Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III tại bệnh viện K

Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III tại bệnh viện K

Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư thường gặp nhất ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1.350.000 người mắc và 1.200.000 người tử vong do UTP [55]. Mặc dù đã có khá nhiều tiến bô trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lê tử vong do căn bênh này vẫn còn rất cao. Số tử vong hàng năm luôn xấp xỉ với số người mắc bênh.

Trong thực hành điều trị, người ta chia UTP thành hai loại chính là ung thư phổi không phải tế’’ bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi loại tế’’ bào nhỏ. Trong đó, UTPKTBN chiếm tới 80% số trường hợp. Trong số các bênh nhân UTPKTBN mới được chẩn đoán, khoảng 35- 40% trường hợp tiến triển tại vùng, không phẫu thuật được [12]. Với các bênh nhân UTPKTBN giai đoạn III, những trường hợp N3 hoặc T4 đều không có chỉ định phẫu thuật. Các trường hợp N2, có thể được xem xét hoặc phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa xạ trị đổng thời. Các trường hợp còn lại của giai đoạn III bao gồm T3N1M0, chỉ môt số ít có thể phẫu thuật được.

Trước đây, UTPKTBN được coi là loại ít đáp ứng với hóa chất. Tuy nhiên, phân tích tổng hợp từ 53 thử nghiêm lâm sàng với 9.387 bênh nhân UTPKTBN, nhóm hợp tác Ung thư Phổi không tế’’ bào nhỏ đã cho thấy vai trò của điều trị hóa chất, đặc biêt là phác đồ có Cisplatin làm tăng thời gian sống (TGS) [47].

Vai trò của hóa xạ trị kết hợp trong UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được đã được Dillman và công sự tiến hành trong thử nghiêm CALGB- 8433 cho thấy đáp ứng khối u của nhóm kết hợp hóa chất (Cisplatin và Vinblastine) với xạ trị là 54%, cao hơn nhóm xạ trị đơn thuần (43%); TGS trung bình 13,7 tháng ở nhóm điều trị kết hợp so với 9,6 tháng ở nhóm chỉ xạ trị đơn thuần [31]. Nghiên cứu của Crino và công sự trên 66 bênh nhân

UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuât được, cho thấy tỷ lê đáp ứng là 52% ở nhóm hóa xạ trị kết hợp (hóa chất Cisplatin và Etoposide) và 32% ở nhóm xạ trị đơn thuần. TGS trung binh ở hóa xạ trị kết hợp là 52 tuần và ở nhóm xạ trị đơn thuần là 36 tuần [31].

Gần đây trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hóa xạ trị đổng thời (HXTĐT) trong điều trị UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuât được. Các nghiên cứu trên số lượng lớn bênh nhân và có sự so sánh ngẫu nhiên với hóa xạ trị tuần tự (HXTTT) và xạ trị đơn thuần. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy ưu thế thuôc về HXTĐT cả về đáp ứng và thời gian sống thêm [16], [29].

Từ kết các quả của nghiên cứu, HXTĐT sử dụng Cisplatin, Etoposide cùng xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính đã được áp dụng ở các phác đổ điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến triển tại vùng, không phẫu thuât được tại nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ.

Tại Viêt Nam, UTP cũng là bênh thường gäp nhất trong các loại ung thư. Trong số đó phần lớn là UTPKTBN. Điều trị UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuât được đã được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau như: xạ trị đơn thuần, hóa trị đơn thuần, hóa trị trước sau đó xạ trị. Các kết quả của viêc kết hợp hóa trị và xạ trị có cải thiên hơn so với xạ trị, hóa trị đơn thuần nhưng vẫn chưa đạt được ý nghĩa thực tiễn trong cải thiên TGS. HXTĐT trong UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuât được, đã được nghiên cứu áp dụng pha II và pha III ở nhiều trung tâm đa quốc gia và quốc tế như môt thể thức chính thống trong điều trị UTPKTBN nhưng tại Viêt Nam hiên nay chỉ mới bắt đầu, đâc biêt phối hợp xạ trị gia tốc 2D và bước đầu 3D. Vi vây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế’ bào nhỏ giai đoạn IIIA(N2) và IIIB.

2. Đánh giá kết quả phác đồ hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế’ bào nhỏ.

ĐặT VấN Để 1

CHƯƠNG 1: TổNG QUAN 3

1.1. Dịch tễ học ung thư phổi và các yêu tố nguy cơ 3

1.1.1 Tỉ lê mắc 3

1.1.2 Các yêu tố nguy cơ của ung thư phổi 3

1.2. Triệu chứng lâm sàng, cân lâm sàng UTPKTBN 4

1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 4

1.2.2. Cân lâm sàng 7

1.3. Chẩn đoán 9

1.3.1 Chẩn đoán xác định 9

1.3.2 Chẩn đoán giai đoạn 9

1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học của UTPKTBN 13

1.4. Điều trị UTPKTBN 13

1.4.1. Giai đoạn 1 13

1.4.2. Giai đoạn II 14

1.4.3. Giai đoạn III 14

1.4.4. Giai đoạn IV 15

1.5. Những tiên bô trong điều trị UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật

được 16

1.5.1. Những tiên bô về hóa trị liệu trong UTPKTBN giai đoạn III không

phẫu thuật được 16

1.5.2. Hóa xạ trị cho UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được…. 17

1.5.3. Các thuốc, kỹ thuật điều trị sử dụng trong nghiên cứu 20

CHƯƠNG 2: ĐốI TƯợNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 25

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 26

2.2.3. Các bước triển khai nghiên cứu 27

2.2.4. Điều trị và đánh giá 27

2.2.5. Theo dõi bênh nhân sau điều trị 28

2.2.6. Các thông tin cần thu thập 29

2.2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá 30

2.3. Thu thập và xử lý số liêu 34

2.3.1. Thu thập số liêu 34

2.3.2. Xử lý số liêu 34

2.4. Các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu 34

CHƯƠNG 3: KếT QỦA NGHIÊN CứU 36

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 36

3.1.1. Tuổi 36

3.1.2 . Giới 37

3.1.3. Hôi chứng, triêu chứng lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán 38

3.1.4. Tình trạng sút cân trước điều trị 39

3.1.5. Chỉ số thể trạng trước điều trị 39

3.1.6 Đặc điểm của u nguyên phát 40

3.1.7. Đặc điểm hạch 41

3.1.8. Phân bố giai đoạn theo T và N 41

3.1.9. Phân bố theo typ mô bênh học 42

3.2. Kết quả điều trị 42

3.2.1. Chỉ số thể trạng sau điều trị 42

3.2.2 Đáp ứng sau điều trị tấn công 43

3.2.3. Đáp ứng sau kết thúc điều trị 44

3.2.4. Đáp ứng sau hoàn tất điều trị theo tuổi 45

3.2.5. Đáp ứng sau hoàn tất điều trị theo giai đoạn 46

3.3. Môt số tác dụng phụ của phương pháp hóa xạ trị đổng thời 47

3.3.1. Tác dụng phụ trên hê tạo máu 47

3.2.2. Mọt số tác dụng phụ ngoài hê tạo máu 48

3.3. Sống thêm toàn bọ 49

CHƯƠNG 4: BAN LUậN 51

4.1. Đâc điểm lâm sàng, cân lâm sàng 51

4.1.1. Tuổi 51

4.1.2. Giới 51

4.1.3. Hôi chứng và chiêu chứng lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán 51

4.1.4. Tình trạng sút cân trước điều trị 52

4.1.5. Chỉ số thể trạng 53

4.1.6. Typ mô bênh học 53

4.1.7. Đâc điểm của u, hạch và xếp giai đoạn theo T, N 54

4.2. Kết quả điều trị 55

4.2.1. Chỉ số thể trạng của bênh nhân sau điều trị 55

4.2.2. Đáp ứng sau điều trị tấn công 56

4.2.3. Đáp ứng sau hoàn tất điều trị 57

4.2.4. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng 59

4.3. Mọt số tác dụng phụ của phương pháp hoá trị xạ đổng thời 59

4.3.1. Tác dụng phụ trên hê tạo máu 60

4.3.2. Viêm thực quản 61

4.3.3. Mọt số tác dụng phụ khác 62

4.4. Thời gian sống thêm toàn bọ 65

KÊT LUậN 67

KIÊN NGHị 69

TAI LIệU THAM KHảO PHụ LụC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment