Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bánh chè tại Bệnh viện Việt Đức
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bánh chè tại Bệnh viện Việt Đức.Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất của cơ thể, có vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp gối, làm tăng sức mạnh của gân cơ tứ đầu đùi khi duỗi gối và giữ gối được thăng bằng khi đi lại [1],[2],[3].
Gãy xương bánh chè là gãy nội khớp (trừ gãy cực dưới), việc điều trị sớm, đúng phương pháp đồng thời chế độ luyện tập sau mổ thích hợp sẽ mang lại kết quả phục hồi cơ năng khớp gối tốt cho bệnh nhân. Ngược lại nếu điều trị không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng khớp gối làm giảm khả năng sinh hoạt lao động của người bệnh[4],[5],[6],[7],[8].
Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 1% trong tổng số gãy xương. Mức độ tổn thương đa dạng, có thể gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt, thể thao, xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ[9],[10],[11],[12].
Trước kia, khi chưa có phẫu thuật, gãy xương bánh chè chủ yếu điều trị bảo tồn. Năm 1877, Cameron là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật gãy xương bánh chè, tác giả dùng sợi dây bạc luồn qua các lỗ khoan xương để kết hợp xương gãy[13],[14],[15]. Từ đó có nhiều công trình nghiên cứu được công bố và áp dụng làm cho điều trị gãy xương bánh chè ngày càng tốt hơn. Có thể điểm lại một số công trình và kỹ thuật chính đã được thực hiện và áp dụng của các tác giả sau: Năm 1892, Berger là người đặt vấn đề, Denegre Martin [14] là người đầu tiên mô tả kỹ thuật buộc vòng quanh bánh chè, đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong kết hợp xương bánh chè, ngày nay vẫn được áp dụng phổ biến. Năm 1917, Payr và năm 1936 Magnuson[14], dùng sợi chỉ thép luồn qua mảnh xương vỡ theo hai đường khoan song song với nhau ở chính giữa chiều dày xương bánh chè gãy để kết hợp xương. Kỹ thuật cố định XBC bằng vít xốp do Depalma và Muller [15],[16] mô tả năm 1954. Kỹ thuật néo ép của nhóm AO do Weber và Muller [17],[18] mô tả năm 1963, các tác giả cho rằng: đây là kỹ thuật kết hợp xương vững chắc, bệnh nhân có thể tập luyện sớm sau mổ, kết quả phục hồi cơ năng khớp gối tốt.
Ở Việt Nam, kinh tế đang trên đà phát triển, phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, tai nạn giao thông và tai nạn lao động ngày càng nhiều nên số bệnh nhân gãy xương bánh chè cũng gia tăng. Song song với đó nền y tế ngày càng phát triển, phẫu thuật gãy xương bánh chè được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế từ tuyến Trung ương đến tuyến huyện, kết quả phẫu thuật ngày càng hoàn thiện hơn. Có hai kỹ thuật cơ bản thường được áp dụng là kỹ thuật buộc vòng chỉ thép và kỹ thuật néo ép số tám. Để tổng hợp, nhận xét, đánh giá kết quả điều trị của hai kỹ thuật này chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bánh chè tại Bệnh viện Việt Đức” với 02 mục tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang gãy xương bánh chè.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương bánh chè tại Bệnh viện Việt Đức.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu, chức khớp gối 3
1.1.1. Giải phẫu khớp gối 3
1.1.2. Chức năng khớp gối. 5
1.2. Giải phẫu, chức năng xương bánh chè 6
1.2.1. Giải phẫu xương bánh chè 6
1.2.2. Hệ thống mạch máu nuỗi dưỡng xương bánh chè 8
1.2.3. Chức năng xương bánh chè 10
1.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu gãy kín xương bánh chè 11
1.3.1. Cơ chế gãy xương bánh chè 11
1.3.2. Các hình thái gãy xương bánh chè. 12
1.3.3. Triệu chứng và chẩn đoán gãy xương bánh chè 14
1.4. Sơ lược lịch sử phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè 15
1.4.1. Thế giới 15
1.4.2. Việt Nam 23
1.5. Vật liệu làm phương tiện kết hợp xương. 25
1.6. Biến chứng xa sau mổ gãy xương bánh chè. 26
1.6.1. Cứng khớp gối 26
1.6.2. Viêm, thoái hoá khớp 27
1.6.3. Hoại tử xương 27
1.6.4. Chậm liền xương, khớp giả, gãy lại. 27
1.6.5. Biến chứng chồi đinh, đứt chỉ thép 28
1.7. Phục hồi chức năng sau mổ gãy xương bánh chè 28
1.7.1. Mục đích 28
1.7.2. Phương pháp 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu. 31
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu. 31
2.2.3. Những chỉ tiêu thăm khám. 31
2.2.4. Chỉ định mổ, kỹ thuật áp dụng. 32
2.2.5. Phương pháp phẫu thuật 32
2.2.6. Đánh giá kết quả 35
2.2.7. Xử lý số liệu 37
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 38
3.1.1. Tuổi 38
3.1.2. Giới 39
3.1.3. Chi bị tổn thương 39
3.2. Nguyên nhân và cơ chế gãy xương 40
3.2.1. Nguyên nhân 40
3.2.2. Cơ chế chấn thương 40
3.3. Thương tổn giải phẫu 41
3.4. Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi được phẫu thuật. 41
3.5. Kỹ thuật mổ 42
3.5.1. Các kỹ thuật mổ 42
3.5.2. Phương pháp tập luyện sau mổ 43
3.6. Thời gian sau mổ đến khi khám lại. 44
3.7. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối sau phẫu thuật gãy xương bánh chè bằng kỹ thuật buộc vòng chỉ thép và néo ép số tám 45
3.7.1. Tiêu chuẩn chủ quan 45
3.7.2. Tiêu chuẩn khách quan 46
3.8. Biến chứng 53
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 54
4.1.1. Theo tuổi 54
4.1.2. Theo giới 55
4.1.3. Chi tổn thương 55
4.2. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương 56
4.2.1. Nguyên nhân 56
4.2.2. Cơ chế gãy xương 57
4.3. Tổn thương giải phẫu 57
4.4. Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi phẫu thuật 58
4.5. Áp dụng kỹ thuật mổ gãy xương bánh chè 59
4.5.1. Kỹ thuật buộc vòng chỉ thép 59
4.5.2. Kỹ thuật néo ép số tám 60
4.6. Vấn đề tập phục hồi chức năng sau mổ 61
4.7. Kết quả phục hồi cơ năng khớp gối sau mổ kết hợp xương bánh chè 62
4.8. Biến chứng 65
4.8.1. Hạn chế gấp – duỗi khớp gối. 65
4.8.2. Viêm, thoái hoá khớp 65
4.8.3. Hoại tử xương 65
4.8.4. Chậm liền xương, khớp giả, gãy lại 65
4.8.5. Biến chứng do vật liệu kết xương 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi 38
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo nguyên nhân gây chấn thương 40
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo tổn thương giải phẫu 41
Bảng 3.4. Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc phẫu thuật 41
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tổn thương giải phẫu và kỹ thuật mổ 42
Bảng 3.6. Liên quan giữa tập luyện phục hồi chức năng và kỹ thuật mổ. 43
Bảng 3.7. Thời gian từ khi mổ đến khi khám lại 44
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp phân loại kết quả theo kỹ thuật mổ. 52
Bảng 4.1: Nhận xét 80 bệnh nhân gãy XBC mổ theo 2 kỹ thuật 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính 39
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo chi tổn thương 39
Biểu đồ 3.3. Kết quả triệu chứng đau 45
Biểu đồ 3.4. Kết quả đứng trụ chân trên chi gẫy 46
Biểu đồ 3.5. Kết quả gấp duỗi gối khi ngồi xổm 47
Biểu đồ 3.6. Kết quả mức độ teo cơ tứ đầu đùi 48
Biểu đồ 3.7. Kết quả phục hồi gấp khớp gối 49
Biểu đồ 3.8. Kết quả phục hồi duỗi khớp gối 50
Biểu đồ 3.9. Kết quả chênh lệch mặt khớp xương bánh chè trên phim Xquang khi khám lại 51
Biểu đồ 3.10. Tổng hợp phân loại kết quả theo kỹ thuật mổ 52
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối nhìn trước 5
Hình 1.2. Tầm vận động khớp gối 6
Hình 1.3. Mặt trước xương bánh chè 8
Hình 1.4. Mặt sau xương bánh chè 8
Hình 1.5 . Sơ đồ mạch máu cung cấp cho xương bánh chè 10
Hình 1.6. Hình thái tổn thương giải phẫu 14
Hình 1.7. Kỹ thuật buộc vòng xung quanh chu vi xương bánh chè 17
Hình 1.8. Kỹ thuật buộc vòng Magnuson 17
Hình 1.9. Minh họa nguyên lý cột trụ của Pauwels 19
Hình 1.10. Kỹ thuật kết xương theo Schauwecker 19
Hình 1.11. Kỹ thuật kết xương theo Lotke 20
Hình 1.12. Kỹ thuật néo ép số 8 theo Weber và Muller 20
Hình 1.13. Kỹ thuật lấy bỏ một phần xương bánh chè 22
Hình 2.1. Đường rạch da. 32
Hình 2.2. Bộc lộ ổ gãy 33
Hình 2.3. Nắn chỉnh và kết hợp xương gãy. 33
Hình 2.4. Khâu phục hồi vết mổ 34
Ảnh 1: Xquang trước mổ 81
Ảnh 2: Xquang sau mổ 82
Ảnh 3 Xquang khi khám lại 82
Ảnh 4. Động tác ngồi xổm 83
Ảnh 5. Biên độ gấp gối 84
Ảnh 6. Biên độ duỗi gối 84
Ảnh 7. Đứng trụ trên chi gãy xương bánh chè 85
Nguồn: https://luanvanyhoc.com