Đánh giá kết quả phẫu thuật biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007-2015
Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007-2015.Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư CTC từ 48-52 tuổi [1].
Triệu chứng lâm sàng của ung thư CTC gắn liền với quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh. Ở giai đoạn sớm triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, không đặc hiệu nên người bệnh dễ bỏ qua. Do đó, bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng tới kết quả điều trị của bệnh.
Việc điều trị ung thư CTC dựa vào giai đoạn của bệnh, phương pháp phẫu thuật triệt căn được chỉ định cho ung thư giai đoạn IA, phương pháp phẫu thuật kết hợp với xạ trị được chỉ định cho ung thư CTC giai đoạn IB-II. Đối với ung thư CTC giai đoạn muộn (III-IV) có hai phương pháp điều trị chính là xạ trị triệt căn hoặc hoá xạ trị đồng thời.
Hiện nay xạ trị đang là một trong các phương pháp điều trị ung thư CTC được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt ở Việt Nam, hầu hết các bệnh nhân ung thư CTC được điều trị bằng xạ trị. Các chỉ định và kỹ thuật xạ trị dựa trên thể tích u và mức độ di căn và xâm lấn của tế bào ung thư. Xạ trị với mục đích điều trị ung thư CTC, tia xạ còn gây ra những tổn thương khó hồi phục cả các tổ chức lành xung quanh u. Sau khi điều trị tia xạ bệnh nhân thường bị các biến chứng do xạ trị gây ra. Thời gian gần đây, nhờ việc lập kế hoạch xạ trị bằng chẩn đoán hình ảnh như chụp CT-scaner, pet – CT, xạ trị áp sát, xạ trị chiếu ngoài, máy móc hiện đại mà biến chứng do xạ trị gây ra đã giảm đáng kể. Nhưng vẫn có những biến chứng thường gặp ở đường tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu và thần kinh như:
Biến chứng tiêu hóa: Viêm loét trực tràng chảy máu, rò trực tràng âm đạo, chít hẹp hậu môn.
Biến chứng tiết niệu -sinh dục-thần kinh: Viêm bàng quang …
Nghiên cứu tại bệnh viện K Hà Nội giai đoạn 2011 cho thấy biến chứng tiết niệu 10,5%, biến chứng tiêu hóa như tiêu chảy các mức độ khác nhau chiếm tỷ lệ cao là 60,5%. Viêm loét trực tràng chảy máu 54,3%, chít hẹp trực tràng và âm đạo chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều 3,4%. Biến chứng sau xạ trị có sự khác nhau giữa một số tác giả trong và ngoài nước. Theo Bùi Diệu, biến chứng tiêu chảy và viêm trực tràng chảy máu trong nhóm xạ trị bằng Radium 226 là (46,9% và 32,7%). Trong nhóm xạ trị bằng caesium là (33,6% và 18,6%) [2]. Theo Nguyễn Văn Tuyên biến chứng viêm trực tràng chảy máu gặp hầu hết bệnh nhân nghiên cứu [3].
Tỉ lệ rò trực tràng âm đạo sau xạ trị tiểu khung theo Given là 24% [4], theo Bandy, Addison và Parker 38% do xạ trị tiểu khung [5]. Còn theo Nguyễn Xuân Hùng là khoảng 1% đến 22%, phụ thuộc vào liều xạ trị và hầu hết bệnh biểu hiện sau 6 tháng đến 2 năm [6].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các biến chứng hậu môn-trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung: kết quả điều trị rò trực tràng, đánh giá kết quả điều trị rò trực tràng âm đạo thấp do xạ trị, viêm loét trực tràng chảy máu do xạ trị, chít hẹp hậu môn trực tràng do xạ trị [7], [8].
Ở nước ta có một số bài viết và nghiên cứu về các biến chứng hậu môn trực tràng do tia xạ ung thư cổ tử cung. Song chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kết quả điều trị của các biến chứng đại trực tràng do tia xạ ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007-2015“, nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật các biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung.
Đa số BN sau mổ hết đi ngoài ra máu chiếm tỷ lệ 91,43%. Còn lại có 3 BN bị tái phát ỉa máu sau mổ là do không làm HMNT chỉ đốt cầm máu và 1 BN làm HMNT nhưng không cắt đoạn TT tổn thương.
2.2. Kết quả xa sau khi ra viện
Trong 35 BN sau mổ, có 7 BN đã chết còn lại 28 BN còn sống đều được khám lại. Kết quả thu được như sau:
– Tỉ lệ khỏi bệnh đạt 80%(65,7% khỏi không di chứng và 14,3% BN khỏi có di chứng), có 6 BN chiếm 17,14% bệnh nhân bị viêm bàng quang, có 5 BN chiếm 14,28% nối đại tràng với ống hậu môn đều có rối loạn đại tiện là ỉa khó, mót rặn khi thăm trực tràng thấy hẹp miệng nối. Tắc HMNT có 2 BN chiếm tỷ lệ 7,1% đều điều trị nội khoa ổn định, có 1 BN chiếm 3,57% bệnh nhân bị thoát vị cạnh HMNT.
– Các di chứng khác sau mổ là: hẹp âm đạo, đau tức hậu môn và âm đạo, hẹp ống HM.
– Đánh giá chung kết quả điều trị theo tiêu chuẩn nghiên cứu tỉ lệ tốt đạt 65,7%, kết quả trung bình là 14,3%, kết quả xấu là 20%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng sản phụ khoa. Tập II, NXB y học Hà Nội, 110-115.
2. Bùi Diệu (1999), Nghiên cứu đánh giá phương pháp điều trị tia xạ tiền phẫu trong ung thư cổ tử cung giai đoạn 1A-2A bằng kỹ thuật nạp nguồn sau (afterloading- Caesium 137. Luận văn tốt nghiệp Cao học – Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Tuyên (2008), Nghiên cứu điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-II bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với xạ trị, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 133-134.
4. Givent FT (1970), Rectovaginalfistula: A review of 20 years’ experience in a community hospital. Am J Obstet Gynecol; 108, 41- 46.
5. Addison A Bandy LC, Parker RT (1983). Surgical management of rectovaginal in Crohn’s disease. Am J Obstet Gynecol; 147, 359-363.
6. Nguyễn Xuân Hùng (2009). Kết quả điều trị rò trực tràng – âm đạo. Tạp chí ngoại khoa, 1(4), 26 -29.
7. Smith.R.A (2000) American cancer society guidelines for the of cancer, 50.
8. Esche B.A (1987), Dosimetric methods in the optimization of radiotheraphy for carcinoma of the uterin cervix, Int J Radiat Oncol Biol Phus, 13, 1183-92.
9. Frank H. Netter (2008). Atlas Giải Phẫu Người. Nhà xuất bản Y học: 35-417.
10. Tạ Long Vũ Văn Khiên, Bùi Văn Lạc và cs. (2005) Viêm loét đại tràng: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị. Đặc san
Tiêu hoá Việt nam, 1, 27-30.
11. Nguyễn Đăng Gia Hà Văn Mạo, (1983) Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu nhân 7 trường hợp điều trị tại viện Quân Y 108, Tạp chí Nội khoa, 1, 18 – 25.
12. Genadry RR Rosenshein NB, WoodruffJD (1980). An anatomic classification of rectovaginal septal defect. Am J Obstet Gynecol, 137, 439-442.
13. Nguyễn Hoài Nga, Phạm Hoàng Anh, Trần Hồng Trường và cộng sự (2002), Tình hình ung thư ở Hà Nội 1996 – 1999, Tạp chíy học thực hành, số 431 – 2002, chuyên đề ung thư học, 1 – 11.
14. Nguyễn Bá Đức (2005), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh ung thư tại một số vùng địa lý Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước mã CK 10.06, 50-55.
15. Nguyễn Chấn Hùng (1997), Ghi nhận ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số đặc biệt chuyên nghành ung thư, 215-219.
16. Richard S. Blumberg Sonia Friedman, (2000) (Nguyễn Văn Tiệp dịch) Bệnh ruột viêm (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn), Các nguyên lý y học nội khoa Harrison, Nhà xuất bản Y học, 3, 814 – 836.
17. Đinh Xuân Tửu Đinh Thế Mỹ, Ngô Thu Thoa (2001), Tài liệu tập huấn ung thư CTC, tử cung, buồng trứng, Dự án nghiên cứu bệnh chứng ung thư phụ khoa miền bắc, 40-47.
18. Body G (1990), Cancer du col de uterus, 1-24.
19. Wong FC (2003), Treatment result of high dose rate remote afterloading brachytheraphy for cervical cancer, 61.
20. Chen SW (2004), High dose rate afterloading technique in the radiation treatment of uterine cervical cancer, 2.
21. Ochi T (2002), Survival predition using artificial neural networks in patient, Int J Clin Oncol, 679.
22. J. Carter M, Lobo A.J. et al, (2004) Guidelines for the management of inflammatory bowel disease in adults, GUT, 53, 1-16.
23. Gary R. Lichtenstein Chinyu Su (2006), Ucerative Colitis, Sleisenger & Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease, 8th ed, Saunders, 2499 – 2538.
24. Connell A.M. et al Baron J.H., (1962), Out-patient treatment of ulcerative colitis. Comparison between three doses of oral prednisone. BMJ, 2, 441-443.
25. Richard J. Farrell MD et al Mark A. peppercorn MD, (2002) Ulcerative colitis. The Lancet, 359, issue 9303, 301- 340.
26. May B, Tromm A, (2006) Inflammatory bowel diseases, Endoscopic Diagnostics, Falk foundaton, Germany.
27. Bentley RJ (1973), Abdominal repair of high rectovaginal fistula. J Obstret Gynaecol Br Commonw, 80, 364-367.
28. Philip H. Gordon (1999), Rectum and anus ThirdEdition, Rectovaginal Fistula. Principles and practice of surgery for the colon, 16, 361-381.
29. Mario Pescatori MD, Giuseppe Gagliardi MD (2007), Clinical and functional result after tailored surgery for rectovaginal fistula. Pelviperineology, 26, 78-81.
30. Gordon PH Goldberg SM, Nivatvongs S (1980). Essentials of Anorectal Surgery. Philadelphia, JB Lippincott, 316-332.
31. De Cosse JJ (1977), David-Christopher Textbook of Surgery. Philadelphia: WB Saunders. Radiation injury to the intestine. In Sabistan D, 1061-1062.
32. Goligher JC (1975), Rectovaginal fistula and irradiation proctitis and enteritis. In Surgery of the Anus Goligher JC, Rectum and Colon. Springfield, III: Charles C Thomas, 245-247, 1066-1068.
33. MayoClinic.com (2008), Womens Health: Rectovaginal Fistular.
34. HibbardLT (1978), Surgical management of rectovaginal fistula and complete perineal tears. Am J Obstet Gynecol, 130, 139-141.
35. Grigsby P Perez CA, Nene S, et al (1992), Effect of tumor size on the prognosis of carcinoma of the uterine cervix treated with irradiation alone. Cancer, 69, 2796 -2806.
36. Ferrigno R et al (2005), Comparison of low and high dose rate brachytherapy in the treatment of cervical cancer, Int Radiat Oncol Biol Phys, 1108-16.
37. Lưu Văn Minh và cộng sự (1997), Lê Phúc Thịnh, Tổng kết 5034 trường hợp ung thư CTC điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ 1990-1995, Y học Thành phố Hồ Chí minh, số đặc biệt chuyên đề ung thư, 267-274.
38. Kovalic J et al (1991), The effect of volume of disease in patient with carcinoma of uterine cervix. Radiation Oncology Biol.
39. Lanciano R (2000), Optimizing radiation parametre for cervical cancer, 36-43.
40. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2004), Kết quả bước đầu áp dụng điều trị hóa chất – xạ trị đồng thời ung thư CTC giai đoạn IIB –
III. Tạp chí y học thực hành, hội thảo quốc gia phòng chống ung thư số 489, 30 – 34.
41. Ghabuous A, Boni A et al. (2013), Time course of late rectal- and urinary bladder side effects after MRI-guided adaptive brachytherapy for cervical cancer. 535-40.
42. Givent FT (1970). Rectovaginalfistula: A review of 20 years’ experience in a community hospital. Am J Obstet Gyneco, 108, 41- 46.
43. Lê Trường Chiến (1990), Chỉ định và biến chứng HMNT. Tiểu luận tốt nghiệp Bs nội trú ngoại tổng quát – chuyên khoa 1 (khoá 1987 – 1990) – Trường.
44. Nguyễn Phước Vĩ Anh (2001), Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí biến chứng sau mổ của phau thuật ung thư đại trực tràng tại BV Việt Đức. Luận văn thạc.
45. December, Paul C. Shellito (1998) Complication Of Abdominal Stoma Surgery. Disease Of The Colon And Rectum, 41(12), 1562-1572.
46. Beskow C1 et al. (2012), Biological effective dose evaluation and assessment of rectal and bladder complications for cervical cancer treated with radiotherapy and surgery. J Contemp Brachytherapy, 205-12.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu hậu môn trực tràng và ống hậu môn 3
1.1.1. Giải phẫu hậu môn trực tràng 3
1.1.2. Giải phẫu đại tràng sigma 11
1.2. Giải phẫu sinh lý cổ tử cung và âm đạo 12
1.2.1. Giải phẫu, mô học cổ tử cung 12
1.2.2. Giải phẫu âm đạo 13
1.3. Ung thư cổ tử cung 16
1.3.1. xếp giai đoạn ung thư CTC 16
1.3.2. Điều trị ung thư cổ tử cung 20
1.3.3. Biến chứng sau xạ trị 24
1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng các biến chứng hậu môn trực
tràng do tia xạ ung thư cổ tử cung 26
1.4.1. Viêm loét trực tràng chảy máu 26
1.4.2. Rò trực tràng âm đạo 30
1.4.3. Chít hẹp ống hậu môn trực tràng 33
1.5. Tình hình nghiên cứu về biến chứng hậu môn trực tràng do tia xạ ung
thư cổ tử cung 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3. Nội dung nghiên cứu 37
2.3.1. Đặc điểm chung 37
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng 38
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 44
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm chung 45
3.1.1. Tuổi 45
3.1.2. Tiền sử 46
3.2. Đặc điểm lâm sàng 48
3.2.1. Các loại biến chứng của hậu môn trực tràng 48
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng 49
3.2.3. Cận lâm sàng 52
3.2.4. Đặc điểm phẫu thuật 55
3.2.5. Kết quả điều trị 58
3.2.6. Kết quả xa sau mổ 60
Chương 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung 64
4.1.1. Tuổi 64
4.1.2. Tiền sử liên quan 65
4.2. Đặc điểm lâm sàng 66
4.2.1. Các biến chứng của hậu môn trực tràng 66
4.2.2. Triệu chứng cơ năng 67
4.2.3. Triệu chứng thực thể 67
4.3. Triệu chứng cận lâm sàng 68
4.3.1. Chẩn đoán hình ảnh 68
4.3.2. Xét nghiệm máu 69
4.4. Đặc điểm phẫu thuật 70
4.4.1. Tư thế mổ và phương pháp mổ 70
4.4.2. Cách thức phẫu thuật 70
4.4.3. Cách làm hậu môn nhân tạo 71
4.5. Kết quả sớm sau mổ 72
4.5.1. Kết quả sớm 72
4.5.2. Đau sau mổ 72
4.5.3. Thiếu máu sau mổ 72
4.5.4. Nhiễm trùng vết mổ 73
4.5.5. Sốt sau mổ 73
4.5.6. Thời gian trung tiện sau mổ 73
4.5.7. Biến chứng sớm sau mổ 73
4.6. Kết quả xa 75
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Sắp xếp giai đoạn theo UICC và FIGO
Phân loại mức độ nặng theo chang J.C., Cohen R
Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Tiền sử bệnh tật khác
Giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Thời gian bị biến chứng sau xạ trị
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội khoa
Thời gian điều trị nội khoa trước phẫu thuật
Tỷ lệ truyền phải truyền máu trong khi điều trị nội khoa
Các biến chứng hậu môn trực tràng
Các triệu chứng cơ năng của VLTTCM
Các triệu chứng cơ năng của rò TT-ÂD
Các triệu chứng cơ năng của chít hẹpHM-TT
Mức độ viêm loét trực tràng chảy máu
Vị trí lỗ rò âm đạo
Kích thước lỗ rò âm đạo
Mức độ hẹp ống hậu môn
Tỷ lệ nhóm máu của bệnh nhân
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Kết quả nội soi đại trực tràng
Kết quả siêu âm ổ bụng
Kết quả CT, MRI
Phương pháp mổ và tư thế phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật
Tỷ lệ làm HMNT tạm thời và vĩnh viễn
Vị trí làm hậu môn nhân tạo
Kết quả giải phẫu bệnh
Các kết quả sớm sau mổ
Biến chứng sớm của hậu môn nhân tạo.
Số bệnh nhân còn liên lạc
Tỷ lệ sống và chết
Tỷ lệ bệnh nhân khám lại
Thời gian sống thêm sau mổ
Tỷ lệ biến chứng xa sau mổ
Tỷ lệ di chứng sau mổ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu trước mổ 52
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân làm hậu môn nhân tạo 56
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ biến chứng do phẫu thuật 59
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh 63
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ kết quả điều trị sau mổ 63
Thiết đồ đứng dọc qua giữa chậu hông, đáy chậu
Trực tràng và ống hậu môn
Hố ngồi trực tràng
Hệ cơ của hậu môn
Động mạch của trực tràng và ống hậu môn
Tĩnh mạch của trực tràng và ống hậu môn
Giải phẫu cổ tử cung
Tử cung, âm đạo và các cấu trúc nâng đỡ
Phân loại giai đoạn ung thư cổ tử cung theo FIGO
Mô tả điểm tính liều xạ trị cho điểm A và điểm B
VLTT chảy máu mức độ vừa
VLTT chảy máu mức độ nặng
Vạt da trượt Y-V
Vạt da xoay kiểu chữ S