Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan nội soi điều trị u gan lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2010-2014
Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan nội soi điều trị u gan lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2010-2014.U gan lành tính là những khối u biểu mô, u không biểu mô và các tổn thương dạng u được phân loại theo giải phẫu bệnh các khối u gan của tổ chức y tế thế giới, thường gặp nhất trên lâm sàng là nang gan và u máu. Chỉ tính riêng u máu đã chiếm tới 20% các tổn thương u tại gan, tính trên siêu âm và trên giải phẫu tử thi [1], [2], [3], [4], [5].
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan nội soi điều trị u gan lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2010-2014 Phần lớn các bệnh nhân u gan lành tính không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc khám bệnh vì tổn thương cơ quan khác, chỉ cần theo dõi định kỳ và không cần điều trị gì. Tuy nhiên, có khoảng 15% các trường hợp u gan lành tính có triệu chứng, biến chứng, tăng kích thước nhanh hoặc có nguy cơ thoái hóa ác tính và cần can thiệp điều trị phẫu thuật [5], [6].
Sau ca cắt túi mật nội soi lần đầu tiên được thực hiện năm 1987, PTNS phát triển mạnh mẽ, đã thay thế phần lớn phẫu thuật kinh điển, được áp dụng cho hầu hết các phẫu thuật đường tiêu hóa, đặc biệt các tạng rỗng. Tuy nhiên phẫu thuật về gan – tụy mà đặc biệt là cắt gan vẫn chủ yếu dành cho mổ mở, áp dụng nội soi đối với cắt gan phát triển rất chậm. Yếu tố chính gây khó khăn cho phẫu thuật cắt gan nội soi [7]: thứ nhất kỹ thuật cắt gan: giải phóng, kiểm soát mạch máu… khó thực hiện bằng nội soi, thứ hai nguy cơ trong mổ: chảy máu, tắc mạch do khí. khó kiểm soát được bằng nội soi. Tuy nhiên trong 1 thập kỷ gần đây, trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này: từ áp dụng nội soi để chẩn đoán khả năng cắt bỏ u gan đến các phẫu thuật cắt chỏm nang gan nội soi, phẫu thuật đường mật. Do vậy một số trung tâm phẫu thuật trên thế giới đã thực hiện cắt gan nội soi mà người đầu tiên là Gagner (USA) 1991 thực hiện cắt gan hạ phân thùy VI [8]. Azagra (1993), đã thực hiện thành công cắt thùy gan trái nội soi điển hình. Sau đó phẫu thuật cắt gan nội soi được thực hiện tại Mỹ, Pháp, Châu Á ( Nhật Bản, Đài Loan, Trung quốc.) nhờ những ưu việt của nó so với mổ mở: giảm đau sau mổ, tính thẩm mỹ, người bệnh nhanh chóng trở về hoạt động bình thường và người bệnh có thể tránh được một cuộc mổ nặng nề không cần thiết trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn muộn mà trước mổ không chẩn đoán được [7-13]. Theo thống kê đến năm 2001 đã có 200 trường hợp cắt gan nội soi trên thế giới. Cherqui D., Husson E., Hammoud R. và cộng sự (2000) nghiên cứu cắt gan nội soi cho 30 bệnh nhân, trong đó có 18 trường hợp u gan lành tính, 12 trường hợp u gan ác tính, kích thước u trung bình là 4,25cm, thời gian phẫu thuật trung bình là 214 phút, biến chứng chung sau mổ chiếm 20% và không có tử vong sau mổ [11]. Cho đến nay người ta đã thực hiện được hầu hết các phẫu thuật cắt gan nội soi: Cắt hạ phân thùy, cắt phân thùy, cắt gan phải, trái.
Tại Việt Nam, cho đến năm 2004, PTNS cắt gan mới được áp dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị u gan. Từ đó đến nay đã có thêm một số nghiên cứu về loại hình phẫu thuật này. Năm 2004, lần đầu tiên tại Việt Nam, nhóm tác giả Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Nghĩa thực hiện PTNS cắt gan nhân 2 trường hợp tại bệnh viện Việt Đức [3]. Năm 2006, theo nghiên cứu của Đỗ Tuấn Anh, Trần Bình Giang, Nguyễn Quang Nghĩa, Đỗ Kim Sơn, có 16 trường hợp được mổ cắt gan nội soi với tỷ lệ biến chứng sau mổ là 6,25%, không có ca nào tử vong [14]. Cho đến nay, một số trung tâm lớn đã áp dụng kỹ thuật này như bệnh viện y dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Quân Đội Trung Ương 108, viện quân y 103…
Với mong muốn đánh giá khả năng thực hiện, an toàn và hiệu quả của PTNS cắt gan, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan nội soi điều trị u gan lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, nhằm các mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các khối u gan lành tính được cắt gan nội soi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
- Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị u gan lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………. ……………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………………….. 3
1.1. Giải phẫu gan ……………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Vị trí, kích thước, màu sắc, mật độ ………………………………………… 3
1.1.2. Hình thể ngoài …………………………………………………………………….. 3
1.1.3. Giải phẫu gan liên quan tới phẫu thuật cắt gan ………………………… 4
1.1.4. Các hình thái cắt gan ……………………………………………………………. 9
1.2. Phân loại mô bệnh học và đặc điểm giải phẫu bệnh của một số u gan
lành tính ………………………………………………………………………………………….. 10
1.2.1. Phân loại mô bệnh học. ………………………………………………………. 10
1.2.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh của một số u gan lành tính ……………… 10
1.3. Chẩn đoán u gan lành tính ………………………………………………………… 13
1.3.1. Lâm sàng ………………………………………………………………………….. 14
1.3.2. Cận lâm sàng …………………………………………………………………….. 14
1.4. Phẫu thuật cắt gan điều trị u gan lành tính ………………………………….. 19
1.4.1. Chỉ định phẫu thuật cắt gan …………………………………………………. 19
1.4.2. Các phương pháp cắt gan ……………………………………………………. 20
1.4.3. Phẫu thuật nội soi cắt gan ……………………………………………………. 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………… 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………….. 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………… 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………. 27
2.3.2. Chọn mẫu …………………………………………………………………………. 28
2.3.3. Quy trình phẫu thuật nội soi ………………………………………………… 28
2.3.4. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………. 30
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: ………………………………………………….. 32
2.3.6. Sai số nghiên cứu ………………………………………………………………. 32
2.3.7. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………… 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… …34
3.1. Đặc điểm chung ………………………………………………………………………. 34
3.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi và u gan lành tính ……………………………… 34
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng …………………………………………… 35
3.2.1. Tiền sử ……………………………………………………………………………… 35
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………….. 36
3.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………….. 36
3.3. Cách thức phẫu thuật ……………………………………………………………….. 40
3.3.1. Vị trí u ……………………………………………………………………………… 40
3.3.2. Kích thước khối u ………………………………………………………………. 40
3.3.3. Một số chi tiết kỹ thuật mổ nội soi cắt gan ……………………………. 41
3.3.4. Hình thái cắt gan………………………………………………………………… 42
3.3.5. Thời gian mổ trung bình PTNS cắt gan ………………………………… 42
3.3.6. Truyền máu trong và sau mổ ……………………………………………….. 43
3.4. Kết quả phẫu thuật …………………………………………………………………… 43
3.4.1. Thời gian có trung tiện sau mổ (giờ) …………………………………….. 43
3.4.2. Số ngày nằm viện ………………………………………………………………. 43
3.4.3. Biến chứng sau mổ …………………………………………………………….. 44
3.4.4. Kết quả gần ……………………………………………………………………….. 45
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………. ………………….…………..46
4.1. Đặc điểm chung ………………………………………………………………………. 46
4.1.1. Giới tính ……………………………………………………………………………. 46
4.1.2. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………………… 47
4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng ………………………………………………………… 49
4.2.1. Tiền sử ……………………………………………………………………………… 49
4.2.2. Lâm sàng ………………………………………………………………………….. 50
4.2.3. Cận lâm sàng …………………………………………………………………….. 51
4.3. Kỹ thuật cắt gan NS …………………………………………………………………. 56
4.3.1. Vị trí đặt trocart và tư thế BN ……………………………………………… 56
4.3.2. Trang thiết bị …………………………………………………………………….. 58
4.3.3. Vị trí khối u ………………………………………………………………………. 58
4.3.4. Kích thước khối u ………………………………………………………………. 60
4.3.5. Kiểm soát cầm máu trong mổ ……………………………………………… 60
4.4. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật …………………………………………. 63
4.4.1. Thời gian phẫu thuật …………………………………………………………… 63
4.4.2. Thời gian nằm viện …………………………………………………………….. 63
4.4.3. Biến chứng sau mổ và kết quả sớm sau phẫu thuật ………………… 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Lộc (2004), “Chỉ định phẫu thuật và kết quả điều trị u máu lớn ở gan”, Thông tin y dược, 7: tr. 114.
- Lê Lộc (2004), “Tràn máu phúc mạc do vỡ u máu lớn gan ở trẻ sơ sinh, báo cáo nhân một trường hợp”, Ngoại khoa, 3(54): tr. 29 – 32.
- Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Nghĩa và cộng sự (2005), “Phẫu thuật cắt gan nội soi: nhân 2 trường hợp đầu tiên tại Việt Nam”,Ngoại khoa, 1(55): tr. 48.
- Trịnh Hồng Sơn, Phạm Hoàng Hà (2008), “Chẩn đoán và điều trị u cơ mỡ mạch của gan, báo cáo nhân một trường hợp”, Y học thực hành 2: tr. 39 – 42.
- Đoàn Thanh Tùng, Đoàn Ngọc Giao (2006), “U máu gan, chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật và kết quả điều trị”, Y học Việt Nam, 3(320): tr. 9 -17.
- Đoàn Thanh Tùng, Đoàn Ngọc Giao (2006), “Kết quả sớm điều trị phẫu thuật 66 trường hợp u máu gan lớn”, Y học Việt Nam, 12(329): tr.
- Đỗ Tuấn Anh, Trần Bình Giang, Nguyễn Quang Nghĩa và cộng sự(2006), Phẫu thuật cắt gan nội soi: 16 trường hợp tại bệnh viện Việt Đức. Y học Việt nam số đặc biệt: 184 -190.
- Trịnh Văn Minh (2005), Atlas giải phẫu người tập 2, Nhà xuất bản y học.
- Frank H. Netter (1997), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản y học.
- Tôn Thất Tùng (1971), Cắt gan, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
- Couinaud C. (1957), Le foie: études anatomiques et chirurgicales, Masson, Paris.
- Trịnh Hồng Sơn (2002), “Nghiên cứu giải phẫu gan ứng dụng trong ghép gan”, Ngoại khoa 5: tr. 7 – 19.
- Tôn Thất Bách (2001), Phẫu thuật gan mật, Nhà xuất bản y học.
- Nguyễn Phước Bảo Quân, Nguyễn Văn Tiến Đức (2002), U gan lành tính. Siêu âm bụng tổng quát, Nhà xuất bản y học 2002, 132 – 137.
- Đoàn Thanh Tùng, Đoàn Ngọc Giao (2007), “Chẩn đoán hình ảnh u máu gan lớn trên siêu âm và chụp cắt lớp vi tính”, Y học Việt Nam, 1(336): tr. 18-22.
- Nguyễn Phước Bảo Quân, Nguyễn Văn Tiến Đức (2009), “Khảo sát u gan: kỹ thuật siêu âm hòa âm mô và kỹ thuật siêu âm thường quy”, Y học Việt Nam 2: tr. 147 – 150.
- Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Nghĩa (2005), Chỉ định và kỹ thuật cắt gan nội soi. Y học Việt nam số đặc biệt: 53 -59.
- Trần Công Duy Long, Nguyễn Hoàng Bắc (2013), “ Phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan: kinh nghiệm 5 năm tại một trung tâm”. Y học TP. Hồ Chí Minh.
- Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Tiến Quyết & Trần Bảo Long (2008), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị tăng sản thể khối khu trú (Focal nodular hyperplasia: FNH) của gan: nhân 2 trường hợp điều trị phẫu thuật”, Y học Việt Nam, 1: tr. 18 – 23.
- Đỗ Tuấn Anh, Trần Bình Giang, Nguyễn Quang Nghĩa và cộng sự(2006), Phẫu thuật cắt gan nội soi: kinh nghiệm qua 22 trường hợp. Y học TP Hồ Chí Minh.2006. Tập 10. Tr 68 -74.