI TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB 19
1.4.1. Vai trò của phẫu thuật 19
1.4.2. Vai trò của hoá xạ trị 21
1.4.3. Điều trị củng cố sau hóa xạ trị đồng thời 26
1.4.4. Vai trò của xạ trị não dự phòng sau khi kết thúc hóa xạ trị đồng thời 28
1.4.5. Cơ sở của chọn lựa phác đồ hóa trị paclitaxel-carboplatin 28
1.4.6. Các tiến bộ của xạ trị trong việc phối hợp hoá xạ trị đồng thời 32
1.4.7. Các thuốc hoá trị và xạ trị sử dụng trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Các bước triển khai nghiên cứu 37
2.2.4. Theo dõi bệnh nhân sau điều trị 43
2.2.5. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu 43
2.2.6. Các tiêu chuẩn đánh giá 44
2.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 48
2.3.1. Mục tiêu 1 48
2.3.2. Mục tiêu 2 49
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 51
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 51
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 53
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 54
3.2.1. Đặc điểm về liều xạ trị 54
3.2.2. Đặc điểm chu kỳ hoá trị 55
3.2.3. Kết quả điều trị 56
3.2.4. Đánh giá đáp ứng theo các yếu tố 57
3.2.5. Kết quả sống thêm toàn bộ 57
3.2.6. Kết quả sống thêm không tiến triển 59
3.3. PHÂN TÍCH SỐNG THÊM LIÊN QUAN TỚI CÁC YẾU TỐ 60
3.3.1. Phân tích sống thêm toàn bộ liên quan tới các yếu tố 60
3.3.2. Phân tích sống thêm không tiến triển liên quan tới các yếu tố 67
3.4. ĐỘC TÍNH ĐIỀU TRỊ 76
3.4.1. Độc tính trên hệ tạo huyết 76
3.4.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết 77
3.4.3. Các độc tính khác 78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 79
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 79
4.1.1. Kết quả nghiên cứu 79
4.1.2. Nhận định một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống thêm 86
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐỘC TÍNH CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ 99
4.2.1. Độc tính trên hệ huyết học; gan và thận 99
4.2.2. Độc tính ngoài hệ huyết học 101
KẾT LUẬN 110
KIẾN NGHỊ 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp giai đoạn ung thư phổi AJCC theo phiên bản 7 16
Bảng 1.2: Kết quả sống thêm của hóa xạ trị đồng thời và hóa xạ trị tuần tự 26
Bảng 3.1: Đặc điểm lâm sàng 51
Bảng 3.2: Đặc điểm cận lâm sàng 53
Bảng 3.3: Đánh giá đáp ứng theo các yếu tố 57
Bảng 3.4: Kết quả sống thêm toàn bộ 58
Bảng 3.5: Kết quả sống thêm không tiến triển 59
Bảng 3.6: Kết quả sống thêm toàn bộ theo giới 60
Bảng 3.7: Kết quả sống thêm toàn bộ theo tuổi 61
Bảng 3.8: Kết quả sống thêm toàn bộ theo tình trạng sút cân 62
Bảng 3.9: Sống thêm toàn bộ theo thể mô bệnh học 63
Bảng 3.10: Sống thêm toàn bộ theo kích thước của khối u 64
Bảng 3.11: Sống thêm toàn bộ theo liều xạ 65
Bảng 3.12: Sống thêm toàn bộ theo số đợt hoá trị 66
Bảng 3.13: Kết quả sống thêm không tiến triển theo giới 67
Bảng 3.14: Kết quả sống thêm không tiến triển theo tuổi 68
Bảng 3.15: Kết quả sống thêm không tiến triển theo tình trạng sút cân 69
Bảng 3.16: Sống thêm không tiến triển theo thể mô bệnh học 70
Bảng 3.17: Sống thêm không tiến triển theo kích thước khối u 71
Bảng 3.18: Sống thêm không tiến triển theo liều xạ 72
Bảng 3.19: Sống thêm không tiến triển theo số đợt hoá trị 73
Bảng 3.20: Phân tích mối liên quan giữa sống thêm với phương pháp điều trị 74
Bảng 3.21: Phân tích mối liên quan giữa sống thêm trong nhóm điều trị không đủ liệu trình 75
Bảng 3.22: Độc tính trên hệ tạo huyết 76
Bảng 3.23: Độc tính trên gan, thận 77
Bảng 3.24: Các độc tính khác 78
Bảng 4.1: Tỷ lệ đáp ứng của các nghiên cứu 83
Bảng 4.2: Độc tính trên hệ tạo huyết độ 3, 4 trong các nghiên cứu hóa xạ trị đồng thời 101
Bảng 4.3: Độc tính độ 3, 4 trong các nghiên cứu hóa xạ trị đồng thời 104
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm I 30
Biểu đồ 1.2. Thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm II 30
Biểu đồ 1.3. Thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm III 31
Biểu đồ 3.1: Liều xạ trị khối u 54
Biểu đồ 3.2: Số chu kỳ hoá trị điều trị 55
Biểu đồ 3.3: Kết quả điều trị 56
Biểu đồ 3.4: Kết quả sống thêm toàn bộ 58
Biểu đồ 3.5: Kết quả sống thêm không tiến triển 59
Biểu đồ 3.6: Kết quả sống thêm toàn bộ theo giới 60
Biểu đồ 3.7: Kết quả sống thêm toàn bộ theo tuổi 61
Biểu đồ 3.8: Kết quả sống thêm toàn bộ theo tình trạng sút cân 62
Biểu đồ 3.9: Sống thêm toàn bộ theo thể mô bệnh học 63
Biểu đồ 3.10: Sống thêm toàn bộ theo kích thước của khối u 64
Biểu đồ 3.11: Sống thêm toàn bộ theo liều xạ 65
Biểu đồ 3.12: Sống thêm toàn bộ theo số đợt hoá trị 66
Biểu đồ 3.13: Kết quả sống thêm không tiến triển theo giới 67
Biểu đồ 3.14: Kết quả sống thêm không tiến triển theo tuổi 68
Biểu đồ 3.15: Kết quả sống thêm không tiến triển theo tình trạng sút cân 69
Biểu đồ 3.16: Sống thêm không tiến triển theo thể mô bệnh học 70
Biểu đồ 3.17: Sống thêm không tiến triển theo kích thước khối u 71
Biểu đồ 3.18: Sống thêm không tiến triển theo liều xạ 72
Biểu đồ 3.19: Sống thêm không tiến triển theo số đợt hoá trị 73
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bảng thống kê tỷ lệ mắc, tử vong một số ung thư hay gặp trên thế giới 5
Hình 1.2: Khối u phổi phải trên phim chụp ngực thẳng 8
Hình 1.3: Khối tổn thương phổi phải trên phim CT lồng ngực 8
Hình 1.4: Hình ảnh khối tổn thương phổi phải trên phim chụp PET/CT 9
Hình 1.5: Hình ảnh tổn thương u phế quản trên nội soi 11
Hình 1.6: Hình ảnh mô bệnh học của ung thư phổi 13
Hình 2.1. Các thể tích xạ trị theo ICRU 41
Sơ đồ 2.1. Phác đồ hóa xạ trị đồng thời 38