Đánh giá kết quả hút áp lực âm trong điều trị tổn thương phần mềm phức tạp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đánh giá kết quả hút áp lực âm trong điều trị tổn thương phần mềm phức tạp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.Tổn thương phần mềm chỉ các thương tích gây rách da và gây thương tổn các phần mềm ở dưới da. Có nhiều loại tổn thương phần mềm khác nhau, mỗi loại tổn thương có phương pháp điều trị tương ứng. Do đó, muốn xử lý bất kỳ loại tổn thương nào thì cũng phải hiểu thấu đáo và thành thạo cách điều trị.
Các nghiên cứu cho thấy các tổn thương khó liền có liên quan đến tính trạng thiếu oxy tại chỗ, xuất tiết dịch nhiều và đặc biệt là có tình trạng nhiễm khuẩn.
Để giải quyết các vấn đề này, hiện nay các nhà lâm sàng thường phối hợp một số phương pháp tiên tiến trong điều trị các tổn thương khó liền như sử dụng yếu tố tăng trưởng biểu bì, oxy áp suất cao, các vật liệu thay thế da đặc biệt là phương pháp hút áp lực âm (HALA).
Phương pháp hút áp lực âm ra đời với hy vọng giải quyết các vấn đề trên đã được triển khai nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng ở một số trung tâm lớn và bước đầu cho thấy kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tại Cần Thơ, đây vẫn là vấn đề chưa được đánh giá hiệu quả rõ ràng.
Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành triển khai đề tài “Đánh giá kết quả hút áp lực âm trong điều trị tổn thương phần mềm phức tạp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến các tổn thương phần
mềm được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm.
2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hút áp lực âm trong điều trị tổn thương phần
mềm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 32 bệnh nhân có tổn thương phần mềm ở chi thể và thân mình được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020.
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
• Tiêu chuẩn được chọn
– Những tổn thương phức tạp tiên lượng rất khó hoặc chậm làm liền bằng các
kỹ thuật ngoại khoa kinh điển.
– Các tổn thương điều trị thất bại với các phương pháp ngoại khoa kinh điển.
– Những tổn thương mạn tính chưa mọc tổ chức hạt, những viêm rò phức tạp
ở chi thể và thân mình.
• Tiêu chuẩn loại trừ
– Những tổn thương nhỏ, tiên lượng dễ dàng làm liền kỳ đầu hoặc kỳ hai bằng
các kỹ thuật ngoại khoa kinh điển.
– Không áp dụng phương pháp đối với các tổn thương chưa được cắt lọc sạch,
còn nhiều tổ chức hoại tử, những tổn thương ác tính.
– Không áp dụng phương pháp cho bệnh nhân không phối hợp điều trị, bệnh
nhân rối loạn tâm thần, bỏ điều trị.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu dựa trên các vấn đề sau đây:
• Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
nguyên nhân, bệnh lý liên quan tổn thương phần mềm, điều trị trước
HALA
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
PHẦN I TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TOÀN VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu phần mềm …………………………………………………….. 3
1.2. Tổn thương giải phẫu bệnh phần mềm…………………………………5
1.3. Nguyên nhân tổn thương phần mềm……………………………………………… 6
1.4. Phân loại tổn thương phần mềm …………………………………………………… 6
1.5. Diễn biến tổn thương phần mềm ………………………………………………….. 8
1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương phần mềm …………….. 8
1.7. Tổng quan về phương pháp hút áp lực âm …………………………………… 10
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 20
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………….. 31Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………. 32
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………….. 32
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước hút áp lực âm ………………….. 35
3.3. Kết quả HALA…………………………………………………………………………. 40
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………….. 45
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………….. 45
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng……………………………………………….. 48
4.3. Kết quả HALA…………………………………………………………………………. 51
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 57
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng………………………………………………….. 57
2. Kết quả điều trị sau hút áp lực âm …………………………………………………. 57
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com