Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn-tạo hình rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy sụn tạo hình
Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn-tạo hình rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy sụn tạo hình.Thiểu sản vành tai (microtia) (TSVT) là một khiếm khuyết bẩm sinh của tai dao động trong mức độ từ bất thường nhẹ về cấu trúc của vành tai đến hoàn toàn không có tai (anotia). Bệnh có thể biểu hiện như một dị tật bẩm sinh đơn độc hoặc phối hợp với các dị tật khác [1].
Thiểu sản vành taichiếmtỷ lệ 1/7000 – 1/8000 trong dân số, tỉ lệ gặp khác nhau ở từng vùng, trong đó tỷ lệ gặp ở trẻ sơ sinh từ 0,83 -17,4/10000 trẻ. Bệnh thường gặp ở nam giới, có thể ở một bên hoặc cả hai bên, hay gặp ở tai phải trong các trường hợp thiểu sản vành tai một bên. Ở người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, thiểu sản vành tai gặp nhiều hơn so với người da đen và da trắng [2]. Nguyên nhân của thiểu sản vành tai cho tới nay chưa được hiểu rõ nhưng người ta nhận thấy có mối liên quan mật thiết giữa yếu tố môi trường và di truyền trên những bệnh nhân này [3].
Thiểu sản vành tai làm ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ ở những bệnh nhân này, thậm chí có thể dẫn đến sự mặc cảm do bị người xung quanh kỳ thị, xa lánh. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị thiểu sản vành tai thường phối hợp đến những bất thường tai giữa, tai trong nên thính lực bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và phát triển ở trẻ [1].Vì vậy trên những trẻ này cần được chỉnh hình vành tai sớm và chỉnh sửa di tật tai giữa và tai trong để phục hồi lại sức nghe và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ.
Trên thế giới từ thế kỉ XIX đến nay, đã có nhiều công trình ngh iên cứu về hình thái giải phẫu, chức năng, các phương pháp tạo hình tổn
thương khuyết vành tai do mắc phải cũng như các dị tật tai bẩm sinh, đã thu được kết quả tốt.
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Minh (1995) đã ứng dụng hoàn thiện phương pháp tạo hình tổn khuyết rộng và toàn bộ vành tai mới có sử dụng vạt cân cơ thái dương [4]. Hay nghiên cứu của Nguyễn Thái Hưng (2006) đánh giá kết quả tạo hình tổn khuyết vành tai không toàn bộ [5]. Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân thiểu sản vành tai, nhưng các tác giả đều thấy rằng chỉ có cấy ghép bằng sụn sườn là cho kết quả tốt nhất. Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới hay sử dụng hai phương pháp phẫu thuậttheo tác giả Brent và Nagata để tạo hình vành tai. Trong đó kỹ thuật chỉnh hình theo Brent gồm có 4 thì phẫu thuật, còn kỹ thuật của Nagata rút gọn xuống còn 2 thì phẫu thuật, tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài đánh giá về đặc điểm hình thái và hiệu quả điều trị của từng giai đoạn phẫu thuật của các kỹ thuật này. Ở Việt Nam mới chỉ có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Bình (2012) nghiên cứu đặc điểm hình thái của thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả của thì phẫu thuật cấy sụn tạo hình [6]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn – tạo hình rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy sụn tạo hình” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình thái thiểu sản vành tai đã được cấy sụn tạo hình thì một.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn – tạo hình rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy sụn tạo hình.
1. Tiếp tục đánh giá kết quả của thì phẫu thuật tiếp theo và đánh giá kết quả tạo hình vành tai bằng sụn sườn sau khi hoàn thiện vành tai hoàn toàn.
2. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, thiểu sản vành tai còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng nghe của bệnh nhân. Chúng tôi kiến nghị có thể nghiên cứu đặc điểm tai giữa và thính lực trên những bệnh nhân thiểu sản vành tai, đề ra phương hướng điều trị tiếp theo.
3. Khi theo dõi bệnh nhân, chúng tôi thấy có rất nhiều bệnh nhân than phiền về tình trạng có tóc trên vành tai và hỏi về phương pháp điều trị. Vì vậy có thể nghiên cứu các phương pháp điều trị “tai mang tóc” và đánh giá hiệu quả điều trị tình trạng “tai mang tóc” bằng laser.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carey JC, Park AH, Muntz HR (2006). External ear, Human malformations and related anomalies, Oxford,New York: Oxford University Press, 329-338.
2. Daniela V. Luquetti, Carrie L. Heike et al (2011). Microtia: Epidemiology and Genetics, Am JMed Genet Part A 158A,124-139.
3. Zim SA (2003). Microtia reconstruction: an update, Current Opinion in Otolaryngology & Hand and Neck Surgery, 11 (4), 275 – 281.
4. Nguyễn Thị Minh (1995). Nghiên cứu điều trị các tổn khuyết rộng và toàn bộ vành tai bằng phẫu thuật tạo hình, Luận án tiến sỹ y học, 7-23, 84 – 133.
5. Nguyễn Thái Hưng (2006). Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả tạo hình tổn khuyết vành tai không toàn bộ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II.
6. Nguyễn Thị Vân Bình (2012). Nghiên cứu đặc điểm hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá kết quả cấy sụn tạo hình,Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.
7. Hunter A, Frias JL et al (2009). Elements of morphology: Standard terminology for the ear. Am JMed Genet A, 149, 40 – 60.
8. Canfield MA, Langlois PH et al (2009). Epidemiologic features and clinical subgroups of anotia/microtia in Texas. Birth Defects Res A Clin Mol Teratol, 85,905-913
9. Tagliacozzi G. (1597). De Curtorum Chirurgia per Institionem. Venice, Gaspare Bindonui, 2(19).
10. Brent B (1998). Auricular repair with sculpted autogenous rib cartilage.
Auricle and middle ear malformations, ear defects and their reconstruction, 17-30.
11. Tanzer R.C (1959).Total Reconstruction of the external ear. Plast. Rec. Surg, 23(1),1-15.
12. Brent B (1990). Reconstruction of the Auricle, Plastic Surgery, W.B Saunders Company; USA; Vol 3; Part 2; Chapter 40; 2094-2152
13. Nagata S (1993). A new method of total reconstruction of the auricle formicrotia.Plast Reconstr Surg. 92,187-201.
14. Daniela V. Luquetti, Carrie L. Heike (2012). Microtia: Epidemiology and genetics, American Journal of Medical Genetics, 158A (1),124-139.
15. Michael J. W, Anil K. L, JacklerR. (2006). Development of the ear, Head & Neck Surgery – Otolaryngology 4th Edition; 2006, 1870-1872.
16. Jeffrey B. Wise, Sarmela Sunder, Vito Quatela et al (2012). Otoplasty & Microtia, CURRENT Diagnosis & Treatment in Otolaryngology- Head & Neck Surgery3rdEdition, 79, 923- 976.
17. Võ Tấn (1991). Tai – Mũi – Họng thực hành tập 2, Nhà xuất bản y học, 5-28.
18. Ordon A.P (2000). OtoplastyIn Thomas Romo and Arthur L. Millman;
Aesthetic Facial Plastic Surgery, Thieme Medical Publishers; New York; 25, 446.
19. N. Teissier, T. Benchaa et al (2009), Malformations congénitales de l’oreille externe et de l’oreille moyenne, Le Manual du resident Oto – Rhino – Laryngologie II. Edition Tsunami, 20-010-A-10
20. Robert W. D (2004). Otoplasty,Facial Plastic Reconstructive and Trauma Surgery, 23, 899 – 925.
21. Beahm EK, Walton RL (2002). Auricular reconstruction for microtia: part I. anatomy, embryology and clinical evaluation,Plast Reconstr Surg., 109(7), 2473-2482.
22. Lê Gia Vinh, Hoàng Văn Lương (1994). Góp phần nghiên cứu các kích thước và góc vành tai trên một nhóm thanh niên Việt Nam, Nội san phẫu thuật tạo hình số 1, 3-6.
23. Đỗ Xuân Hợp (1971). Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản y học, 427-430.
24. Nguyễn Quang Quyền (1997). Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản y học,427-429.
25. Nhan Trừng Sơn(2008). Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, 229 – 232.
26. Phạm Công Tuấn, Phạm Việt Cường (2008). Mô hình chấn thương dựa vào số liệu tại bệnh viện ởĐà Nẵng, Y học thực hành, số 606 + 607, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y dược Việt Nam lần thứ 14, Huế, 345 – 352.
27. Furnas D.W (1990). Complications of surgery of external ear, Clinics in Plastic Surgery, 17(2),305-318.
28. Nguyễn Thị Minh, Lê Gia Vinh (1994). Giải phẫu mach máu thần kinh vành tai, Nội san phẫu thuật tạo hình số 1, 33-36.
29. Steven J.Covci, Peter D. Fries, James A. KaTowitz (2006).Congenital Craniofacial Anomalies, Duan’s Ophthamology, 1(41).
