Đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 – 2013

Đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 – 2013

 Đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 – 2013

Basedow là bệnh chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh nội tiết [1] [2]. Theo Lê Huy Liệu tại Bệnh viện Bạch Mai, số người mắc Basedow chiếm 45,8% số bệnh nhân nội tiết đến khám và điều trị và chiếm 2,6% các bệnh nội khoa. Tại châu Âu tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là 20/100.000 dân, tại Mỹ tỷ lệ khoảng 40/100.000 dân.[3],[4],[5],[6]. Basedow là bệnh được biết đến từ rất lâu. Graves. R (1835) lần đầu tiên mô tả bệnh biểu hiện có bướu cổ và lồi mắt. Năm 1840, K. Basedow mô tả bệnh có biểu hiện bướu cổ, nhịp tim nhanh và lồi mắt. Ngày nay bệnh mang tên cả hai tác giả này. Các tài liệu Anh – Mỹ gọi là bệnh Graves, còn các tài liệu Pháp gọi là bệnh Basedow.
Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn với cơ chế bệnh sinh rất phức tạp hiện nay đang tiếp tục được nghiên cứu. Bệnh có thể gây nên các biến chứng và để lại di chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Về điều trị có 3 phương pháp là điều trị nội khoa, điều trị bằng I131 và phẫu thuật. Mỗi phương pháp có những chỉ định riêng.
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật đã có lịch sử khá lâu, bắt đầu từ năm 1869 với kỹ thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp bởi Valdenver. Sau đó các tác giả như Lister (1877), Tillaux (1880) thực hiện nhưng tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Với sự cải tiến về kĩ thuật cắt tuyến giáp của Kocher (1920), phẫu thuật đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt việc sử dụng Lugol 1% trước mổ đã làm giảm đáng kể biến chứng. Năm 1950, với sự ra đời của thuốc kháng giáp tổng hợp và I131, việc điều trị Basedow đã có nhiều thay đổi quan trọng. Phẫu thuật không còn là biện pháp điều trị duy nhất, tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò quan trọng do có những ưu điểm như tỷ lệ khỏi bệnh cao, kết quả  ổn định (90-98%), thời gian điều trị được rút ngắn, và có thể áp dụng cho những trường hợp điều trị nội khoa thất bại hay không thể áp dụng các biện pháp điều trị khác.[7],[8],[9],[10],[11],[12].
Với sự hiểu biết về giải phẫu, sinh bệnh học, điều trị nội khoa trước mổ và những sự tiến bộ của gây mê hồi sức nên hiện nay phương pháp điều trị
Basedow bằng phẫu thuật đã mang lại những thành công to lớn với những biến chứng trong và sau mổ thấp.Trên thế giới; phẫu thuật Basedow thuộc lĩnh vực đầu mặt cổ, có xu thế do chuyên khoa Tai Mũi Họng thực hiện. Tại Việt Nam từ trước đến nay phẫu thuật này do chuyên khoa Ngoại lồng ngực đảm nhận. Trong chuyên ngành Tai Mũi Họng phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị Basedow là vấn đề khá mới mẻ. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 – 2013 với mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Basedow.
2.    Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh Basedow tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ 2008 – 2013.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ    3
Chương 1 TỔNG QUAN    5
1.1.    Lịch sử nghiên cứu    5
1.1.1.    Lịch sử bệnh Basedow    5
1.1.2.    Lịch sử phẫu thuật Basedow    6
1.2.    Giải    phẫu tuyến giáp, tuyến cận giáp    8
1.2.1.    Đại cương    8
1.2.2.    Nguồn cấp máu và sự liên quan với thần kinh thanh quản    10
1.2.3.    Thần kinh chi phối tuyến giáp:    14
1.2.4.    Tuyến    cận giáp    15
1.2.5.    Phân nhóm hạch cổ:    15
1.3.    Sinh lý tuyến giáp    15
1.3.1.    Sinh tổng hợp hormon T3, T4    15
1.3.2.    Tác dụng của T3, T4    16
1.3.3.    Tác dụng của Calcitonin    16
1.3.4.    Điều hòa tổng hợp hormone    16
1.3.5.    Cơ chế hình thành Thyroglobulin và Anti Thyroglobulin    17
1.4.    Bệnh Basedow    17
1.4.1.    Dịch tễ:    17
1.4.2.    Cơ chế bệnh sinh:    17
1.4.3.    Lâm sàng    17
1.4.4.    Cận lâm sàng    20
1.4.5.    Chẩn đoán    23
1.4.6.    Biến chứng bệnh Basedow    25
1.5.    Các phương pháp điều trị bệnh Basedow    26 
1.5.1.    Điều trị bằng các thuốc kháng    giáp tổng    hợp:    26
1.5.2.    Điều trị bằng I131:    27
1.5.3.    Điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật    27
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    32
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    32
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:    33
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    33
2.2.2.    Các bước tiến hành    33
2.2.3.    Nội dung nghiên cứu    33
2.2.4.    Phương tiện nghiên cứu    41
2.2.5.    Địa điểm nghiên cứu    42
2.2.6.    Xử lý số liệu    42
2.3.    Đạo đức nghiên cứu    42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    43
3.1.    Các đặc điểm chung    43
3.1.1.    Tuổi    và giới    43
3.1.2.    Thời gian điều trị nội khoa    44
3.1.3.    Triệu chứng phát hiện bệnh:    44
3.2.    Lâm    sàng    45
3.2.1.    Hội chứng nhiễm độc giáp    45
3.2.2.    Các triệu chứng thăm khám lâm sàng    bướu giáp    45
3.2.3.    Biểu hiện ở mắt    48
3.3.    Cận lâm sàng    48
3.3.1.    Điện tim    48
3.3.2.    Siêu âm tuyến giáp    49
3.3.3.    Nồng độ FT3,FT4, TSH, TRAb trong    huyết    thanh trước mổ    49
3.4.    Chỉ định và phương pháp phẫu thuật    50
3.4.1.    Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật    50 
3.4.2.    Lý do chỉ định phẫu thuật    50
3.4.3.    Phương pháp phẫu thuật    51
3.5.    Kết quả phẫu thuật    51
3.5.1.    Đánh giá kết quả sớm    51
3.5.2.    Đánh giá kết quả muộn    52
Chương 4 BÀN LUẬN    55
4.1.    Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    55
4.1.1.    Đặc điểm chung    55
4.1.2.    Lâm sàng    57
4.1.3.    Cận lâm sàng    60
4.2.    Đánh giá kết quả phẫu thuật    63
4.2.1.    Các    phương pháp đã điều trị và lý do chỉ định phẫu thuật    63
4.2.2.    Phương pháp phẫu thuật:    65
4.2.3.    Tai biến trong mổ    66
4.2.4.    Biến chứng sớm sau mổ:    66
4.2.5.    Kết quả mô bệnh học sau mổ    70
4.2.6.    Thời gian nằm viện    70
4.2.7.    Đánh giá kết quả muộn sau mổ:    70
KẾT LUẬN    73
KIẾN NGHỊ    75
TÀI LIỆU THAM KHẢO    76 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment