Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sỏi trong gan đơn thuần tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sỏi trong gan đơn thuần tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sỏi trong gan đơn thuần tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2013 – 12/2014.Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi (to, nhỏ hoặc bùn) nằm trong lòng ống mật (trong gan, ngoài gan hoặc túi mật). Đây là bệnh đã được biết đến từ lâu và là một trong những bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở ViệtNam. Bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp, nhiều biến chứng nặng nề, điều trị còn gặp nhiều khó khăn.

Ở các nước Âu -Mỹ, sỏi mật chủ yếu là sỏi túi mật, thành phần cấu tạochủ yếu là cholesterol [1]. Ngược lại, ở các nước phương Đông, khu vực Đông Nam Á và một số nước khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, sỏi đường mật chủ yếu là sỏi bilirubin hay gặp ở đường mật chính, trong đó sỏi trong gan chiếm tỷ lệ cao [1], [2].
Sỏi trong gan được định nghĩa là sỏi nằm từ hợp lưu của hai ống gan lên đến các nhánh đường mật trong gan [3], [4]. Sỏi trong gan phần lớn kết hợp với sỏi ngoài gan. Nguyên nhân tạo sỏi là do nhiễm trùng cộng với viêm chít hẹp đường mật dẫn đến ứ đọng dịch mật. Tính chất sỏi đa kích thước, đa vị trí trong đường mật biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và gây nhiều khó khăn cho chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ sỏi sót và sỏi tái phát cao khiến bệnh nhân phải mổ lại nhiều lần [2], [5], [6], [7].
Sỏi trong gan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan, áp xe gan đường mật, chảy máu đường mật, sốc nhiễm trùng đường mật. Tuy nhiên, bệnh này lại có triệu chứng lâm sàng thất thường, chẩn đoán phụ thuộc rất nhiều vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm là phương pháp chi phí thấp nhưng rất hữu hiệu để chẩn đoán. Những trường hợp khó xác định vị trí sỏi đường mật, sỏi trong gan có thể dùng phối hợp thêm các phương pháp khác như CT – scanner, MRI, ERCP, tỷ lệ phát hiện sỏi đường mật, sỏi trong gan có thể đạt tới trên 95% [6], [2], [8], [9].
Điều trị sỏi trong gan, mục tiêu là lấy sạch sỏi đến mức tối đa, đảm bảo lưu thông đường mật tốt, tránh sót sỏi và giảm tỷ lệ sỏi tái phát. Tuy nhiên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn do tỷ lệ sót sỏi còn cao từ 8,2% đến 29,5% [10], [11], [12],… Nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng trong và ngoài nước như dùng thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi, lấy sỏi theo đường xuyên gan qua da, lấy sỏi qua đường hầm Kehr, lấy sỏi qua đầu ruột dưới da, nhưng mổ lấy sỏi vẫn là biện pháp giữ vai trò chủ yếu.
Sau một thời gian áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ (siêu âm, MRI, CT mổ nội soi tán sỏi,.) trong chẩn đoán và điều trị sỏi trong gan đơn thuần. Đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sỏi trong gan đơn thuần tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2013 – 12/2014” được thực hiện nhằm mục đích:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của những bệnh nhân sỏi trong gan đơn thuần được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2013 -12/2014.
2.    Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật điều trị sỏi trong gan đơn thuần ở những bệnh nhân này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Nguyễn Đình Hối (2002). Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi mật. Ngoại khoa, 2, 1 -14.
2.    Trần Bảo Long (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị các trường hợp sỏi mật mổ lại, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3.    Đỗ Kim Sơn và cộng sự (2000). Nghiên cứu và điều trị phẫu thuật bệnh lý sỏi mật tại bệnh viện Việt Đức (5773 trường hợp phẫu thuật từ năm 1976 – 1998). Ngoại khoa, tập XL, 2, 18 – 24.
4.    Fumio Nakayma et al (1984). Hepatolithiasis: Present Status. World J. Surg, 8, 9-14.
5.    Trần Đình Thơ (2006), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm kết hợp với nội soi đường mật trong mổ đề điều trị sỏi trong gan'”, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6.    Thái Nguyên Hưng (2003), Những nghiên cứu giá trị nội soi đường mật bằng ống soi mềm và hiệu quả của tán sỏi điện thủy lực trong mổ mở sỏi đường mật, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7.    Nguyễn Đăng Duy (2007), Xác định sỏi sót qua nội soi đường mật trong mổ, chụp đường mật qua Kehr và siêu âm sau mổ tại bệnh viện Việt Đức, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8.    Nguyễn Quang Nghĩa – Nhận xét trong 5 năm mổ sỏi đường mật ở bệnh viện Việt Đức 1986 – 1990. Ngoại khoa 1991,21: 36-40.
9.    F.nakayama (1984) “clinical features and classification of hepatolitiasis”, intrahepatic calculi, 152: 115 – 127.
10.    Nguyễn Tiến Quyết, Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Mạnh Hùng và cộng sự (2000). Kết quả bước đầu của 25 trường hợp mở nhu mô gan lấy sỏi đặt dẫn lưu trong gan và nối mật ruột kiểu tận bên để điều tri sỏi trong gan.Ngoại khoa, sốl-2002, 6-10.
11.    Đặng Tâm, (2004), Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi qua da bằng điện thủy lực. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
12.    Nguyễn Cao Cường và cộng sự(2012), Hiệu quả kết hợp đa mô thức điều trị sỏi trong gan, Ngoại khoa số đặc biệt., 1 2 3, 95-104.
13.    Tôn Thất Tùng (1971), “Sỏi trong gan và những chỉ định cắt gan ”, Nhà xuất bản Y học: 259-274.
14.    Nguyễn Tiến Quyết và cộng sự (2002), Nghiên cứu phương pháp mở nhu mô gan lấy sỏi, dẫn lưu đường mật trong gan và nối mật ruột kiểu Roux-en-y tận bên để điều trị sỏi trong gan, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15.    Vũ Quang Ngọ, Đỗ Kim Sơn, (1990), “Kết quả bước đầu chẩn đoán và siêu âm sỏi đường mật”, Ngoại khoa, 18, 12-16.
16.    Đỗ Kim Sơn, Tôn Thất Bách, Phạm Ngọc Thạch, Đoàn Thanh Tùng (1986), “Kết quả bước đầu sử dụng siêu âm trong chẩn đoán sỏi và giun chui đường mật (1981 – 1984)”, ngoại khoa, 3, 1 – 5.
17.    Nguyễn Đình Hối, (2000), “Bệnh sỏi ở Việt Nam những vấn đề đang đặt ra”, Ngoại khoa, 40, 1-4.
18.    Trần Gia Khánh, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Tiến Quyết và cộng sự (1995) “Thái độ xử trí cấp cứu sỏi mật. Kinh nghiệm trên 628 trường hợp cấp cứu trong 4 năm (1990 – 1993) tại bệnh viện Việt Đức ”,Ngoại khoa, 1995,9, 315 – 324.
19.    Tôn Thất Tùng (1984), Các khái niệm cơ bản về giải phẫu và sự phân chia gan. Một số công trình nghiên cứu khoa học NXB Y học, 15-18.
20.    Nguyễn Văn Huy (2009), Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21.    Phùng Xuân Bình, “Sinh lý bộ máy tiêu hóa”, 2006, bài giảng sinh lý học, Trường đại học Y Hà Nội (2008) 230-268.
22.    Phạm Thiện Ngọc, “hóa sinh gan”, Hóa sinh, sách đào tạo bác sỹ đa khoa, NXB Y học, Hà Nội 2007, tr, 276-290.
23.    Nguyễn Duy Huề (2008), Chan đoán siêu âm sỏi mật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24.    Phùng Tấn Cường (2006). Vai trò của chụp cộng hưởng từ đường mật trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị phẫu thuật đối với sỏi trong gan. Y học
Việt Nam, 6, 31 -7.
25.    Phùng Tấn Cường (2008), Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hẹp đường mật trong gan do sỏi bằng chụp cộng hưởng từ mật tụy, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
26.    Jan Yi – Yin et al, (1996), “Surgical treatment of hepatolithiasis: long term result”, Surgery, 120, 509-513.
27.    J.E.Craigie, D.B. Adams, T.K. Byme et al (1998). Endoscopic electrohydraulic lithotripsy in the management of pancreatobiliary lithiasis. Surg. Endose, 12, 405-408.
28.    Lê Văn Đương, Nguyễn Thanh Nguyện và cộng sự (2000). Hiệu quả của phương pháp tán sỏi bằng điện thủy lực qua đường ống dẫn lưu trong điều trị sỏi sót trong gan. Hội nghị khoa học chào mừng thiên niên kỷ thứ 3.
29.    Văn Tần, Nguyễn Cao Cương và cộng sự, (2004), Cắt gan, xẻ gan điều trị sỏi trong gan: đặc điểm, chỉ định và kết quả, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8, 403-411.
30.    Cheung.M.T, (1997),    “postoperative choledochoscopic removal of
intrahepatic stone via T tube tract ”, Bristish Journal of surgery, 84: 1224-1228.
31.    Đoàn Thanh Tùng (2002), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nối mật ruột với đầu ruột dưới da kiểu Fagkan – Choutsoung cải tiến đề điều trị sỏi sót và sỏi tái phát sau mổ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
32.     Phạm Văn Phúc (1995) “Gópphần điều trị phẫu thuật sỏi trong gan”. Luận án PTS khoa học Y Dược, trường đại hoc Y Hà Nội.
33.    Văn Tần, Nguyễn Cao Cương và cộng sự, (2002).Sỏi trong gan: dịch tễ, chỉ định và kết quả phẫu thuật. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 6, 2, 225¬237.
34.    Nakayama. F et al (1991). Hepatolithiasis in East Asia: comparison between Japan and China. J.Gast and Hepatology, 6, 155-158.
35.    Sherlock, J Dooley (1993), “Gallstones and inflamatory gallbladder disease”, Diseases of the liver and biliary system, Oxford Black well, London, 562-591.
36.    Đoàn Thanh Tùng và cộng sự (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sớm sỏi đường mật chính, Y học Việt Nam, 329, 15-20.
37.    Nguyễn Cao Cương, Phan Hiệp Lợi và cộng sự (2002). Chỉ định, và kết quả phẫu thuật cắt gan điều trị sỏi trong gan. Y học TP Hồ Chí Minh, 2, 269-275.
38.    Nguyễn Khắc Đức (2010), Nghiên cứu ứng dụng phâu thuật nội soi để điều trị sỏi đường mật ngoài gan, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
39.    Phùng Tấn Cường (2006). Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán sỏi trong gan và hẹp đường mật trong gan bệnh lý sỏi mật. Y học Việt Nam, 8, 37- 49.
40.    Ohto M, Kimura K, Tsuchiya Y et al (1984), Progess in clinical and biological research, 152, 129-148.
41.    Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Mạnh Hùng (1988), “Điều trị phẫu thuật sỏi trong gan”, Ngoại khoa, tr 10-16.
42.    Lê Thị Thiều Hoa (2000). Nghiên cứu kết quả nuôi cấy vi khuẩn nước mật, kháng sinh đồ và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị của 100 bệnh nhân mổ sỏi mật tại khoa phẫu thuật gan mật bệnh viện Việt Đức trong thời gian 8-1999 đến 1 -2000. Ngoại khoa, 3, 41 -48.
43.    F. nakayama (1988), “hepatolithiasis:    an update”, Journal of
gastroenterology and hepatology, 3, pp 279 – 285 

 
MỤCLỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN    3
1.1    Điểm lại một số mốc lịch sử phát triển các nghiên cứu về sỏi trong
gan tại Việt Nam    3
1.2    Sơ lược giải phẫu gan và đường mật    4
1.3    Sinh lý đường mật    8
1.4    Chẩn đoán sỏi trong gan    9
1.4.1    Lâm sàng    9
1.4.2    Xét nghiệm    10
1.4.3    Chẩn đoán hình ảnh    10
1.5    Các phương pháp điều trị phẫu thuật sỏi trong gan    12
1.5.1    Các phương pháp phẫu thuật    13
1.5.2    Các phương pháp không phẫu thuật    14
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    17
2.1    Đối tượng nghiên cứu    17
2.1.1    Tiêu chuẩn lựa chọn    17
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    17
2.2    Phương pháp nghiên cứu    17
2.2.1    Đặc điểm chung: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp    18
2.2.2    Đặc điểm bệnh lý    18
2.2.3. Đặc điểm lâm sàng lúc vào viện:    18
2.2.4    Cận lâm sàng    19
2.2.5    Phương pháp mổ và tổn thương trong mổ    19
2.2.6    Mô tả tổn thương bệnh lý trong mổ    19
2.2.7    Tai biếnbiến chứng và tử vong    20
2.2.8    Theo dõi chăm sóc và đánh giá kết quả phẫu thuật    20
2.3 Phương pháp xử lý số liệu    22
CHƯƠNG III KẾT QUẢ    23
3.1    Đặc điểm chung    23
3.1.1    Tuổi    23
3.1.2    Giới    24
3.1.3    Nghề nghiệp    24
3.2    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    24
3.2.1    Tiền sử bệnh    25
3.2.2    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    25
3.3    Phẫu thuật và thương tổn    28
3.3.1    Đường mổ    28
3.3.2    Đánh giá tổn thương trong mổ    29
3.4    Kết quả điều trị    32
3.4.1    Chẩn đoán hình ảnh sau mổ    32
3.4.2    Kết quả giải phẫu bệnh và vi khuẩn    33
3.4.3. Biến chứng sau mổ và tử vong    34
3.4.4    Thời gian điều trị    35
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN    36
4.1    Đặc điểm chung    36
4.1.1    Tỷ lệ sỏi trong gan    36
4.1.2    Tuổi    36
4.1.3    Giới    37
4.1.4    Nghề nghiệp    37
4.2    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    38
4.2.1    Tiền sử    38
4.2.2    Lâm sàng    39
4.2.3    Cận lâm sàng    40
4.3    Phẫu thuật điều trị sỏi trong gan    42
4.3.1    Tổn thương trong mổ    42
4.3.2    Kỹ thuật thực hiện    45
4.4    Kết quả điều trị    46
4.4.1    Đánh giá sỏi sót sau mổ    46
4.4.2    Tai biến trong mổ, biến chứng sau mổ và thời gian nằm viện    47
KẾT LUẬN    49

Leave a Comment