ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG KỸ THUẬT VMAT UNG THƯ KHOANG MIỆNG GIAI ĐOẠN III-IVA,B TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG KỸ THUẬT VMAT UNG THƯ KHOANG MIỆNG GIAI ĐOẠN III-IVA,B TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG KỸ THUẬT VMAT UNG THƯ KHOANG MIỆNG GIAI ĐOẠN III-IVA,B TẠI BỆNH VIỆN K
Văn Đăng Nguyễn 1,2,, Thị Thu Nhung Nguyễn 2, Thị Hằng Nguyễn2, Văn Quảng Lê 1,2, Văn Tờ Tạ 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và các tác dụng không mong muốn của phác đồ hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật VMAT trên bệnh nhân ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng ở 46 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B tại tại Khoa Xạ trị đầu cổ – Bệnh viện K từ tháng 9/2018 đến 6/2022. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau điều trị là 67,4%, tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng khách quan chiếm 82,6%. Thời gian theo dõi trung vị là 16,58 tháng [4,86-38,13]. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại các thời điểm sau 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 71,3%; 54,4% và 40,8%. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 25,0 ±2,1 tháng. Tái phát, di căn thường xảy ra trong vòng 2 năm đầu sau điều trị. Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển tại thời điểm sau 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng tương ứng là 70,8%; 55,9% và 49,7%. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 24,8 ± 2,3 tháng. Biến chứng muộn khô miệng hay gặp nhất, chiếm 71,7%. Kết luận: Hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật VMAT trong ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B mang lại kết quả tốt. Các biến chứng muộn xảy ra ở mức độ thấp chứng tỏ kỹ thuật VMAT có nhiều ưu việt hơn các kỹ thuật xạ trị kinh điển.

Ung  thư  biểu  mô  khoang  miệng  bao  gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng. Trên  toàn  thế  giới,  ung  thư  khoang miệng (UTKM) đứng thứ 16 trong số các nguyên nhân tử vong do  ung thư. Tại Việt Nam, cũng theo  GLOBOCAN  2020  có  2.152  ca  UTKM  mới mắc và 1099 ca tử vong hàng năm. Chẩn đoán UTKM cần dựa vào thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đặc biệt chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học [1-2].Các  phương  pháp  điều  trị  UTKM  bao  gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Tuy nhiên việc lựachọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân là những yếu tố quan trọng. Hóa xạ trị đồng  thời  triệt  căn  là  chiến  lược  điều  trị  tiêu chuẩn hiện nay cho bệnh nhân ung thư khoang miệng giai đoạn tiến triển (III-IVA,B)  không  còn khả năng phẫu thuật. Ngày nay có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực xạ trị, việc áp dụng kỹ thuật xạ trị điều  biến  liều  hình  cung  theo  thể  tích  (VMAT -Volumetric Modulated Arc  Therapy) đã mang lại những lợi ích đáng kể trong điều trị. Kỹ thuật xạ trị mới này có nhiều ưu điểm, tăng tập trung liều vào u và hạch di căn do đó tăng tỷ lệ đáp ứng và giảm được liều vào các cơ quan nguy cấp do đó giảm các biến chứng do tia xạ [3-5].Tại bệnh viện K, UTKM giai đoạn III, IVA-B điều  trị  bằng  phác  đồ  hóa  xạ  trị  triệt  căn,  sử dụng kỹ thuật xạ trị VMAT từng bước đã mang lại  kết  quả  đáng  khích  lệ.  Ở  Việt  Nam  đã  có nhiều  nghiên  cứu  về  UTKM  giai  đoạn  sớm  nói chung, tuy nhiên các nghiên cứu đối với nhóm bệnh nhân giai đoạn tiến triển, sử dụng kỹ thuật VMAT  trong  hóa  xạ  trị  đồng  thời  triệt  căn  còn hạn chế, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị và các tác dụng không mong muốn của phác đồ.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment