ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nguyễn Văn Tú1, Nguyễn Vũ Hoàng1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hẹp ống sống thắt lưng bằng bằng phẫu thuật giải phóng chèn ép, nẹp vít qua cuống sống và hàn xương liên thân đốt lối sau tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân hẹp ống sống thắt lưng-cùng đã được chẩn đoán xác định và phẫu thuật tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên từ 01/2019 đến 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu. Kết quả: Giới: Nam 11(25,6%), nữ 32(74,4%). Tuổi 56,53 ± 11,79, lớn nhất là 79 tuổi, nhỏ nhất là 31 tuổi. Triệu chứng lâm sàng: Có 8 ca (18,6%) chỉ có đau lưng, 35 ca (81,4%) đau lưng lan xuống chân, dấu hiệu đau cách hồi thần kinh gặp ở 32 ca (74,4%), co cứng cơ cạnh sống 36 ca (83,7%). Hình ảnh MRI: phân loại hẹp nhẹ 8 ca (18,6%), hẹp vừa 22 ca (51,2%), hẹp nặng 13 ca (30,2%); tầng hẹp chủ yếu là L4-L5(76,7%). Kết quả: tốt 33 ca (76,8%), trung bình 9 ca (20,9%), xấu 1 ca (2,3%). Kết luận: Điều trị hẹp ống sống thắt lưng-cùng bằng bằng phẫu thuật giải phóng chèn ép, nẹp vít qua cuống sống và hàn xương liên thân đốt lối sau đạt kết quả thành công cao, tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp, không có tử vong sau mổ.
Hẹp ống sống thắt lưng là một bệnh lý với bản chất là sự giảm chu vi quá giới hạn bình thường của ống sống gây chèn ép các cấu trúc thần kinh và mạch máu bên trong ống sống. Triệu chứng chính của bệnh là đau lưng, tê chân và dấu hiệu đau cách hồi thần kinh, yếu chân 3.Mặc dù không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng hẹp ống sống với tác động về thần kinh ngoại biên lại có những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng sống của bệnh nhân. Trong vấn đề điều trị HOSTL, thì phẫu thuật giải phóng chèn ép được thừa nhận là giải pháp có tính ưu việt khi điều trị nội khoa thất bại. Có nhiều loại hẹp và hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo mỗi loại hẹp mà phương pháp điều trị phẫu thuật có khác nhau. Phương pháp phẫu thuật giải ép và cố định cột sống thắt lưng có ghép xương liên thân đốtlà phương pháp được áp dụng tại nhiều bệnh viện trong nước và khá phổ biến tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đểgóp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trịbệnh lý này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Kết quảphẫu thuật điều trịhẹp ống sống thắt lưng sau tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quảđiều trịhẹp ống sống thắt lưng bằng phẫu thuật giải phóng chèn ép, nẹp vít qua cuống sống và hàn xương liên thân đốt lối sau tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từtháng 1/2019 đến hết tháng 31/12/2020.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu 43 bệnh nhân được chẩn đoán là HOSTLvà được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt thắt lưng tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên từ 01/2019 đến 31/12/2020.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Công, Phạm Trịnh Quốc Khanh, Nguyễn Văn Lâm (2018), Kết quả điều trị hẹp ống sống thắt lưng-cùng do thoái hóa bằng phẫu thuật giải ép kết hợp hàn xương liên thân sống tại Bệnh viện quân Y 121 năm 2016-2017, Bệnh viện quân Y 121, TP Cần Thơ.
2. Hoàng Gia Du (2018), “Đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt”. Tạp trí Y học Việt Nam, 465(2), tr.30-35.
3. Vũ Minh Hải (2016), “Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình”. Y học Việt Nam, 2, tr.143-147.
4. Nguyễn Hiền Nhân, Nguyễn Tuấn Tài, Trịnh Quốc Minh, et al (2019). “Đánh giá sau phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng đa tầng do thoái hóa bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt lối sau tại bệnh viện Trưng Vương”. Y học TP Hồ Chí Minh, 23 (6), tr.28-33.
5. Nguyễn Vũ (2015), Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống thắt lưng qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt, Luận văn tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
6. Farrokhi M. R., Yadollahikhales G., Gholami M. (2018), “Clinical Outcomes of Posterolateral Fusion Versus Posterior Lumbar Interbody Fusion in Patients with Lumbar Spinal Stenosis and Degenerative Instability”, Pain Physician, 21 (4), pp. 383-40
Nguồn: https://luanvanyhoc.com