Đánh giá kết quả phẫu thuật dẫn lưu áp xe trong điều trị lao cột sống ngực tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Trung Ương
Lao là bênh thường gặp trên thế giới. Theo ước tính của WHO, 1/3 dân số trên thế’ giới nhiễm vi khuẩn lao[50]. Ngày nay, bênh lao có xu hướng gặp ở cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đặc biêt do sự gia tăng số bênh nhân có suy giảm hê thống miễn dịch[50]. Bênh lao ngày càng khó điều trị do nó được kết hợp với nhiễm HIV với gần 13 triêu người nhiễm đổng thời lao-HIV trên thế’ giới[43][50], mặt khác là sự xuất hiên của những ca kháng thuốc, đa kháng thuốc và siêu đa kháng thuốc làm cho bênh lao trở lên nguy hiểm và gây ra cái chết cho gần 2 triêu người hàng năm[7][21][43].
Lao cột sống, hay viêm đốt sống do lao ( bênh Pott) là một tổn thương lao thứ phát, thường qua đường máu hoặc bạch huyết, nó chiếm khoảng 1-2% các bênh nhân lao và chiếm tỉ lê cao nhất trong các lao xương khớp[1][2][4] [5][30][31][34]. Vùng ngực là vị trí thường gặp hàng đầu chiếm 50-60% các tổn thương cột sống do lao[11][17][42][44]. Các tổn thương này bao gổm tổn thương thân đốt sống và đĩa đêm gây xẹp thân đốt sống, hẹp khe khớp, dính các đốt sống, tạo hang… Từ đó gây các biến chứng nặng nề như gù vẹo cột sống, áp xe cạnh sống, chèn ép tủy sống gây liêt hai chi dưới.
Điều trị phẫu thuật lao cột sống là một vấn đề khó. Mặc dù ngày nay có những phương pháp chuyên biêt và hiêu quả trong điều trị bênh lao và các tổn thương cột sống nói riêng song đối với lao cột sống vẫn có nhiều quan điểm và thái độ điều trị khác nhau trên lâm sàng[1][3]. Nhìn chung, điều trị phẫu thuật được chỉ định khi có dấu hiêu chèn ép thần kinh; có biến dạng cột sống hoặc có áp xe lớn cạnh sống[17][23][36].
Trong nước có nhiều trung tâm đã và đang ngiên cứu điều trị phẫu thuật lao cột sống, song các công trình, báo cáo tổng kết về kết quả điều trị lao cột sống còn rất ít, kinh nghiêm phẫu thuật chưa được chia sẻ nhiều.
Tại Bệnh Viện Lao và Bênh Phổi Trung ương, hàng năm chúng tôi tiên hành phẫu thuật khoảng 50-70 trường hợp lao cột sống đoạn ngực, do đặc điểm giải phẫu cột sống đoạn ngực tương đối vững, mặt khác, điều kiên về kinh tế và phương tiên chưa cho phép nên chúng tôi hạn chế phẫu thuật chỉnh hình cột sống đoạn ngực trong bênh lao. Trong đa số các trường hợp chúng tôi áp dụng phẫu thuật mở ngực dẫn lưu áp xe. Các bênh nhân sau mổ đều được theo dõi đầy đủ về lâm sàng và xét nghiêm. Trên cơ sở đổ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật dẫn lưu áp xe trong điều trị lao cột sống ngực tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Trung Ương” nhằm hai mục đích:
1. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe do lao cột sống ngực.
2. Nhận xét về chỉ định và phương pháp phẫu thuật.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 11
1.1. Một số điểm chính về lịch sử nghiên cứu và điều trị bênh lao cột sống. nguyên nhân, đường lây truyền lao cột sống 11
1.1.1. Một số điểm chính về lịch sử nghiên cứu và điều trị bênh lao cột sống 11
1.1.2. Nguyên nhân gây bênh 13
1.1.3. Đường lây truyền 13
1.2. Đặc điểm giải phẫu cột sống. các thương tổn giải phẫu bênh trong lao
cột sống vùng ngực 14
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống vùng ngực 14
1.2.2. Các thương tổn giải phẫu bênh trong lao cột sống vùng ngực 18
1.2.3. Tổn thương vi thể 24
1.3. Triêu chứng, chẩn đoán lao cột sống ngực 26
1.3.1. Triêu chứng lâm sàng, cân lâm sàng lao cột sống ngực 26
1.3.2. Chẩn đoán lao cột sống 31
1.4. Điều trị lao cột sống. Sự phát triển của chuyên ngành phẫu thuật lao cột
sống 33
1.4.1. Điều trị lao cột sống 33
1.4.2. Sự phát triển của chuyên ngành phẫu thuật lao cột sống 34
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 44
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 44
2.3. Xử lí số liêu 53
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 53
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 54
3.1. Đặc điểm chung của nhổm nghiên cứu 54
3.1.1. Tuổi 54
3.1.2. Giới 54
3.1.3. Nghề nghiêp 55
3.1.4. Tổn thương lao ở cơ quan khác 56
3.1.5. Các bênh mãn tính liên quan trong lao cọt sống 56
3.1.6. Mọt số chỉ số về lâm sàng, xét nghiêm trong xác định lao cọt sống.. 57
3.1.7. Số đốt sống bị tổn thương 58
3.1.8. Vị trí cọt sống bị tổn thương 58
3.1.9. Góc gù cọt sống trước mổ 59
3.1.10. Dâu hiêu đau trước mổ 60
3.1.11. Dâu hiêu liêt 60
3.2. Điều trị 64
3.2.1. Công thức sử dụng thuốc chống lao 64
3.2.2. Các tổn thương phát hiên trong mổ 65
3.2.3. Đâc điểm của ổ áp xe cạnh sống 65
3.2.4. Thời gian mổ 66
3.2.5. Thời gian để dẫn lưu áp xe 66
3.2.6. Lượng máu truyền cho bênh nhân 67
3.2.7. Các biên chứng sau mổ 68
3.2.8 Thời gian nằm viên sau mổ 68
3.3. Kết quả điều trị 69
3.3.1. Triêu chứng đau sau mổ và khi khám lại 69
3.3.2. Triêu chứng liêt sau mổ 69
3.3.3. Thời gian bắt đầu phục hổi triêu chứng liêt 70
3.3.4. Tỷ lê tái phát áp xe 71
3.3.5. Góc gù cọt sống khi khám lại 71
3.3.6. Kêt quả liền xương khi khám lại 72
3.3.7. Kêt quả phục hổi 72
3.3.8. Liên quan giữa vị trí tổn thương và kêt quả phục hổi 73
3.3.9. Mối liên quan giữa góc gù trước mổ và kêt quả phục hổi 74
Chương 4: Bàn luận 76
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 76
4.1.1. Các đặc điểm về dịch tễ học 76
4.1.2. Các đặc điểm về bệnh lao 77
4.2. Các tổn thương lao tại cột sống và kết quả điều trị của nhóm nghiên
cứu 77
4.2.1. Số đốt sống bị tổn thương 77
4.2.2. Vị trí cột sống bị tổn thương 78
4.2.3. Lựa chọn phương pháp và kết quả phẫu thuật 79
4.2.4. Đặc điểm ổ áp xe cạnh sống 81
4.2.5 Tỉ lệ tái phát áp xe sau mổ 81
4.2.6. Góc gù cột sống 82
4.2.7. Dấu hiệu đau 83
4.2.8. Dấu hiệu liệt 84
4.3. Kết quả phục hồi 85
Kết luận 86
Kiến nghi 89
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích