ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY CÓ MỞ THÔNG HỖNG TRÀNG
LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY CÓ MỞ THÔNG HỖNG TRÀNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC(1/2013-5/2013).Nuôi dưỡng người bệnh là một khâu rất quan trọng trong quá trình điều trị đặc biệt là nuôi dưỡng người bệnh có phẫu thuật lớn bằng đường tiêu hóa.
Từ nửa cuối thế kỷ trước, đã có một số nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng đầy đủ sau phẫu thuật để làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian dị hóa do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật [18], [34]. Dinh dưỡng sau phẫu thuật chủ yếu là qua 2 đường vào: nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và nuôi dưỡng đường ruột. Trong những năm 80, y học đi vào nghiên cứu nuôi dưỡng đường tĩnh mạch với hy vọng nuôi dưỡng tốt các bệnh nhân hậu phẫu kéo dài để giảm tử vong và đã được xem là một trong những khám phá quan trọng nhất của việc điều trị sau mổ ống tiêu hóa nặng. Người ta cho đó là “ruột thứ 2” của cơ thể, với các loại dung dịch cung cấp đầy đủ Protein, Lipit, Gluxit. Để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc tăng cung cấp năng lượng nhưng tình trạng bệnh nhân không được cải thiện nhiều và chưa giảm được tỷ lệ tử vong. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch toàn bộ thường phải sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung ương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết do Catheter và gây rối loạn chuyển hóa như tăng đường huyết, giảm đường huyết. Hơn nữa, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bị hạn chế về số lượng dịch truyền vào cơ thể, các chế phẩm nuôi dưỡng tĩnh mạch không sẵn và giá thành cao [6], [7].
Nuôi dưỡng đường ruột được phát triển trong thập niên 90. Cùng với sự phát triển chung của y học, những hiểu biết về giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh của hệ thống tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. Người ta thấy vai trò quan trọng sống còn của hệ thống tiêu hóa trên các bệnh nhân sau mổ ống tiêu hóa nặng, rò tiêu hóa sau mổ, các bệnh nhân bị stress nặng.. .[7].
Sự thẩm lậu vi khuẩn do tổn thương niêm mạc ruột là nguyên nhân suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và suy đa tạng [33], [35]. Chính vì vậy sự bảo đảm tính toàn vẹn của đường ruột bằng cách kết hợp các biện pháp khác nhau trong đó có nuôi dưỡng đường tiêu hóa qua MTHT là cực kỳ cần thiết, đó chính là “hồi sức ruột” [25]. So với nuôi dưỡng tĩnh mạch, nuôi dưỡng qua MTHT trong điều trị phẫu thuật ống tiêu hóa nặng có nhiều lợi điểm: [17], [27], [28], [31]
– Cung cấp dinh dưỡng một cách trực tiếp
– Dễ áp dụng
– Giảm giá thành
– Giảm sự lan truyền của vi khuẩn vào máu
– Tăng cuờng khả năng miễn dịch
– Cải thiện chức năng ruột
Tại bệnh viện Việt Đức, nuôi duỡng sau mổ ống tiêu hóa nặng nhu mổ cắt thực quản, cắt toàn bộ dạ dày do ung thu… thuờng đuợc thực hiện qua mở thông hỗng tràng. Chăm sóc dinh duỡng cho bệnh nhân qua mở thông hỗng tràng chua đuợc quan tâm đúng mức do đội ngũ điều duỡng viên còn thiếu, việc cho bệnh nhân ăn qua MTHT chủ yếu do nguời nhà đảm nhận nên quy trình và hiệu quả nuôi duỡng chua đuợc đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy chúng tôi tiến hành xây dựng qui trình kỹ thuật nuôi duỡng nguời bệnh qua MTHT tại khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Việt Đức, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả nuôi dưỡng cho bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày có mở thông hỗng tràng tại khoa phẫu thuật tiêu hóa-BV Việt Đức .
với mục tiêu sau:
1.Mô tả qui trình nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng ở bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày toàn bộ.
2. Đạt tỷ lệ cao bệnh nhân có mở thông hỗng tràng đáp ứng được theo ch ế độ ăn đưa ra.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả nuôi dưỡng cho bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày có mở thông hỗng tràng tại khoa phẫu thuật tiêu hóa-BV Việt Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 9
1.1. Lịch sử điều trị nuôi dưỡng 9
1.2. Nguyên lý cơ bản trong nuôi dưỡng điều trị 9
1.2.1. Đảm bảo nhu cầu năng lượng 10
1.2.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng 11
1.3. Dinh dưỡng qua mở thông hỗng tràng 12
1.3.1. Giải phẫu chức năng ruột non 12
1.3.2. Sinh lý hấp thu dinh dưỡng của ruột[4] 13
1.4. Ảnh hưởng của trạng thái dinh dưỡng đến tình trạng bệnh lý 14
1.5. Dung dich nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa 15
1.6. Các phương pháp nuôi dưỡng đường tiêu hóa 15
1.7. Nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ cắt toàn bộ dạ dày do ung thư 16
1.7.1. Điều trị phẫu thuật UTDD [10] 16
1.7.2. Chăm sóc sau mổ: 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Thời gian, địa diểm nghiên cứu 19
2.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu 19
2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp 19
2.5. Biến số và phương tiện thu thập số liệu 19
2.5.1. Các biến số nghiên cứu 19
2.5.2. Các bước tiến hành và thu thập số liệu
2.6. Xử lý số liệu: 22
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Thông tin chung 24
3.1.1. Đặc điểm về giới 24
3.1.3. Phân bố tuổi ở bênh nhân nghiên cứu 24
3.1.4. Đặc điểm về bệnh lý phối hợp 25
3.1.5. Các loại thức ăn bệnh nhân sử dụng 25
3.2. Kết quả nuôi dưỡng 25
3.2.1. Khả năng đáp ứng của bệnh nhân với chế độ ăn 25
3.2.2. Lượng sữa trung bình bệnh nhân ăn được trong 1 tuần nuôi dưỡng 26
3.2.3. Đánh giá chỉ số Albumin 27
3.2.4. Đánh giá chỉ số Protein 27
3.2.5. Cân nặng 27
3.2.7. Biến chứng sau mổ 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 29
4.1. Về đặc điểm người bệnh nuôi dưỡng 30
4.1.1. Tuổi và giới 30
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý 30
4.1.3 Thời điểm nuôi dưỡng 30
4.1.4. Các loại thức ăn bệnh nhân sử dụng 30
4.1.5. Sử dung nạp sữa của bệnh nhân 31
4.2. Kết quả nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng 31
4.2.1. Về cân nặng 31
4.2.2. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa
4.2.3 Biến chứng của nuôi dưỡng qua MTHT 32
4.2.4. Tầm quan trọng của nuôi ăn qua MTHT Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ 34
Nguồn: https://luanvanyhoc.com