Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung ương
Luận văn Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung ương.Bong võng mạc (BVM) là bệnh lý phức tạp và nặng nề ở mắt và là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực trầm trọng dẫn đến mù lòa cho bệnh nhân. Tình trạng mất thị lực của mắt BVM có thể phòng ngừa được nếu BVM được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng mức. Năm 1930 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu hiệu quả điều trị BVM khi Gonnin.J đã mô tả chi tiết và đưa ra nguyên tắc điều trị BVM nguyên phát [1]. Ở Việt Nam, từ năm 1960 tại Viện Mắt Trung Ương bắt đầu ứng dụng nguyên tắc phẫu thuật hàn vết rách võng mạc bằng lạnh đông kết hợp ấn độn ngoài củng mạc và đã có những thành công nhất định trong điều trị BVM [2].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học trong y học đã có nhiều phương pháp phẫu thuật BVM mới ra đời. Các nhà phẫu thuật dịch kính võng mạc có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách thức phẫu thuật: phẫu thuật đai, độn, cắt dịch kính kết hợp laser và hoặc lạnh đông, khí nội nhãn. Trong đó phẫu thuật đai, độn kết hợp lạnh đông hàn vết rách là phẫu thuật kinh điển, được coi là phương pháp điều trị chuẩn cho bệnh lý BVM nguyên phát đơn thuần [1].
Hiệu quả của phẫu thuật được đánh giá ở hai mặt: (1) kết quả về giải phẫu là làm võng mạc áp lại và (2) kết quả về chức năng là sự phục hồi của thị lực. Trong điều trị BVM rất nhiều yếu tố làm cho hai kết quả này không đồng hành. Khi bệnh nhân đến sớm, sự phục hồi về giải phẫu có thể đạt từ 75% đến 90% và thường kèm theo hồi phục về chức năng [3]. Bệnh nhân đến muộn, BVM đã qua hoàng điểm, khi hoàng điểm bị bong lâu ngày, dù kết quả giải phẫu có tốt thì kết quả chức năng cũng rất khiêm tốn. Không chỉ vậy theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ thành công của phẫu thuật về giải phẫu và chức năng bị thay đổi theo thời gian theo dõi. Sau phẫu thuật giả sử võng mạc áp được thì còn nhiều quá trình bệnh lý vẫn diễn biến dẫn đến nguy cơ võng mạc bong tái phát. Hay những biến đổi của môi trường quang học, giải phẫu võng mạc trung tâm làm cho hiệu quả điều trị BVM bị giảm đi. Những yếu tố bao gồm: BVM tái phát có thể do rách võng mạc mới hay do tăng sinh dịch kính võng mạc sau phẫu thuật, những biến chứng muộn như đục thủy tinh thể, màng trước võng mạc, nang hoàng điểm,… Tất cả những yếu tố này làm cho kết quả lâu dài của phẫu thuật BVM nguyên phát thay đổi. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố tác động khác nhau đến sự hồi phục giải phẫu và chức năng là cần thiết. Nhằm tìm hiểu kết quả lâu dài của
phẫu thuật BVM nguyên phát và một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực sau phẫu thuật. Với mong muốn đóng góp thêm một số dữ liệu và kết quả điều trị lâu dài trong điều trị BVM nguyên phát chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị bong võng mạc nguyên phát trong 05 năm
2. Nhận xét một số yếu tố tiên lượng thị lực.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bong võng mạc nguyên phát 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Cơ chế bong 3
1.2. Điều trị bong võng mạc nguyên phát 4
1.2.1. Nguyên tắc 4
1.2.2. Hàn vết rách võng mạc 5
1.2.3. Đưa võng mạc áp sát lớp biểu mô sắc tố 8
1.2.4. Phẫu thuật nội nhãn 11
1.3. Biến chứng muộn sau mổ bong võng mạc 12
1.4. Kết quả phẫu thuật bong võng mạc 14
1.4.1. Kết quả sớm 14
1.4.2. Kết quả lâu dài 15
1.5. Các yếu tố tiên lượng thị lực 18
1.6. Tình hình nghiên cứu bong võng mạc nguyên phát ở Bệnh viện Mắt
Trung Ương 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thịết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 23
2.2.3. Phương tiện thăm khám 23
2.2.4. Phương tiện thu thập và xử lý số liệu 24
2.3. Quy trình nghiên cứu 24
2.3.1. Lấy thông tin trong bệnh án cũ 24
2.3.2. Khám bệnh nhân 25
2.4. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá 25
2.4.1. Các biến số về đặc điểm nhóm bệnh nhân 25
2.4.2. Các biến số đánh giá kết quả giải phẫu 28
2.4.3. Các biến số đánh giá kết quả chức năng 28
2.4.4. Biến số về các biến chứng lâu dài 28
2.4.5. Các biến về tiên lượng thị lực 29
2.5 . Xử lý số liệu 29
2.6. Đạo đức nghiên cứu 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 31
3.1.1. Một số đặc điểm chung 31
3.1.2. Tuổi 31
3.1.3. Giới 32
3.1.4. Thời gian phát hiện bệnh 33
3.1.5. Tình trạng dịch kính trước và sau phẫu thuật 33
3.1.6. Tình trạng võng mạc bong 34
3.1.7. Thị lực vào viện 36
3.1.8. Các hình thức phẫu thuật trong điều trị BVM nguyên phát 37
3.1.9. Các yếu tố nguy cơ 38
3.2. Kết quả lâu dài 38
3.2.1. Kết quả giải phẫu 38
3.2.2. Kết quả chức năng 40
3.3. Các biến chứng muộn 42
3.4. Các yếu tố tiên lượng thị lực 42
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 47
4.1.1. Tuổi 47
4.1.2. Giới 48
4.1.3. Thời gian bệnh 48
4.1.4. Đặc điểm của võng mạc bong 50
4.1.5. Thị lực vào viện 52
4.1.6. Nhãn áp vào viện và nhãn áp cuối cùng 53
4.2. Kết quả lâu dài 54
4.2.1. Kết quả giải phẫu 54
4.2.2. Kết quả thị lực 57
4.2.3. Các biến chứng muộn 58
4.3. Các yếu tố tiên lượng thị lực 60
4.3.1. Liên quan đến thị lực trước phẫu thuật 60
4.3.2. Liên quan tới hoàng điểm trước phẫu thuật 61
4.3.3. Liên quan thời gian bong 61
4.3.4. Liên quan đến tuổi trước phẫu thuật 64
4.3.5. Liên quan với kết quả phẫu thuật 65
4.3.6. Liên quan đến các biến chứng muộn 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sodhi, A., Leung, L. S., Do, D. V., Gower, E. W., Schein, O. D., Handa,J. T. (2008). Recent trends in the management of rhegmatogenous retinal detachment. Surv Ophthalmol. 53, (1), p. 50-67.
2. Phạm Thu Minh (2003), Nghiên cứu ứng dụng laser nội nhãn trong phẫu thuật xử lý vết rách võng mạc. Luận văn tốt nghiệp nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Schwartz, S. G., Kuhl, D. P., McPherson, A. R., Holz, E. R., Mieler, W. F. (2002), Twenty-year follow-up for scleral buckling. ArchOphthalmol. 120 (3), p. 325-9.
4. Phan Dẫn và CS (2007), Bong võng mạc. Nhãn khoa giản yếu tập 1.Nhà xuất bản Y học: Hà Nội, Tr 550-582.
5. Carl D.R, William EB .(1998). Retinal detachment diagnosis andmanagement. Third Edition ed., Lippincott – Raven publishers.
6. Gariano, R. F.,Kim, C. H. .(2004). Evaluation and management of suspected retinal detachment. Am Fam Physician. 69(7), p. 1691-8.
7. Đỗ Như Hơn (2012), Bong võng mạc. Nhãn khoa tập 3. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội, Tr 182-203.
8. Pecold, K. (1993). History of retinal detachment surgery. Klin Oczna.95(9-10), p. 334-6.
9. Lincoff, H., Kreissig, I., Jakobiec, F., Iwamoto, T. (1981). Remodeling of the cryosurgical adhesion. Arch Ophthalmol. 99 (10), p. 1845-9.
10. Cù Nhẫn Nại, Lê Tiến Khúc và CS (1986), Nhận xét kết quả lâu dài trên 275 mắt bong võng mạc tiên phát. Y học Việt Nam số 3. Chuyên đề nhãn khoa tập 132, Tr 31-37.11. Đỗ Như Hơn (2000), Nghiên cứu điều trị 292 trường hợp bong võng mạc. Nội san nhãn khoa 6, Tr 71 – 81.
12. Funata, M., Wendel, R. T., de la Cruz, Z., Green, W. R. (1992). Clinicopathologic study of bilateral macular holes treated with pars plana vitrectomy and gas tamponade. Retina. 12(4), p. 289-98.
13. Glaser, B. M., Vidaurri-Leal, J., Michels, R. G., Campochiaro, P. A. (1993). Cryotherapy during surgery for giant retinal tears and intravitreal dispersion of viable retinal pigment epithelial cells. Ophthalmology. 100(4), p. 466-70.
14. Đỗ Như Hơn (2011), Chuyên đề dịch kính võng mạc. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội.
15. Cung Hồng Sơn (2012), Màng trước võng mạc. Nhãn khoa tập 3. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr 224 – 228.
38. Phạm Thị Minh Châu (2004), Nhận xét tình hình bệnh nhân bong võngmạc điều trị tại khoa Đáy mắt Bệnh viện Mắt trung ương năm 2003.Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Nguyễn Hữu Dũng (2009), Nghiên cứu điều trị một số trường hợp bongvõng mạc nguyên phát bằng phương pháp không ấn độn ngoài củngmạc. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa. Trường Đại học Y Nà Nội.
40. Nguyễn Văn Đức (2010), Hiệu quả điều trị bong võng mạc do đứtchân võng mạc. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa. Trường Đại họcY Hà Nội.41. Cung Hồng Sơn và Hồ Xuân Hải (2010), Đánh giá kết quả của phẫu thậtđộn và đai củng mạc trong điều trị bong võng mạc nguyên phát. Tạp chí Yhọc thực hành (771). số 6/2011, Tr 20-23