Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp trên mắt bị vết thương xuyên nhãn cầu

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp trên mắt bị vết thương xuyên nhãn cầu

Vết thương xuyên nhãn cầu là một trong những nguyên nhân gây mù loà hay gặp, vết thương xuyên nhãn cầu không những gây ra tổn thương tức thì như rách giác mạc, củng mạc, vỡ nhãn cầu, phòi kẹt tổ chức nội nhãn mà còn để lại nhiều biến chứng lâu dài về sau này. Theo Phan Đức Khâm [2], một trong những biến chứng đó là tăng nhãn áp ở mắt bị vết thương xuyên nhãn cầu dẫn đến hậu quả đau nhức mắt, dãn lồi củng mạc, teo thị thần kinh, mất chức năng, có khi phải  bỏ  nhãn  cầu.  Đã  có  một  số  công  trình nghiên cứu  về  tăng nhãn áp  sau  chấn thương đụng dập nhãn cầu, tuy nhiên chưa có báo cáo nào về điều trị tăng nhãn áp trên mắt bị  vết thương xuyên nhãn cầu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả lâu dài điều trị tăng nhãn áp trên mắt bị vết thương xuyên nhãn cầu”nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của tăng  nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu.

II. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 32 bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu điều trị tại khoa Chấn thương – bệnh viện Mắt TW từ năm 1998 – 2000.

2. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả, tiến cứu, theo dõi và đánh giá kết quả trước và sau điều trị, không có nhóm chứng.

Phần khám bệnh: có phiếu theo dõi cho từng bệnh nhân theo mẫu.

Tất cả các mắt được tiến hành một trong các phẫu thuật như: cắt thể thuỷ tinh, cắt dịch kính, cắt bè củng giác mạc, kết hợp mổ lấy dị vật, mổ bong võng mạc khi có chỉ định. Theo dõi sau ra viện: trung bình sau 5 – 10 ngày bệnh nhân xuất viện và hẹn khám lại định kỳ 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

3. Phương pháp đánh giá kết quả

* Đánh giá về kết quả nhãn áp:

Nhãn áp thấp: Dưới 16 mmHg.

Nhãn áp bình thường: từ 16 – 24 mmHg.

Nhãn áp cao: trên 24 mmHg.

Chênh lệch giữa các lần đo trong ngày 2 mắt trên 5 mmHg là cao.

* Đánh giá thị lực: thị lực tốt: thị lực từ 0,5 trở lên (≥ 0,5). Thị lực trung bình: Từ 0,5 đến đếm ngón tay 1m (0,02 – < 0,5). Thị lực xấu: từ đếm ngón tay 1m trở xuống (< 0,02).

Phương pháp xử lý số liệu. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình SPSS 10.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng thuật toán ÷2 (khi bình phương).

Mô tả đặc điểm lâm sàng của tăng nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị của tăng nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu trên 32 bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau vết thương xuyên nhãn cầu được điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương – bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả: nam gặp 65,6%. Vị trí vết thương: giác mạc: 93,8% với kích thước từ 5 mm trở lên là59,4%. Tổn hại thể thuỷ tinh: 100%. Tổn hại dịch kính: 56,3%. Thị lực thấp chiếm đa số (≤ 0,02): 96,9%. Kết quả nhãn áp: 71,9% mắt nhãn áp trở về bình thường sau theo dõi. Kết quả về thị lực sau điều trị: 18,8% (6 mắt) có thị lực (> 0,02) đếm ngón tay trên 1m. Kết luận: tăng nhãn áp trên mắt bị vết thương xuyên nhãn cầu có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, phức tạp. Kết quả nhãn áp được điều chỉnh 71,9%.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment