Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi do viêm, sỏi túi mật trên bệnh nhân viêm tụy cấp
Sỏi túi mật và biến chứng viêm tụy cấp là một cấp cứu thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa nói chung và bệnh lý gan mật nói riêng. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ viêm tụy cấp do sỏi túi mật thay đổi từ 5,7%-10,9%
trong số BN cắt túi mật [30],[38], [64]. Ở Việt Nam, tỷ lệ này thay đổi từ 3,9%-17,4% [2], [18], [21], VTC do sỏi túi mật chiếm 17,4% trong tổng số VTC do sỏi mật nói chung [2] VTC do sỏi túi mật chiếm 9,3% trong tổng số VTC [18].
Khi bệnh nhân bị sỏi túi mật có biến chứng VTC, các triệu chứng lâm sàng biểu hiện nổi bật với các dấu hiệu của VTC thể phù tụy hoặc thể hoại tử tụy, các triệu chứng của viêm túi mật, của sỏi túi mật bị che lấp. Do đó cần phải nghĩ tới nguyên nhân do sỏi túi mật khi đứng trước bệnh nhân VTC để có chẩn đoán chính xác và kịp thời, từ đó có thái độ xử lý thích hợp.
Điều trị VTC ở bệnh nhân có viêm, sỏi túi mật bao gồm: điều trị nội khoa như điều trị triệu chứng, chống nhiễm khuẩn, chống viêm tụy, chống suy giảm chức năng các tạng, điều chỉnh các rối loạn nước và điện giải, đảm bảo nuôi dưỡng đường tĩnh mạch … phối hợp điều trị ngoại khoa nhằm cắt bỏ túi mật và sỏi trong túi mật, đồng thời giải quyết các biến chứng do VTC gây nên.
Phẫu thuật kinh điển mở bụng cắt túi mật từ trước thập kỷ 80 được coi là phương pháp chuẩn cho điều trị ngoại khoa cho bệnh lý túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi đã dần thay thế phương pháp cắt túi mật kinh điển, do có những ưu điểm vượt trội được công nhận khi Mühe thực hiện cắt túi mật nội soi ở Đức năm 1985 [49], [50], [52], [53], đặc biệt là sau công bố ca cắt túi mật nội soi thành công của Philippe Mouret ở Pháp năm 1987[6], [50].
Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi được áp dụng năm 1992 tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm 1993 tại Việt Đức và phát triển nhanh chóng tới các trung tâm ngoại khoa khác trên toàn quốc.
Cắt túi mật nội soi ở bệnh nhân VTC đã được thừa nhận với các ưu điểm ít đau, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi sức khỏe nhanh và đạt yêu cầu về thẩm mỹ [29], [30], [38], [59]…
Ở Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân VTC có sỏi túi mật được cắt túi mật nội soi từ nhiều năm qua, và đã có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này [20], nhưng hiệu quả thật sự của nó chưa được đánh giá một cách thật đầy đủ. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi do viêm, sỏi túi mật trên bệnh nhân viêm tụy cấp” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm, sỏi túi mật ở bệnh nhân viêm tụy cấp.
2. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt túi mật nội soi trên bệnh nhân viêm tụy cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu tụy 3
1.1.1. Vị trí và hình thể ngoài 3
1.1.2. Các ống tiết của tụy 5
1.1.3. Bóng Vater 6
1.1.4. Mạch máu 6
1.1.5. Thần kinh 7
1.2. Sinh lý tụy 8
1.2.1. Chức năng ngoại tiết 8
1.2.2. Chức năng nội tiết 8
1.2.3. Thành phần và tác dụng của dịch tụy 10
1.3. Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp 12
1.3.1. Thuyết tắc nghẽn và trào ngược 12
1.3.2. Thuyết tự tiêu 13
1.3.3. Thuyết ống dẫn 14
1.3.4. Thuyết ô xy hóa quá mức 14
1.4. Triệu chứng và chẩn đoán VTC do nguyên nhân cơ học 14
1.4.1. Triệu chứng toàn thân 14
1.4.2. Triệu chứng cơ năng 15
1.4.3. Triệu chứng thực thể 15
1.4.4. Triệu chứng cận lâm sàng 16
1.4.5. Chẩn đoán hình ảnh 18
1.4.6. Tiên lượng 19
1.5. Điều trị phẫu thuật viêm tụy cấp do nguyên nhân cơ học 22
1.5.1. Nguyên tắc chung 22
1.5.2. Chỉ định phẫu thuật 22
1.6. Đại cương về bệnh lý túi mật 25
1.6.1. Viêm túi mật cấp do sỏi 25
1.6.2. Viêm túi mật cấp tính không do sỏi 27
1.6.3. Viêm túi mật mạn tính 28
1.7. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi 29
1.7.1. Sơ lược lịch sử phát triển nội soi 29
1.7.2. Chỉ định và chống chỉ định 29
1.7.3. Biến chứng của cắt túi mật nội soi 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 34
2.3. Xử lý số liệu 44
CHƯƠNG 3:.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm chung 45
3.1.1. Tuổi 45
3.1.2. Giới. 46
3.1.3. Nghề nghiệp 46
3.1.4. Địa dư 47
3.2. Đặc điểm lâm sàng 47
3.2.1. Tiền sử 47
3.2.2. Triệu chứng toàn thân 48
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng 49
3.3. Triệu chứng cận lâm sàng 50
3.3.3. Kết quả siêu âm 54
3.3.4. Kết quả chụp cắt lớp vi tính 56
3.4. Chỉ định phẫu thuật 57
3.5. Đánh giá trong mổ 58
3.5.1. Tình trạng chung 58
3.5.2. Phương pháp can thiệp 59
3.5.3. Thời gian phẫu thuật 60
3.6. Điều trị và theo dõi sau mổ 61
3.6.1. Thuốc sau phẫu thuật 61
3.6.2. Thời gian nằm viện sau mổ 61
3.6.3. Số ngày nằm viện 62
3.6.4. Giải phẫu bệnh 62
3.6.5. Biến chứng sau mổ 63
3.6.6. Đánh giá kết quả 63
CHƯƠNG 4:.BAN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung 64
4.2. Đặc điểm lâm sàng 66
4.3. Triệu chứng cận lâm sàng 70
4.3.1. Kết quả xét nghiệm amylase máu 70
4.3.2. Kết quả xét nghiệm amylase niệu 71
4.3.3. Kết quả xét nghiệm máu khác 71
4.3.4. Kết quả siêu âm 73
4.3.5. Kết quả chụp cắt lớp vi tính 74
4.4. Chẩn đoán 76
4.5. Chỉ định phẫu thuật 78
4.5.1. Chỉ định phẫu thuật 78
4.5.2. Thời điểm phẫu thuật 79
4.6. Đánh giá trong mổ 80
4.6.1. Tình trạng chung 80
4.6.2. Rửa và dẫn lưu ổ bụng 81
4.6.3. Phương pháp can thiệp 81
4.6.4. Thời gian phẫu thuật 82
4.7. Điều trị và theo dõi sau phẫu thuật 83
4.8. Đánh giá kết quả 85
KẾT LUẬN.. 86
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích