Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2013
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2013.Bong võng mạc là một bệnh cấp cứu trong nhãn khoa, nó là bệnh lý phức tạp và nặng nề, là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực trầm trọng dẫn đến mù lòa cho bệnh nhân. Dựa theo phương pháp điều ‘trị, bong võng mạc thường được chia làm hai loại chính: Bong võng mạc nội khoa (Bong võng mạc xuất tiết hay là bong võng mạc thanh dịch) và bong võng mạc ngoại khoa.
Bong võng mạc ngoại khoa được chia thành: Bong võng mạc nguyên phát (Bong võng mạc có vết rách); Bong võng mạc do co kéo; Bong võng mạc phối hợp giữa co kéo và có vết rách, trong đó co kéo là yếu tố có trước; rách võng mạc thường xuất hiện thứ phát sau yếu tố co kéo. Bong võng mạc sau chấn thương là bong võng mạc ngoại khoa. Các hình thái bong võng mạc ngoại khoa đều có thể gặp sau chấn thương.
Theo các tác giả nghiên cứu trước đây, bong võng mạc sau chấn thương chiếm 10-30% các trường hợp bong võng mạc nói chung [1],[2],[3].
Tại Việt Nam phẫu thuật bong võng mạc đã được thực hiện từ năm1960, ban đầu chỉ là kỹ thuật hàn vết rách bằng lạnh đông kết hợp ấn độn củng mạc, sau đó khoảng hơn 10 năm trở lại đây các kỹ thuật cắt dịch kính kèm ấn độn củng mạc, bơm khí nở hoặc dầu silicon nội nhãn [4], [5], [6], [7] đã cho những kết quả khả quan về giải phẫu cũng như chức năng.
Xuất huyết dịch kính là yếu tố hàng đầu gây thất bại cho các phẫu thuật viên bong võng mạc [8], tác giả cho rằng khi đã có xuất huyết dịch kính thì nguy cơ tăng sinh dịch kính võng mạc, điều đó có nghĩa là sẽ tăng nguy cơ bong võng mạc và làm cho việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều và đồng thời bong võng mạc tái phát tăng theo.
Thị lực trước mổ kém biểu hiện một chấn thương nhãn cầu nặng và đi kèm với các tổn thương phối hợp khác như: xuất huyết dịch kính, bong võng mạc rộng, đã qua hoàng điểm kéo dài… không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thị lực mà còn cả kết quả giải phẫu [9]. Mặc dù đã được tiến hành từ lâu, nhưng bong võng mạc do chấn thương vẫn có những hạn chế về kết quả điều trị, do rất nhiều yếu tố: co kéo của dịch kính tăng sinh gây bong võng mạc tái phát, bong võng mạc qua hoàng điểm, thời gian bong võng mạc [10]. Để góp phần đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2013” nhằm 2 mục tiêu:
1- Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013.
2- Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Không có mối liên quan giữa xuất huyết dịch kính và kết quả giải phẫu trong bong võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cầu nhưng lại ảnh hưởng đến và kết quả giải phẫu trong bong võng mạc do VTX nhãn cầu với OR = 1.05 (0.14-7.36). Như vậy, xuất huyết dịch kính là một trong các nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thành công của bong võng mạc sau VTX nhãn cầu.
Liên quan giữa tổn thương hoàng điểm và kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sự liên quan giữa thành công giải phẫu với mức độ bong võng mạc của nhóm bong võng mạc do chấn thương đụng dập là có ý nghĩa thống kê với p = 0,036 < 0,05.
Không có sự liên quan của thị lực vào viện với kết quả điều trị với p> 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2013
1. Brinton D.A., Wilkinson P.C., (2009), Retinal detachment: Principle and practice. 3rd edition. Oxford University Press.
2. Haimann M.H., Burton T.C., Brown CC.K., (1982), Epidemiology of retinal detachment, Arch.Ophthalmol., 100, pp. 289-292.
3. Laatikainen L., Tolppanen E-M., Harju H., (1985), Epidemiology of rhematogenous retinal detachment in Finish population, Acta Ophthalmologica, 63, pp. 59-64.
4. Đào Lan Hoa (1999), “Hiệu quả cắt dịch kính phối hợp lấy dị vât ở phần sau nhãn cầu”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Như Hơn, Thẩm Trương Khánh Vân (2005), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bong võng mạc sau chấn thương”, Tạp chí Y học thực hành, số 5, trang 64-66, Bộ Y Tế.
6. Nguyễn Đắc Sơn (1999), “Kết quả cắt dịch kính phối hợp nội khoa điều trị viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thu Yên (2004), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính trong điều trị vết thương xuyên nhãn cầu”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Cardillo J.A., Stout J.T., LaBree L., et al., (1997), Post-traumatic proliferative vitreoretinopathy. The epidemiologic profile, onset, risk factor, and visual outcome. Ophthalmology. 104 (7), pp. 1166-1173.
9. Thẩm T.K.Vân (2012) “Nghiên cứu điều trị bong võng mạc sau chấn thương” , Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Norton, E. W. (1964). Retinal Detachment in Aphakia. Am J Ophthalmol. 58, p. 111-24.
11. Kunh F., (2002). Ocular Trauma. Thieme Medical Publisher, pp 293-298.
12. Kuhn F., Mester V., Morris R., (2004), A proactive treatment approach for eyes with perforating injury. Klin.Monatsbl.Augenheilk., 221 (8), pp 622-628.
13. Krause L., Bechrakis N.E., Heinman H., et al. (2009), Incidence and outcome of endophthalmitis over a 13 years period. Can.J.Ophthalmol., 44 (1), pp. 88-94.
14. Johnston P.B., (1991), Traumatic retinal detachment, Br.J.Ophthalmol., 75, pp 18-21.
15. Phạm Văn Dung (2009), “Nghiên cứu cắt dịch kính sớm điều trị xuất huyết dịch kính do chấn thương”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16. Campochiaro P.A., Kaden I.H., Vidauri-Leal J., Glasser B.M., (1985), Cryotherapy enhances intravitreal dispersion of viable retinal pigment epithelial cells. Arch.Ophthalmol., 103 (3), pp. 434-436.
17. Cox M.S., (1980). Retinal breaks caused by blunt nonperforating trauma at the point of impact. Trans.Am.Ophthalmol.Soc., 78, pp. 414-466.
18. Tô Thị Kỳ Anh (1999). “Khảo sát tác nhân gây viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở và các yếu tố nguy cơ ”. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh.
19. Campochiaro P.A., Gaskin H.C., Vinores S.A., (1987), Retinal cryopexy stimulates traction retinal detachment formation in the presence of an ocular. Arch.Ophthalmol., 105 (11), pp. 1567-1570.
20. Pieramici D.J., (2002). “Vitreoretinal trauma”. Ophthalmol.Clin.N.Am., 15 (2), pp. 225-234.
21. Chauvaud D., (1986), Tamponnement interne par huile de silicone pour le traitement dé decollement de rétine, J. Fr. Ophthalmol. 9 (3), pp 251-260.
22. Ciardella A.P., Fisher Y.L. et al., (2001), Endoscopic vitreoreinal surgery for complicated proliferative diabetic retinopathy. Retina. 21, (1), pp. 20-27.
23. Hattori T., Sonoda K.H. and Kinoshita S., (2006), Two useful techniques of pars plana vitrectomy using endoscope. Eye. 20. pp. 1466-1468.
24. Đỗ Như Hơn (2012), Bong võng mạc. Nhãn khoa tập 3-Chủ biên Đỗ Như Hơn. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội, Tr 182-203.
25. Đỗ Như Hơn (2011), Chuyên đề dịch kính võng mạc. Chủ biên Đỗ Như Hơn. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
26. Đỗ Như Hơn (1996), “Nghiên cứu cắt dịch kính trong phẫu thuật điều trị bong võng mạc”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Cung Hồng Sơn (2012), Màng trước võng mạc. Nhãn khoa tập 3. Chủ biên Đỗ Như Hơn. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 224 – 228.
28. Burton, T. C. (1982). Recovery of visual acuity after retinal detachment involving the macula. Trans Am Ophthalmol Soc. 80, pp. 475-97.
29. Wilkinson CP, Rice TA. (1997). Results of retinal detachment surgery. St Louis: Mosby.
30. Carl D.R, William EB. (1998). Retinal detachment diagnosis and management. Third Edition ed., Lippincott – Raven publishers.
31. Wilkes, S. R., Beard, C. M., Kurland, L. T., Robertson, D. M., O’Fallon, W. M. (1982). “The incidence of retinal detachment in Rochester, Minnesota, 1970-1978”. Am J Ophthalmol. 94(5), pp. 670-3.
32. Shukla M., Ahuija O.P., Jamal N., (1986) Traumatic retinal detachment, India J. Opthalmol., 34 (1), pp. 29-32.
33. Naqvi H.A.S., Shehzad S., Zafar O., (2006), Proliferative
vitreoretinopathy, Profesional Med. J. Mar., 13 (1), pp. 42-46.
34. Han DP, Mieler WF, Abrams GW, William G, (1988), Vitrectomy for traumatic retinal incarceration. Arch. Ophthalmol. 106, pp. 640-645
35. Liggett P.E., Gauderman J., Moreira C.M., et al., (1990), Pars plana vitrectomy for acute retinal detachment in penetrating ocular injuries, Arch.Ophthalmol., 108, pp. 1724-1729.
36. Han D.P., Mieler W., F., Schwartz D.M., Abrams G.W., (1990), Management of traumatic hemorrhagic retinal detachment with pars plana vitrectomy, Arch. Ophthalmol., 108, pp. 1281-1286.
37. Bonnet M., Fleury J., (1991), Management of retinal detachment after penetrating eye injury, Graefe’s Arch. Clin. Exp. Ophthalmol., 229, pp. 539-542.
38. Nashed A., Saikia P., Herrmann W.A., et al., (2011), The outcome of early surgical repair with vitrectomy and silicon oil in open-globe injuries with retinal detachment, Am. J. Ophthalmol., 151(3), pp. 522-528.
39. Ahmed N. Parykshit S. wolkgang A.H.Veit-Peter G. Host Helbig (2011). The Outcome of Early Surgical Repair With Vitrectomy and Silicone Oil in Open-Globe Injuries With Retinal Detachment. Am J Ophthalmol; 151: 522-528.
40. Rouberol F., Denis P., Romanet J.P., Chiquet C., (2011), Comparative study of 50 early-or late-onset retinal detachments after open or closed globe injury. Retina, 31, pp. 1143-1149.
41. Cox M.,S., Scheppen C.L., Freeman H.M., (1966), Retinal detachment due to ocular contusion, Arch. Ophthalmol., 76, pp. 678-685.
42. Butler T.K.H, A.W. Kiel,G M Orr (2001) Anatomical and visual outcome of retinal detachment surgery in children. Br J Ophthalmol., 85: 1437-1439
43. Jay, B. (1965). The functional cure of retinal detachments. Trans Ophthalmol Soc UK. 85, pp. 101-10.
44. Davies, E. W. (1972), “Factors affecting recovery of visual acuity following detachment of the retina”. Trans Ophthalmol Soc UK. 92: pp. 335-44.
45. Tani, P., Robertson, D. M., Langworthy, A. (1981). Prognosis for central vision and anatomic reattachment in rhegmatogenous retinal detachment with macula detached. Am J Ophthalmol. 92(5), pp. 611-20.
46. Lê Thị Thanh Trà (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán bong võng mạc do chấn thương”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
47. Goffstein R., Burton T.C., (1982), Defferenciating traumatic from nontraumatic retinal detachment , Ophthamology, 89, pp. 361-368
48. Phạm Thị Minh Châu (2004), “Nhận xét tình hình bệnh nhân bong võng mạc điều trị tại khoa Đáy mắt-Bệnh viện Mắt TW năm 2003”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
49. Trần Thị Lệ Hoa (2013), Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội.
50. Laatikainen L., Tolppanen E-M., Harju H., (1985), Epidemiology of rhematagenous retinal detachment in finish population, Acta Ophthamologica, 63, pp. 59-64
51. Torquist R., Torquist P., Stenkula S., (1987), Retinal detachment: A study of a population- based patienn material in Sweden 1971-1981. I. Epidemiology, Acta Ophthamologica, 65, pp. 213-222
52. Nguyễn Thị Nhất Châu (2000), “Nghiên cứu cắt dịch kính trong xuất huyết dịch kính do chấn thương”, Luận văn thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
53. Sarrazin LL., Averbukh E., Halpert M., et al., (2004), Traumatic pediatric retinal detachment: A comparisson between open and closed globe injuries, Am.J.Ophthalmol., 137, pp. 1042-1049.
54. Lee J. Y., Sagong M., Chang W.H., (2009), Clinical characterisstic of traumatic rhematogenous retinal detachment, J.Korean Ophthamol. Soc., 50(8), pp. 1207-1214.
55. Ehrlich R., Polkinghorne F., (2011), Small-gauge vitrectomy in traumatic retinal detachment, Clin.Exp.Ophthalmol., 39, pp. 429-433.
56. Rabinowitz R., Yagev R., Shoham A., Lifshitz., (2004), Comparision between clinical and ultrasound finding in patients with vitreous hemorrhage. Eye .18 (3), pp. 253-256
57. Ruiz RR.S., Traumatic retinal detachment, (1969), Br. J. Ophthalmol., 53, pp. 59-61.
58. Azad R., Ravi K., Talwar D., et al., (2003), Pars plana vitrectomy with or without silicon oil tamponade in post-traumatic endophthalmitis. Graefe’s.Arch.Clin.Exp.Ophthalmol., 241 (6), pp. 478-483.
59. Fivgas G.D., Capone A., (2001), Pediatric rhematogenous retinal detachment, Retina, 21, pp. 101-106.
60. Yokoyama T., Kato T., Minamoto A., et al., (2004), Characteristics and surgical outcomes of paediatric retinal detachment, Eye, 18, pp. 889-892.
61. Luis S. Edward A. Michael H. Itzhak H. and Shimon R (2004). Traumatic Pediatric Retinal Detachment:A Comparison Between Open and Closed Globe Injuries. Am J Ophthalmol;137: 1042-1049.
62. Trần Minh Đạt (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị dị vật hắc võng mạc do chấn thương”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
63. Duke-Elder S., (1972), System of Ophthalmology. Vol XIV: Injuries. Part 1: Mechanical injuries. The C.V. Mosby Company.
64. Martin D.F., Awh C.C., McCuen II B.W., et al., (1994), Treatment and pathogenesis of traumatic chorioretinal rupture (Sclopetaria). Am.J.Ophthalmol., 117 (2), pp. 190-200.
65. Brinton D.A., Wilkinson P.C., (2009), Retinal detachment: Principle and practice. 3rd edition. Oxford University Press.
66. Sharma T.R., Reddy P.R., Singh D., (2004), Giant retinal tear. .J.K.Science, 6 (2), pp. 58-61.
ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2009 đến năm 2013
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bong võng mạc do chấn thương 3
1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.2. Cơ chế bong võng mạc do chấn thương 3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của bong võng mạc do chấn thương 4
1.2. Điều trị bong võng mạc do chấn thương 8
1.3. Biến chứng muộn sau mổ bong võng mạc 11
1.4. Kết quả nghiên cứu về điều trị bong võng mạc do chấn thương … 14
1.4.1. Kết quả sớm điều trị bong võng mạc do chấn thương nhãn cầu … 14
1.4.2. Kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương 20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 27
2.2.3. Phương tiện thăm khám 27
2.2.4. Phương tiện thu thập và xử lý số liệu 28
2.3. Quy trình nghiên cứu 28
2.3.1. Lấy thông tin trong bệnh án cũ 28
2.3.2. Khám bệnh nhân đến khám lại 29
2.4. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá 29
2.4.1. Các biến số về đặc điểm nhóm bệnh nhân 29
2.4.2. Các biến số đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc 34
2.4.3. Biến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 35
2.5. Xử lý số liệu 36
2.6. Đạo đức nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 37
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 37
3.1.2. Vị trí mắt chấn thương 38
3.1.3. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương: 39
3.1.4. Hình thái chấn thương 39
3.1. 5. Tình trạng tổn thương dịch kính, võng mạc 40
3.2. Kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương 46
3.2.1. Kết quả giải phẫu 46
3.2.2. Kết quả thị lực 46
3.3.3. Kết quả nhãn áp 47
3.2.4. Các biến chứng muộn 47
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 48
3.3.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả giải phẫu 48
3.3.2. Liên quan giữa hình thái chấn thương và kết quả giải phẫu 49
3.3.3. Liên quan giữa thị lực vào viện và kết quả giải phẫu 50
3.3.4. Liên quan giữa xuất huyết dịch kính và kết quả giải phẫu 51
3.3.5. Liên quan giữa mức độ bong võng mạc và kết quả giải phẫu 52
3.3.6. Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả thị lực 53
3.3.7. Liên quan của thị lực vào viện và kết quả thị lực 54
3.3.8. Liên quan mức độ tổn thương hoàng điểm trước phẫu thuật với kết
quả thị lực 55
3.3.9. Liên quan của mức độ bong võng mạc với kết quả thị lực 56
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 57
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 57
4.1.2. Hình thái chấn thương 58
4.1.3. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương: 59
4.1.4. Tổn thương dịch kính 59
4.1.5. Tổn thương võng mạc 61
4.1.6. Mức độ tăng sinh dịch kính- võng mạc: 62
4.1.7. Các tổn thương phối hợp 63
4.1.8. Tỷ lệ võng mạc áp chỉ sau 1 lần phẫu thuật 65
4.1.9. Các phương pháp phẫu thuật 66
4.2. Kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc do chấn thương 67
4.2.1. Kết quả về giải phẫu 67
4.2.2. Kết quả thị lực 70
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 72
4.3.1. Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả điều trị 72
4.3.2. Liên quan giữa xuất huyết dịch kính và kết quả điều trị 73
4.3.3. Liên quan giữa thị lực vào viện và kết quả điều trị 74
4.3.4. Liên quan giữa tổn thương hoàng điểm và kết quả điều trị 75
4.3.5. Liên quan giữa mức độ bong và kết quả điều trị 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Tổn thương dịch kính trong BVM do chấn thương 40
Bảng 3.2. Mức độ bong võng mạc 41
Bảng 3.3. Tình trạng tổn thương hoàng điểm 42
Bảng 3.4. Mức độ tăng sinh dịch kính- võng mạc 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ võng mạc áp chỉ sau 1 lần phẫu thuật ở cả 2 nhóm bong
võng mạc do chấn thương đụng dập và vết thương xuyên nhãn
cầu 44
Bảng 3.6. Kết quả giải phẫu 46
Bảng 3.7. Kết quả thị lực 46
Bảng 3.8. Các biến chứng muộn 47
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi và kết quả giải phẫu 48
Bảng 3.10. Liên quan giữa hình thái chấn thương và kết quả giải phẫu 49
Bảng 3.11. Liên quan giữa thị lực vào viện và kết quả giải phẫu 50
Bảng 3.12. Liên quan giữa xuất huyết dịch kính và kết quả giải phẫu 51
Bảng 3.13. Liên quan giữa mức độ BVM và kết quả giải phẫu 52
Bảng 3.14. Liên quan với tuổi của bệnh nhân với kết quả thị lực 53
Bảng 3.15. Liên quan thị lực vào viện và kết quả thị lực 54
Bảng 3.16. Liên quan mức độ tổn thương hoàng điểm trước phẫu thuật với
kết quả thị lực 55
Bảng 3.17. Liên quan của mức độ bong võng mạc với kết quả thị lực 56
Bảng 4.1. Tổn thương xuất huyết dịch kính theo các tác giả 60
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 37
Biểu đồ 3.2. Vị trí mắt chấn thương 38
Biểu đồ 3.3. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương 39
Biểu đồ 3.4. Hình thái chấn thương 39
Biểu đồ 3.5. Những tổn thương phối hợp khác trên mắt bong võng mạc do chấn thương nhãn cầu 43
Biểu đồ 3.6. Các phương pháp phẫu thuật 45
Hình 1.1: Sơ đồ cơ chế bong võng mạc do chấn thương 4
Hình 1.2. Hình ảnh đứt chân võng mạc- SNEC.Com 5
Hình 1.3. Rách VM hình móng ngựa với cầu dính của lớp vỏ sau của
DK-SNEC.Com 6
Hình 1.4. Hình ảnh xuất huyết dịch kính – vnio.vn 7
Hình 1.5. Tăng sinh dịch kính võng mạc- SNEC.Com 12
Hình 1.6. Hình ảnh màng trước võng mạc- SNEC.Com 13