ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020 TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM.Nghẹt mũi là một triệu chứng cơ năng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống, tâm lý, ngày công lao động và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân đến khám Tai mũi họng. Nghẹt mũi do nguyên nhân cơ học có thể kể đến các tác nhân như vẹo vách ngăn, polyp mũi, u hốc mũi, dị vật mũi và quá phát cuốn mũi dưới ở một hay cả hai bên mũi. Trong số các tác nhân đó, vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới là nguyên nhân chính và hơn một nửa dân số mắc phải vấn đề này. Cuốn mũi dưới là một cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong khoang mũi, góp phần vào chức năng thanh lọc, làm ấm, tăng độ ẩm và cùng với vách ngăn mũi góp phần vào trở kháng mũi để điều hòa luồng khí thở vào phổi. Điều trị đầu tay đối với nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới cho đến nay vẫn là can thiệp ngoại khoa, cụ thể là phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới bằng các phương pháp khác nhau.

Có thể nói, nghẹt mũi là một triệu chứng mang tính chất chủ quan và khó đánh giá dựa trên khám lâm sàng. Có hai phương thức đánh giá triệu chứng này trước phẫu thuật cũng như đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật mũi chức năng bao gồm: các đánh giá chủ quan và các đánh giá khách quan. Trong khi cảm giác nghẹt mũi được đánh giá một cách chủ quan qua các bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống thì đánh giá khách quan có thể được thực hiện thông qua các kĩ thuật đo khí áp mũi hoặc các công cụ hình ảnh học khác .
Bảng câu hỏi NOSE (Nasal Obstruction Symptom Evaluation Scale) và SNOT-22 ( Sino-nasal Outcome Test 22) là bộ các câu hỏi ngắn, có tính xác thực và tin cậy để đánh giá một cách chủ quan chức năng mũi. Thang điểm này là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến bệnh được dùng để .đánh giá nghẹt mũi và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Bên cạnh đó, hiện nay, một trong những công cụ thường dùng trên thế giới để đánh giá một cách khách quan tình trạng đường thở là đo trở kháng mũi, vốn là một biện pháp đo lường không xâm lấn.
Dù bất kể nguyên nhân hoặc các phương pháp điều trị nào được sử dụng, đánh giá cụ thể và thấu đáo về triệu chứng nghẹt mũi vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận bởi luôn có sự tranh cãi về mối liên quan giữa các công cụ đánh giá nghẹt mũi chủ quan và đánh giá nghẹt mũi khách quan sử dụng đo trở kháng mũi. Chính vì các kết quả đối lập của các nghiên cứu về sự liên quan trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng công cụ đánh giá khách quan có thể cần thiết tuy nhiên là không đủ để khảo sát hiệu quả điều trị nghẹt mũi, vốn là một triệu chứng cơ năng. Từ tình hình trên, bằng việc sử dụng bảng đánh giá chất lượng cuộc sống
NOSE và SNOT-22, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sau:
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020 TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM”.
.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới từ 2019 đến 2020 tại Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của triệu chứng nghẹt mũi lên đời sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và chỉnh hình cuốn mũi dưới thông qua bảng câu hỏi NOSE và SNOT–22.
2. Đánh giá sự tương quan giữa bảng câu hỏi NOSE và SNOT-22 trong đánh giá triệu chứng nghẹt mũi trước và sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và chỉnh hình cuốn mũi dưới.
3. Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………… i
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………….. vi
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ…………………………………………..vii
ANH – VIỆT……………………………………………………………………………………..vii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………….viii
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………….. ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………….xii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………… 3
1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………… 4
1.1 PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ VÁCH NGĂN –
CUỐN MŨI DƯỚI……………………………………………………………………………………………4
1.1.1 Phôi thai học vách ngăn mũi……………………………………………………. 4
1.1.2 Giải phẫu cấu trúc vách ngăn mũi…………………………………………….. 7
1.1.3 Hệ thống mạch máu và thần kinh vùng mũi và vách ngăn …………… 8
1.1.4 Giải phẫu cuốn dưới……………………………………………………………… 10
1.2 SINH LÝ BỆNH HỌC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI ……………………….12
1.2.1 Hiện tượng viêm của niêm mạc mũi……………………………………….. 12
1.2.2 Các thay đổi cấu trúc trong mũi……………………………………………… 14
1.3 ĐỊNH NGHĨA NGHẸT MŨI………………………………………………………………15
1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGHẸT MŨI ………………………………………..15
Bảng 1.1: Các nguyên nhân gây nghẹt mũi………………………………………… 15
1.4.1 Các bất thường về giải phẫu học…………………………………………….. 15
1.4.2 Các bất thường do viêm ………………………………………………………… 18
1.5 CHẨN ĐOÁN…………………………………………………………………………………….18
1.5.1 Bệnh sử ………………………………………………………………………………. 18
1.5.2 Khám lâm sàng ……………………………………………………………………. 20
.1.6 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG……………………………………………………………21
1.6.1 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ………………………….. 21
1.6.2 Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân có
triệu chứng mũi xoang…………………………………………………………………….. 23
1.7 ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI…………………………………………………………………….26
1.7.1 Các phương thức phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn…………………… 26
1.7.2 Các phương thức phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới…………….. 28
1.8 Những tiến bộ trong điều trị nghẹt mũi……………………………………………….30
2 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 33
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..33
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ……………………………………………………………. 33
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………….. 33
2.1.3 Cỡ mẫu……………………………………………………………………………….. 33
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………34
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….34
2.3.1 Qui trình tiến hành nghiên cứu ………………………………………………. 34
2.3.2 Thu thập số liệu……………………………………………………………………. 38
2.3.3 Các biến số………………………………………………………………………….. 38
2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………………… 39
2.4 Vấn đề Y đức trong nghiên cứu……………………………………………………………..40
3 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………….. 41
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………41
3.1.1. Đặc điểm về giới của mẫu nghiên cứu ……………………………………… 41
3.1.2. Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu ……………………………………… 41
3.1.1 Các tình trạng bệnh lý đi kèm ………………………………………………… 42
3.2 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI LÊN
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH
NGĂN VÀ CHỈNH HỈNH CUỐN MŨI DƯỚI…………………………………………………43
3.2.1 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE…………. 43
3.2.2 Điểm NOSE trước phẫu thuật………………………………………………… 44
3.2.3 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm SNOT-22…….. 46
.3.2.4 Điểm SNOT-22 trước phẫu thuật……………………………………………. 48
3.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI LÊN
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH
NGĂN VÀ CHỈNH HỈNH CUỐN MŨI DƯỚI…………………………………………………52
3.3.1 Điểm NOSE trước và sau phẫu thuật………………………………………. 52
3.3.2 Sự thay đổi triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước và sau
phẫu thuật ……………………………………………………………………………………… 56
3.3.3 Điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật …………………………………. 61
3.3.4 Mối tương quan giữa sự thay đổi triệu chứng ghi nhận bằng thang
điểm NOSE và thang điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật……………… 66
3.4 TÌNH TRẠNG HẬU PHẪU ……………………………………………………………….70
3.4.1 Biến chứng trong và sau phẫu thuật………………………………………… 70
3.4.2 Tình trạng đau trong và sau phẫu thuật……………………………………. 70
3.4.3 Tình trạng tạo vẩy mũi………………………………………………………….. 71
4 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………. 72
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU………………………………..72
4.1.1 Giới ……………………………………………………………………………………. 72
4.1.2 Tuổi……………………………………………………………………………………. 72
4.1.3 Các tình trạng bệnh lý đi kèm ………………………………………………… 73
4.2 ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ĐO BẰNG THANG ĐIỂM NOSE..74
4.2.1 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE…………. 74
4.2.2 Tổng điểm triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm NOSE trước
phẫu thuật ……………………………………………………………………………………… 76
4.2.3 So sánh sự thay đổi các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm
NOSE trước và sau phẫu thuật …………………………………………………………. 77
4.2.4 So sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên
thang điểm NOSE…………………………………………………………………………… 79
4.3 ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ĐO BẰNG THANG ĐIỂM SNOT-22
82
4.3.1 Điểm triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm SNOT-22 trước
phẫu thuật ……………………………………………………………………………………… 82
.4.3.2 So sánh sự thay đổi các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm
SNOT-22 trước và sau phẫu thuật …………………………………………………….. 84
4.3.3 So sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên
thang điểm SNOT-22………………………………………………………………………. 87
4.3.4 Mối tương quan giữa sự thay đổi triệu chứng ghi nhận bằng thang
điểm NOSE và thang điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật……………… 89
4.4 BÀN LUẬN VỀ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU TRỊ ……………………………………………………………………………………………91
4.4.1 Tính hiệu quả ………………………………………………………………………. 91
4.4.2 Tính an toàn ………………………………………………………………………… 91
4.5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC………….92
4.5.1 Vấn đề chọn mẫu …………………………………………………………………. 93
4.5.2 Vấn đề đánh giá triệu chứng nghẹt mũi …………………………………… 94
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguyên nhân gây nghẹt mũi. …………………………………………… 15
Bảng 1.2: Các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới. ………….. 28
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu. ……………………………….. 41
Bảng 3.2: Bảng đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu. …………………………… 41
Bảng 3.3: Bảng đặc điểm các tình trạng bệnh lý đi kèm. …………………………. 42
Bảng 3.4: Bảng điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các triệu chứng cơ năng
trong bảng câu hỏi NOSE trước mổ. …………………………………………………….. 44
Bảng 3.5: Bảng điểm trung bình dựa trên thang điểm NOSE trước mổ và sự
liên quan giữa các tình trạng bệnh lý đi kèm………………………………………….. 45
Bảng 3.6: Bảng thống kê tỷ lệ các triệu chứng được ghi nhận dựa vào thang
điểm SNOT-22 trước mổ…………………………………………………………………….. 46
Bảng 3.7: Điểm triệu chứng cơ năng được ghi nhận bằng bảng câu hỏi SNOT-
22 trước phẫu thuật…………………………………………………………………………….. 48
Bảng 3.8: Bảng điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các triệu chứng cơ năng
được ghi nhận bằng bảng câu hỏi SNOT-22 trước mổ…………………………….. 50
Bảng 3.9: Bảng điểm trung bình dựa trên thang điểm SNOT-22 trước mổ và
sự liên quan giữa các tình trạng bệnh lý đi kèm. …………………………………….. 51
Bảng 3.10: Điểm trung bình các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước
và sau phẫu thuật 1 tuần, 3 tuần……………………………………………………………. 56
Bảng 3.11: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE
trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tuần. …………………………………………….. 58
Bảng 3.12: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE
trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tuần. …………………………………………….. 59
.Bảng 3.13: Kiểm định Mann-Whitney U-test về sự ảnh hưởng của các đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu lên sự thay đổi của điểm các triệu chứng dựa
trên thang điểm NOSE………………………………………………………………………… 60
Bảng 3.14: Bảng sự thay đổi triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật và sau
phẫu thuật dựa trên thang điểm SNOT-22……………………………………………… 61
Bảng 3.15: Điểm trung bình SNOT-22 trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1
tuần, 3 tuần. ………………………………………………………………………………………. 63
Bảng 3.16: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm
SNOT-22 trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tuần. ……………………………… 64
Bảng 3.17: Kiểm định Mann-Whitney U test về sự ảnh hưởng của các đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu lên sự thay đổi của điểm các triệu chứng dựa
trên thang điểm SNOT-22. ………………………………………………………………….. 65
Bảng 3.18: Bảng so sánh điểm NOSE và SNOT-22 trước phẫu thuật, sau phẫu
thuật 1 tuần và 3 tuần………………………………………………………………………….. 66
Bảng 3.19: Bảng thống kê tình trạng đau sau phẫu thuật. ………………………… 70
Bảng 3.20: Bảng thống kê tình trạng tạo vẩy mũi sau phẫu thuật……………… 71
Bảng 4.1: Bảng so sánh tỷ lệ giới tính trong dân số nghiên cứu. ………………. 72
Bảng 4.2: Bảng so sánh tuổi trong dân số nghiên cứu……………………………… 72
Bảng 4.3: Bảng so sánh tỷ lệ các tình trạng bệnh lý đi kèm……………………… 73
Bảng 4.4: Bảng so sánh tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm
NOSE……………………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 4.5: Bảng điểm so sánh điểm trung bình các triệu chứng cơ năng và
tổng điểm NOSE trước phẫu thuật. ………………………………………………………. 76
Bảng 4.6: Bảng so sánh điểm NOSE trung bình thước phẫu thuật và sau phẫu
thuật 1 tuần, 3 tuần. ……………………………………………………………………………. 77
.Bảng 4.7: Bảng so sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu
nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng
dựa trên thang điểm NOSE………………………………………………………………….. 79
Bảng 4.8: Bảng so sánh điểm trung bình các triệu chứng cơ năng được đánh
giá qua thang điểm SNOT-22 trước phẫu thuật………………………………………. 82
Bảng 4.9: Bảng so sánh điểm SNOT-22 thước phẫu thuật và sau phẫu thuật.
………………………………………………………………………………………………………… 84
Bảng 4.10: Bảng so sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu
nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng
dựa trên thang điểm SNOT-22. ……………………………………………………………. 87
Bảng 4.11: Bảng thống kê sự tương quan giữa thang điểm NOSE và SNOT-
22. ……………………………………………………………………………………………………. 89
.i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố giới tính theo từng nhóm tuổi. …………………… 42
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE…….. 43
Biểu đồ 3.3: Điểm triệu chứng cơ năng trong bảng câu hỏi NOSE trước phẫu
thuật. ………………………………………………………………………………………………… 44
Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi triệu chứng cảm giác đầy mũi trước và sau phẫu
thuật. ………………………………………………………………………………………………… 52
Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi triệu chứng cảm giác nghẹt mũi trước và sau phẫu
thuật. ………………………………………………………………………………………………… 53
Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi triệu chứng gặp khó khăn khi thở qua mũi trước và
sau phẫu thuật. …………………………………………………………………………………… 54
Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi triệu chứng khó ngủ trước và sau phẫu thuật………. 55
Biểu đồ 3.8: Sự thay đổi triệu chứng không thể lấy đủ không khí bằng mũi khi
gắng sức trước và sau phẫu thuật………………………………………………………….. 56
Biểu đồ 3.9: Sự tương quan giữa sự thay đổi điểm NOSE và SNOT-22 sau
phẫu thuật 1 tuần………………………………………………………………………………… 67
Biểu đồ 3.10: Sự tương quan giữa sự thay đổi điểm NOSE và SNOT-22 sau
phẫu thuật 3 tuần………………………………………………………………………………… 67
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ sự tương quan giữa điểm NOSE trước mổ và sự thay
đổi điểm NOSE sau mổ. ……………………………………………………………………… 69
Biểu đồ 3.12: Biểu đồ sự tương quan giữa điểm SNOT-22 trước mổ và sự
thay đổi điểm SNOT-22 sau mổ. ………………………………………………………….. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment