Đánh giá kết quả mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi dạ dày
Luận văn Đánh giá kết quả mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi dạ dày. Mở thông dạ dày là phương pháp đặt một ống thông từ trong dạ dày qua thành bụng ra ngoài để nuôi dưỡng, có thể thực hiện bằng nội soi dạ dày hoặc bằng phương pháp khác: phẫu thuật, điện quang can thiệp.
Mở thông dạ dày chỉ định cho bệnh nhân rối loạn nuốt kéo dài do nguyên nhân thần kinh, các bệnh lý tắc nghẽn hầu họng- thực quản; những bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng do giảm cung cấp thức ăn qua miệng, giảm khả năng hấp thu và tăng dị hóa.
Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa có các ưu điểm: phù hợp với chức năng sinh lý hệ tiêu hóa, ít nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân và giá thành thấp.
Thời gian nuôi dưỡng bệnh nhân dưới 4 tuần, có thể áp dụng qua xông mũi- dạ dày. Nhưng với thời gian nuôi dưỡng bệnh nhân dài hơn 4 tuần, phương pháp xông mũi- dạ dày sẽ bất lợi vì gây viêm loét thực quản, gây khó chịu kéo dài cho bệnh nhân. Do vậy cần áp dụng mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.
Kỹ thuật mở thông dạ dày qua nội soi dạ dày (kỹ thuật Pull) được thực hiện từ năm 1980 bởi Ponsky và Gauderer. Kỹ thuật Pull là kỹ thuật dùng nội soi dạ dày để kéo một dây dẫn từ ngoài thành bụng qua dạ dày, thực quản và miệng để nối với ống mở thông; ống mở thông được kéo qua miệng, thực quản vào dạ dày và qua lỗ mở thông trên thành bụng, được cố định tạo đường thông giữa dạ dày ra ngoài da. Tuy về sau có nhiều kỹ thuật cải tiến nhưng kỹ thuật Pull vẫn được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu về mở thông dạ dày qua nội soi đã được thực hiện. Grant JP nghiên cứu 598 bệnh nhân từ 1/1985- 3/1992 tại đại học Duke Caroline: 65% bệnh nhân rối loạn tinh thần (n= 389) bao gồm: sốc, chấn thương đầu hoặc u não; 34,9% bệnh nhân nuốt khó (n= 209) bao gồm: ung thư đầu- cổ, điều trị xạ trị hoặc sốc; biến chứng 4,9%, trong đó biến chứng nặng là 1,3% [1]. Nenad Vanis nghiên cứu 359 bệnh nhân tại khoa Tiêu hóa đại học Sarajevo: 44% bệnh nhân ung thư được mở thông, trong đó chiếm 61% là ung thư đầu cổ; 48,7% là các bệnh lý thần kinh trung ương: Tai biến mạch máu não, chấn thương đầu, liệt não; biến chứng nhẹ chiếm 6,13% và biến chứng nặng chiếm 3,07% [2]. Theo Lynch CR và Fang JC ở đại học Utah (2004) tổng kết nhiều báo cáo: tỷ lệ biến chứng nặng 4%, biến chứng nhẹ 7,4- 20% [3].
Ở Việt Nam, kỹ thuật này mới được thực hiện khoảng gần 15 năm gần đây, hiện đang mở rộng dần. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về mở thông dạ dày qua nội soi ở Việt Nam.
Tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá kỹ thuật mở thông dạ dày qua nội soi và chỉ định một cách hệ thống với đề tài “Đánh giá kết quả mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi dạ dày”, gồm 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số chỉ định và kỹ thuật của một số bệnh lý được mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi.
2. Đánh giá kết quả sớm của mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi.
CHƯƠNG Đánh giá kết quả mở thông dạ dày nuôi ăn qua nội soi dạ dày
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương hệ tiêu hóa [4]
– Hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến phụ thuộc (các tuyến nước bọt, gan và tụy).
– Hệ tiêu hóa là cơ quan đảm nhiệm việc chế biến và tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và hóa học, hấp thu các chất có trong thức ăn và bài tiết các chất cặn bã.
1.2. Giải phẫu và một số liên quan của dạ dày [4]
– Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, ngay dưới vòm hoành trái.
– Hình thể của dạ dày thường thay đổi. Dung tích của dạ dày khoảng 30 ml ở trẻ sơ sinh, 1000 ml ở tuổi dậy thì và 1500 ml khi trưởng thành.
– Dạ dày rỗng có hình chữ J với 2 thành: trước và sau, 2 bờ cong: bờ cong lớn và bờ cong nhỏ, 2 đầu: tâm vị và môn vị.
– Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới là phần tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị.
– Liên quan của thành trước dạ dày: chia 2 phần: phần nằm trên và phần nằm dưới bờ sườn trái.
Ở trên bờ sườn, thành trước dạ dày tiếp xúc với cơ hoành, qua cơ hoành liên quan với màng phổi trái, đáy phổi trái, màng ngoài tim, các xương sườn và khoang gian sườn từ 6 đến 9. Thùy gan trái lách giữa dạ dày và cơ hoành.
Ở dưới bờ sườn, dạ dày nằm sát vào thành bụng trước, trong tam giác được giới hạn bởi gan- cung sườn trái – mặt trên đại tràng ngang.
1.3. Đại cương sinh lý hệ tiêu hóa và sinh lý đường tiêu hóa trên [5]
Bộ máy tiêu hóa cung cấp liên tục cho cơ thể các chất dinh dưỡng, vitamin, các chất điện giải và nước…thông qua các chức năng sau:
+ Chức năng cơ học: để vận chuyển thức ăn, nghiền nát và nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa.
+ Chức năng hóa học: các tuyến tiêu hóa bài tiết các dịch để tiêu hóa thức ăn thành các dạng đơn giản.
+ Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa từ ống tiêu hóa vào tuần hoàn máu.
Tất cả các chức năng trên được điều hòa theo cơ chế thần kinh và hormon. Trong từng đoạn của ống tiêu hóa, ba chức năng trên cùng phối hợp hoạt động để vận chuyển, tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
1.4. Các đường điều trị bằng nuôi dưỡng qua đường ruột
1.4.1. Đường mũi- dạ dày [6,7]
– Chọn kích cỡ ống thông thích hợp với bệnh nhân.
– Vị trí của ống thông phải được kiểm tra: bằng lâm sàng (nghe tiếng khí- nước, hút dịch vị), hoặc chụp XQ dạ dày không chuẩn bị, nhất là ở những bệnh nhân hôn mê hoặc thở máy.
– Nuôi dưỡng kéo dài có thể gây kích thích khó chịu, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày- thực quản, viêm phổi trào ngược…
1.4.2. Mở thông dạ dày bằng phẫu thuật [8]
1.4.2.1. Chỉ định
Mở thông dạ dày bằng phẫu thuật là phương pháp tạo một đường thông từ trong dạ dày qua thành bụng ra ngoài bằng phẫu thuật, nhằm mục đích:
+ Nuôi ăn bệnh nhân.
+ Giải áp dạ dày.
1.4.2.2. Các phương pháp mở thông dạ dày bằng phẫu thuật.
– Phương pháp Stamm: Rạch da theo đường giữa trên rốn vào mặt trước dạ dày. Tại vị trí cao nhất ở mặt trước dạ dày: khâu 2 mũi chuẩn cách nhau 1 cm; sau đó khâu hai mũi túi cách nhau 1 cm (khởi đầu đối nhau qua tâm điểm là nơi dạ dày bị kẹp kéo ra ngoài, cách 2 mũi túi khoảng 1 cm), mũi khâu chỉ qua lớp thanh cơ dạ dày. Đưa ống thông vào trong dạ dày, buộc mũi túi trong, vùi để niêm mạc không ra ngoài. Tiếp tục buộc mũi túi ngoài, vùi và cắt chỉ. Cố định xông vào thành bụng.
– Phương pháp Fontan: Đường rạch dài 10 cm, song song và cách bờ sườn trái 2 cm; tách qua lớp cân cơ vào ổ bụng. Dùng kẹp Babcock kéo mặt trước dạ dày ra ngoài ổ bụng, khâu cố định dạ dày vào phúc mạc bằng mũi rời. Chỉ khâu một mũi túi quanh ống thông. Đưa ống thông ra ngoài ngay trên đường phẫu thuật chính.
– Phương pháp Witzel: tạo một đường hầm dài 5- 7 cm bằng mặt trước dạ dày để che kín ống thông, sau đó đưa ống thông ra ngoài thành bụng.
– Một số phương pháp khác: phương pháp Beck-Janu, phương pháp Jenaway- Depage. Hoặc có thể mở thông dạ dày bằng phẫu thuật nội soi.
1.4.3. Đại cương mở thông dạ dày qua da bằng nội soi ống mềm
– Kỹ thuật mở thông dạ dày bằng nội soi được mô tả lần đầu vào năm 1980 bởi Ponsky và Gauderer và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
– Là phương pháp đặt ống mở thông từ trong khoang dạ dày ra ngoài da bằng kỹ thuật nội soi ống mềm để nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa.
– Là phương pháp nuôi dưỡng đường ruột kéo dài ở những bệnh nhân đường ruột còn chức năng mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng qua đường miệng.
– Kỹ thuật mở thông dạ dày bằng nội soi được áp dụng rộng rãi vì đơn giản, an toàn, dễ thực hiện, giá trị hiệu quả cao và giá thành thấp.
– Nuôi dưỡng qua ống mở thông dạ dày có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
1.4.4. Mở thông dạ dày qua da bằng điện quang can thiệp
– Mở thông dạ dày bằng điện quang can thiệp được thực hiện đầu tiên vào năm 1981 do Preshaw, ứng dụng kỹ thuật Seldinger, để đưa trực tiếp ống xông từ ngoài da vào dạ dày dưới hướng dẫn của điện quang. Sau đó có sự cải tiến về kỹ thuật, có thể kết hợp khâu treo thành trước dạ dày vào thành bụng trước bằng cách sử dụng dụng cụ giữ hình T hoặc cái neo giữ đơn được mô tả bởi Brown và Cope.
– Áp dụng ở những bệnh nhân nuốt nghẹn do khối u đường tiêu hóa trên hoặc u hầu họng gây hẹp nhiều và để tránh lan truyền tế bào u vào vị trí mở thông. Ngoài ra áp dụng ở những bệnh nhân có vị trí dạ dày bất thường (dạ dày nằm cao về phía ngực), dạ dày đã cắt nhiều, khó khăn đưa ống nội soi vào dạ dày (ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản, hẹp thực quản, quá béo, vị trí gan hoặc đại tràng ngang không xác định).
– Nhược điểm: đòi hỏi dụng cụ, màn tăng sáng và bác sĩ điện quang có kinh nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John P. Grant, MD (1993): Percutaneous Endoscopic Gastrostomy: Initial Placement by Single Endoscopic Technique and Long- Term Follow-up. Annals of Surgery 1993 Vol.217, No. 2, 168- 174.
2. Nenad Vanis, Aida Saray et al (2012). Percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG): Retrospective analysis of a 7 year clinical experience. Acta inform med.2012; 20(4): 235- 237.
3. Christopher R.Lynch, John C.Fang (2004). Prevention and Management of Complications of Percutaneous Endoscopic Gastrostomy (PEG) Tubes. Practical gastroenterology.2004; Tr68- 76.
4. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2006): Dạ dày, ruột non và tụy, Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2006. 244- 246.
5. Trịnh Bỉnh Dy (2001): Sinh lý tiêu hóa, Sinh lý học tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2001. Tr 324 – 356.
6. Lê Minh Đại (2009), Nuôi dưỡng nhân tạo qua đường ruột. Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 2009.
7. Wang J, Liu M, Liu C, Ye Y, Huang G (2014). Percutaneous endoscopic gastrostomy versus nasogastric tube feeding for patients with head and neck cancer: A systematic review. J Radiat Res 2014; 55: 559- 67.
8. Phạm Hùng Cường, Phó Đức Mẫn (2007). Mở thông dạ dày. Phẫu thuật thực hành. Nhà xuất bản Y học. 2007: 169- 175.
9. Alfredo J.Lucendo and Ana Belén Friginal- Ruiz (2014): Percutaneous endoscopic gastrostomy: An update on its indications, management, complications, and care. Revista Espanola de Enfermedades Digestivas. 2014; 106, 8: 529- 539.
10. ASGE Standards of Practice Committee. Anderson MA, Ben- Menachem T. Gan SI, Appalaneni V, Banerjee S, et al: Management of antithrombotic agents for endoscopic procedures. Gastrointest Endosc 2009; 70: 1061- 70.
11. Michael Laffan, Edward Tuddenham (1998): Assessing thrombotic risk”. BMJ 1998; 317: 520-3.
12. Singh D, Laya AS, Vaidya OU, Ahmed SA, Bonham AJ, Clarkston WK (2011): Risk of bleeding after percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG). Dig Dis Sci 2012; 57: 973- 80.
13. Lee C, Im JP, Kim JW, Kim SE, Ryu DY, Cha JM, et al. Rish factors for complications and mortality of percutaneous endoscopic gastrostomy. A multicenter, retrospective study. Surg Endosc 2013: 27: 3806-15.
14. Peter B. Cotton and Christopher B. Williams (2003): Enteral Nutrition”. Practical Gastrointestinal Endoscopy The Fundamentals 2003;5: 76- 82.
15. Ata A Rahnemai- Azar, Amir A Rahnemaiazar, Rozhin Naghshizadian, Amparo Kurtz, Daniel T Farkas (2014): Percutaneous endoscopic gastrostomy: Indications, technique, complications and management. World J Gastroenterol 2014 June 28; 20 (24): 7739- 7751.
16. Thomas A. Stellato, Michael W.L. Gauderer, Jeffrey L. Ponsky (1984). Percutaneous Endoscopic Gastrostomy Following Previous Abdominal Surgery. Ann. Surg 1984; Vol 200; No 1: 46- 50.
17. Vyawahare MA, Shirodkar M, Gharat A, Patil P, Mehta S, Mohandas KM. A comparative observational study of early versus delayed feeding after percutaneous endoscopic gastrostomy. Indian J Gastroenterol 2013;32:366-8.
18. Cobell WJ, Hinds AM, Nayani R, Akbar S, Lim RG, Theivanayagam S, et al. Feeding after percutaneous endoscopic gastrostomy: Experience of early versus delayed feeding. South Med J 2014;107:308-11.
19. McCarter TL, Condon SC, Aguilar RC, Gibson DJ, Chen YK. Randomized prospective trial of early versus delayed feeding after percutaneous endoscopic gastrostomy placement. Am J Gastroenterol. 1998;93:419-21.
20. Choudhry U, Barde CJ, Markert R, Gopalswamy N. Percutaneous endoscopic gastrostomy: a randomized prospective comparison of early and delayed feeding. Gastrointest Endosc 1996;44:164-7.
21. Bechtold ML, Matteson ML, Choudhary A, Puli SR, Jiang PP, Roy PK. Early versus delayed feeding after placement of a percutaneous endoscopic gastrostomy. A meta-analysis. Am J Gastroenterol. 2008;103:2919-24.
22. Schrag SP, Sharma R, Jaik NP, Seamon MJ, Lukaszczyk JJ, Martin ND, et al. Complications related to percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG) tubes”. A comprehensive clinical review. J Gastrointestin Liver Dis 2007;16:407-18.
23. Light VL, Slezak FA, Porter JA, Gerson LW, McCord G. Predictive factors for early mortality after percutaneous endoscopic gastrostomy. Gastrointest Endosc 1995;42:330-5.
24. Lee SP, Lee KN, Lee OY, Lee HL, Jun DW, Yoon BC, et al. Risk factors for complications of percutaneous endoscopic gastrostomy. Dig Dis Sci 2014;59:117-25.
25. Im JP, Cha JM, Kim JW, Kim SE, Ryu DY, Kim EY, et al. Proton pump inhibitor use before percutaneous endoscopic gastrostomy is associated with adverse outcomes. Gut Liver 2014;8:248-53.
26. Grant DG, Bradley PT, Pothier DD, Bailey D, Caldera S, Baldwin DL, et al. Complications following gastrostomy tube insertion in patients with head and neck cancer. A prospective multi-institution study, systematic review and meta-analysis. Clin Otolaryngol 2009;34:103-12.
27. John Blomberg, Pernilla Lagergren, Lena Martin, Fredrik Mattsson, Jesper Lagergren (2010). Novel approach to antibiotic prophylaxis in percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG): randomised controlled trial. BMJ 2010; 340:c3115.
28. Somchai Amornyotin, Wiyada Chalayonnavin and Siriporn Kongphlay (2011): Propofol- Based Sedation Does Not Increase Rate of complication during Percutaneous Endoscopic Gastrostomy Procedure”. Gastroenterology Research and Practice 2011, Article ID 134819, 6 pages.
29. Kursat Gundogan, Alper M. Yurci, Ramazan Coskun, et al (2014): Outcomes of Percutaneous Endoscopic Gastrostomy in Hospitalized Patients at a Tertiary Care Hospital in Turkey. Eur J Clin Nutr. 2014; 68(4): 437- 440.
30. Kenan W Yount, Melissa A Mallory, Kristin C Turza, et al (2014). Pneumomediastinum after percutaneous endoscopic gastrostomy tube placement: report of two cases. Ann Thorac Surg. 2014; 97(2): e37-e39.
31. Nancy Collins (2002). Estimating Caloric Needs to Promote Wound Healing”. Wound care journal 2002; Vol 15, no 3: 140- 141.
32. Trần Văn Nam (2003). Đánh giá kết quả mở thông hỗng tràng để nuôi dưỡng sớm trong phẫu thuật ống tiêu hóa nặng. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội.
33. Alverdy JC, Chi HS, Sheldon GF (1985): The effect of parenteral nutrition on gastrointestinal immunity: The importance of enteral stimulation. Ann Surg 202: 681- 684.
34. Chandra R.K (1991): Nutrition and immunity: Lessons from the past and new insights into the future. Ann J Clin Nu. 53: 1087- 1101.
35. Haider M., Haider S.D (1984): Assessment of Protein – Calorie Malnutrition. Clin Chem. 30/8, 1286- 1299.
36. Grant JP, Custer PB, Thurlow J. Current techniques of nutritional assessment. Surg Clin North Am 61, 437-463 (1981).
37. Nguyễn Khánh Trạch (1994). Hội chứng kém hấp thu”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 283- 288.
38. Hans- Jurgen Richter- Schrag, Sabine Richter, Olaf Ruthmann, et al (2011): Risk factors and complications following percutaneous endoscopic gastrostomy: A case series of 1041 patients”. Can J Gastroenterol. 2011; Vol 25, No 4, 201- 206.
39. M Z Panos, H Reilly, A Moran, T Reilly et al (1994): Percutaneous endoscopic gastrostomy in a general hospital: prospective evaluation of indications, outcome, and randomised comparison of two tube designs. Gut 1994; 35: 1551- 1556.
40. Gerard P Rafferty, Tony CK Tham (2010). Endoscopic placement of enteral feeding tubes. World J Gastrointest Endosc 2010; 2(5): 155- 164.
41. Chr. Loser, G. Aschi, X. Hebuterne et al (2005). ESPEN guidelines on artificial enteral nutrition- Percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG). Clinical Nutrition. 24: 848- 861.
42. Sherwin P. Schrag, Rohit Sharma, Nikhil P. Jaik et al (2007). Complications Related to Percutaneous Endoscopic Gastrostomy (PEG) Tubes. A comprehensive clinical review. Gastrointestin Liver Dis. 2007; Vol 16, No 4, Tr 407- 418.
43. Evi Van Dyck, Elisabeth J Macken, Bernard Roth, et al (2011). Safety of pull type and introducer percutaneous endoscopic gastrostomy tubes in oncology patients: a retrospective analysis. BMC gastroenterology 2011.
44. Blumenstein I, Shastri YM, Stein J. Gastroenteric tube feeding: Techniques, problems and solutions. World J Gastroenterol 2014;20:8505-24.
45. Paul W, Alvin T de Torres, Michael L. Renda, Lilly A. Bayouth (2014): Percutaneous endoscopic gastrostomy. www. Surgicalcriticalcare.net/Guidelines/PEG%202014.pdf
46. Angelo Zelante, Sergio Sartori and Lucio Trevisani (2015): Percutaneous Endoscopic Gastrostomy: Use and Abuse in Clinical Practice. Gastro Open J. 2015; 1(3): 61-65.
47. ASGE (2010): Enteral nutrition access devices. Gastrointestinal endoscopy. 2010; Vol 72, No 2, 236- 248.
48. ASPEN board of directors (2002). Guidelines for the use of parenteral and enteral nutrition in adult and pediatric patients. J. parenteral and enteral Nutr Vol 26; No1; XII: 97- 101.
49. Berthold Block, Guido Schachschal and Hartmut Schmidt (2004): PEG Placement: Principle, Indications and Contraindications. Endoscopy of the Upper GI Tract. 2004: 160- 170.
50. Bipan Chand, Carol E.H. Scott-Conner and Jeffrey L.Ponsky (2005): Percutaneous Endoscopic Feeding Tube Placement”. The SAGES Manual Fundamentals of Laparoscopy, Thoracoscopy and GI Endoscopy, Second Edition. 608- 616.
51. Chang Geun Lee, Hyoun Woo Kang, Yun Jeong Lim et al (2013): Comparison of complications between Endoscopic and Percutaneous Replacement of Percutaneous Endoscopic Gastrostomy tubes. J Korean Med Sci 2013; 28: 1781- 1787.
52. Chu Mạnh Khoa (2000). Nuôi dưỡng bệnh nhân nặng sau sang chấn và tầm quan trọng của nó. Hội thảo về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện. Hà Nội.
53. Chu Mạnh Khoa (2001). Sinh lý bệnh mới ở ruột khi bị stress và vai trò của nuôi dưỡng bằng đường ruột trong hồi sức. Tạp chí ngoại khoa số 4/ 2001.
54. George Gershman and Marvin Ament (2007): Percutaneous Endoscopic Gastrostomy. Practical Pediatric Gastrointestinal Endoscopy. 2007;6:117- 127.
55. Hyo Sun Kim, Chang Seok Bang, Yeon Soo Kim et al (2014): Gastrocolocutaneous Fistula with a long Asymptomatic Period after Percutaneous Endoscopic Gastrostomy. Intest Res 2014; 12(3): 251- 255.
56. Hyung Ki Lee, Kwang Bum Cho, Eun Soo Kim and Kyung Sik Park (2013): Gastrostomy in a patient with situs inversus totalis. Clin Endosc 2013; 46: 662- 665.
57. Jong Ho Hwang, Hyung Wook Kim, Dae Hwan Kang et al (2012): Endoscopic treatment for Gastrocolocutaneous Fistula as a Complication of Percutaneous Endoscopic Gastrostomy. Clin Endosc 2012; 45:95-98.
58. M C Allison, A J Morris, RHR Park, P R Mills (1992): Percutaneous endoscopic gastrostomy tube feeding may improve outcome of late rehabilitation following stroke. Journal of Royal Society of Medicine 1992; vol 85: 147- 149.
59. Mark H. DeLegge, Amy J Berry. Risks of Endoscopic Enteral Access.
60. Nib Soehendra, Kenneth F.Binmoeller, Hans Seifert and Hans Wilhelm Schreiber (1998): Percutaneous Endoscopic Gastrostomy. Therapeutic Endoscopy. 1998; 4: 33- 46.
61. Nguyễn Thị Dụ (2000), Nuôi dưỡng bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Hội thảo về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện. Hà Nội.
Pnt.edu.vn/home/docs/…/nuoiduongnhantaoquaduongruot.doc.
62. ReisingDL, NealRS. Enteral tube flushing. Am J Nurs 2005;105:58-63.
63. Robert E. Miller, Bart A. Kummer, Howard I. Tiszenkel (1986): Percutaneous endoscopic gastrostomy: Procedure of Choice. Ann. Surg 1986; Vol 204, No 5, 543- 545.
64. Robert Wong, Uri Ladabaum (2013). An uncommon Complication of Percutaneous Endoscopic Gastrostomy Tubes. Clin Gastroenterol Hepatol 2013; 11 (2): A25.
65. S Ghosh, M A Eastwood, K R Palmer (1993): Acute gastric dilatation- a delayed complication of percutaneous endoscopic gastrostomy. Gut 1993; 34: 859- 860.
66. Saptarshi Biswas, Sujana Dontukurthy, Mathew G. Rosenzweig et al (2014): Buried Bumper Syndrome Revisited: A rate but potentially fatal complication of PEG Tube placement. Hindawi Publishing Corp 2014, Article ID 634953, 4 pages.
67. Saumitra Saha, Anandabrata Bose (2006). Percutaneous Endoscopic Gastrostomy (PEG) – an useful ‘surgical’ measure. Indian Journal of Otolaryngology and Head and Neck Surgery. 2006; Vol 58, No 3, 235- 238.
68. Sung Hoon Jung, Seok Ho Dong, Jae Yeon Lee et al (2011): Percutaneous Endoscopic Gastrostomy prevents gastroesophageal reflux in patients with Nasogastric Tube Feeding: A prospective study with 24 hour pH Monitoring. Gut and liver 2011; Vol 5, No 3, 288- 292.
69. Thomas A. Stellato, Michael W.L. Gauderer (1987). Percutaneous Endoscopic Gastrostomy for Gastrointestinal Decompression. Ann. Surg 1987; Vol 205, No 2: 119- 122.
70. Tracey DL, Patterson GE. Care of Peg tube in the home. Home Healthcare Nurse 2006;24:381-6.
71. Vivek V. Gumaste, Kalyan R. Bhamidimarri, Raghav Bansal, Lovleen Sidhu et al (2014): Factors predicting early discharge and mortality in post- percutaneous endoscopic gastrostomy patients. Annals of gastroenterology 2014; 27: 42-47.
72. Vũ Triệu An (1997), Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
73. Y Zopf, P Konturek, A Nuernberger et al (2008): Local infection after placement of percutaneous endoscopic gastrostomy tubes: A prospective study evaluating risk factors. Can J Gastroenterol 2008; 22(12): 987- 991.
74. Yalin Iscan, Bora Karip, Yetkin Ozcabi, Birol Agca et al (2014): Pneumoperitoneum with Subcutaneous Emphysema after Percutaneous Endoscopic Gastrostomy. Hindawi Publishing Corp 2014; Article ID 726878, 4 pages.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương hệ tiêu hóa 3
1.2. Giải phẫu và một số liên quan của dạ dày 3
1.3. Đại cương sinh lý hệ tiêu hóa và sinh lý đường tiêu hóa trên 4
1.4. Các đường điều trị bằng nuôi dưỡng qua đường ruột 4
1.4.1. Đường mũi- dạ dày 4
1.4.2. Mở thông dạ dày bằng phẫu thuật 4
1.4.3. Đại cương mở thông dạ dày qua da bằng nội soi ống mềm 5
1.4.4. Mở thông dạ dày qua da bằng điện quang can thiệp 6
1.5. Mở thông dạ dày qua da bằng nội soi ống mềm 6
1.5.1. Chỉ định 6
1.5.2. Chống chỉ định 8
1.5.3. Vấn đề sử dụng thuốc chống đông và kháng sinh dự phòng. 9
1.5.4. Kỹ thuật đặt ống mở thông dạ dày qua da bằng nội soi ống mềm 10
1.5.5. Thời điểm bắt đầu cho ăn 16
1.5.6. Phiền muộn, tai biến và biến chứng của thủ thuật mở thông dạ dày 16
1.5.7. Chăm sóc bệnh nhân đã được đặt ống mở thông dạ dày 23
1.5.8. Loại bỏ và thay thế ống mở thông dạ dày 25
1.6. Nhu cầu về năng lượng 26
1.6.1. Nhu cầu năng lượng chuyển hóa cơ bản 26
1.6.2. Nhu cầu năng lượng thực tế của người bệnh 26
1.7. Nuôi dưỡng ảnh hưởng đến miễn dịch niêm mạc 27
1.7.1. Mạng lưới mô dạng lympho liên quan đến ruột 27
1.7.2. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa tới mạng lưới mô dạng lympho liên quan đến ruột (GALT) và miễn dịch niêm mạc 27
1.8. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý. 28
1.8.1. Sự thẩm lậu vi khuẩn đường ruột 28
1.8.2. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng ruột 28
1.9. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng. 29
1.9.1. Chỉ số khối cơ thể 29
1.9.2. Dựa vào các chỉ số sinh hóa 30
1.9.3. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Thiết kế nghiên cứu 31
2.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.3.1. Phương tiện và dụng cụ 31
2.3.2. Chuẩn bị trước khi làm thủ thuật 32
2.3.3. Kỹ thuật mở thông dạ dày 32
2.3.4. Chăm sóc sau thủ thuật 34
2.4. Thu thập dữ liệu 35
2.4.1. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu 35
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu cần thu thập 35
2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu 38
2.6. Y đức 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 39
3.1.1. Theo giới 39
3.1.2. Theo nhóm tuổi 39
3.1.3. Đánh giá dinh dưỡng khi vào viện 40
3.1.4. Đường nuôi dưỡng sử dụng trước mở thông dạ dày 41
3.2. Mô tả chỉ định của một số bệnh lý trong nhóm nghiên cứu. 42
3.2.1. Các nhóm bệnh lý được chỉ định mở thông dạ dày trong nghiên cứu 42
3.2.2. Một số bệnh lý được mở thông dạ dày trong nghiên cứu. 42
3.2.3. Đặc điểm của các bệnh lý trong nhóm nghiên cứu 43
3.3. Đặc điểm thủ thuật mở thông dạ dày trong nhóm nghiên cứu. 46
3.3.1. Một số đặc điểm chung 46
3.3.2. Kỹ thuật mở thông dạ dày 47
3.3.3. Thành công về kỹ thuật mở thông dạ dày 48
3.3.4. Một số phiền muộn của thủ thuật mở thông trong nghiên cứu. 48
3.3.5. Một số tai biến và biến chứng của thủ thuật mở thông trong nghiên cứu. 49
3.4. Chăm sóc bệnh nhân sau mở thông dạ dày 50
3.4.1. Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng sau mở thông 50
3.4.2. Đường nuôi dưỡng sử dụng sau mở thông dạ dày 50
3.4.3. Đánh giá dinh dưỡng sau mở thông dạ dày 50
3.5. Sử dụng ống mở thông dạ dày để nuôi dưỡng 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 52
4.2. Mô tả chỉ định của một số bệnh lý trong nhóm nghiên cứu. 53
4.2.1. Các nhóm bệnh lý được chỉ định mở thông dạ dày trong nghiên cứu. 53
4.2.2. Đặc điểm của các bệnh lý trong nhóm nghiên cứu. 56
4.3. Đặc điểm thủ thuật mở thông dạ dày trong nhóm nghiên cứu. 60
4.3.1. Một số đặc điểm chung 60
4.3.2. Kỹ thuật mở thông dạ dày. 61
4.3.3. Thành công về kỹ thuật mở thông dạ dày 63
4.3.4. Một số phiền muộn, tai biến và biến chứng của thủ thuật mở thông dạ dày trong nghiên cứu. 63
4.4. Chăm sóc bệnh nhân sau mở thông dạ dày qua nội soi. 70
4.5. Sử dụng ống mở thông dạ dày để nuôi dưỡng 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng cho người trưởng thành 29
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng theo chỉ số sinh hóa 30
Bảng 3.1: Phân bố Chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân khi vào viện 41
Bảng 3.2: Đường nuôi dưỡng sử dụng trước mở thông dạ dày. 41
Bảng 3.3: Các nhóm bệnh lý được chỉ định mở thông dạ dày trong nghiên cứu. 42
Bảng 3.4: Một số bệnh lý được mở thông dạ dày trong nghiên cứu. 42
Bảng 3.5: Bệnh lý kèm theo. 43
Bảng 3.6: Bệnh lý đường hô hấp kèm theo khi vào viện. 43
Bảng 3.7: Tổn thương ở thực quản- tâm vị trước mở thông dạ dày 44
Bảng 3.8: Một số đặc điểm lâm sàng 44
Bảng 3.9: Sử dụng kháng sinh điều trị trước mở thông dạ dày. 45
Bảng 3.10: Sử dụng thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu trước khi mở thông dạ dày. 45
Bảng 3.11: Phương pháp vô cảm 46
Bảng 3.12: Một số phiền muộn trong khi tiến hành thủ thuật 48
Bảng 3.13: Một số phiền muộn sau thủ thuật mở thông. 48
Bảng 3.14: Tai biến trong khi tiến hành thủ thuật mở thông. 49
Bảng 3.15: Biến chứng sau khi tiến hành mở thông dạ dày. 49
Bảng 3.16: Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng sau mở thông 50
Bảng 3.17: So sánh tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân trước và sau mở thông 50
Bảng 3.18. Các trường hợp sử dụng ống mở thông dạ dày 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 39
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 39
Biểu đồ 3.3: Kết quả Albumin máu khi vào viện 40
Biểu đồ 3.4: Địa điểm tiến hành thủ thuật mở thông dạ dày qua nội soi 46
Biểu đồ 3.5: Một số kỹ thuật mở thông dạ dày qua nội soi ống mềm 47