30. Anderka MT, Lin AE, Abuelo DN, et al. (2009). Reviewing the evidence for mycophenolate motefil as a new teratogen: case report and review of the literature, Am JMed Genet A; 149A(6), 1241-8.
31. Castilla EE, Lopez-Camelo JS, Campana H. (1999). Altitude as a risk factor for congenital anomalies.Am JMed Genet, 86(1),9-14.
32. Mastroiacovo P., Corchia C., Botto LD et al. (1995). Epidemiology and genetics of microtia-anotia: a registry based study on over one million births. JMed Genet; 32(6), 453-7.
33. Tasse C., Bohringer S., Fischer S., et al (2005). Oculo-auriculo- vertebral spectrum (OAVS): clinical evaluation and severity scoring of 53 patients and proposal for a new classification,Eur J Med Genet, 48(4),397-411.
34. Harris J., Kallen B., Robert E. (1996).The epidemiology of anotia and microtia, J. Med. Genet, 33(10),809-813.
35. Castilla EE, Orioli IM (1986).Prevalence rates of microtia in South America, Int. J. Epidemiol. 15(3), 364-368.
36. Francis B. Quinn, Matthew W. Ryan (2004)..Microtia Reconstruction, Grand Rounds Presentation, UTMB, Dept. Otolaryngology.
37. Cummings CW et al (2005). Reconstruction surgery of the ear: Microtia reconstrution, Cummings Otolaryngology Head&Neck Surgery 4thpart1, 199a, 4422 – 4438.
38. Llano-Rivas I, Gonzalez-del Angel A, del Castillo V, et al. (1999) Microtia: a clinical and genetic study at the National Institute of Pediatrics in Mexico City, Arch Med Res 1, 30(2), 120-4.
39. Jin L, Hao S.J, et al (2010) Clinical analysis based on 208 patients with microtia(reviewed oculo- vertebral spectrum hearing test, CT scan), The Turkish Journal of Pediatrics,52, 582-587.
40. Jing S., Francis B. Quin (2004). Microtia Reconstruction, Grand Rounds Presentation, UTMB, Dept. of Otolaryngology.
41. Thorne CH, Brecht LE, et al. (2001). Auricular reconstruction: indications for autogenous and prosthetic techniques, Plast Reconstr Surg, 107(5), 1241-1251.
42. Brent B (1992). Auricular repairs with autogenous rib cartilage grafts: Two decades of experience with 600cases, Plastic and Reconstructive Surgery, 90(3), 355-374.
43. Bachi TH.,Vicky SK. (2013). Single Stage Pinna reconstruction, Atlas of operative otorhinolaryngology and head and neck surgery, 2(1), 22-34.
44. Charles H.T (2007). Otoplasty and Ear Reconstruction, Grabb and Smith’s Plastic Surgery,6th Edition, 30, 297.
45. Yoshimura K, Nakatsuka T, Ichioka S, et al. (1998). One-stage reconstruction of an upper part defect of the auricle, Aesthetic Plast Surg; 22, 352-5.
46. Ou LF, Yan RS, Tang YW., et al (2001). Firm elevation of the auricle in reconstructionof microtia with a retroauricular fascial flap wrapping an autogenouscartilage wedge, Br JPlast Surg, 54, 573-80.
47. Jeong-Hwan C., et al (2014). Clinical Experience of Sturdy Elevation of the Reconstructed Auricle,Archives of Craniofacial Surgery, 15(1),1-6.
48. Zol B. Kryger, et al (2007). Microtia Repair, U.S.A.Practical Plastic Surgery, 57, 343 – 347.
49. Nguyễn Ngọc Hà (2011). Nghiên cứu hình thái chấn thương vành tai và đánh giá kết quả xử trí ban đầu, Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, chuyên ngành Tai Mũi Họng.
50. Tanzer RC. (1978). Microtia A long-term follow-up of 44 reconstructed auricles, Plast Reconstructive surgery, 61(2), 161-166.
51. Brent B. (1980). The correction of microtia with autogenous cartilage grafts I. The classic deformity, Plast Reconstr Surg. 66(1), 1-12.
52. Leila K., Alisin K., et al (2014). Single- Stage Autologous Ear Reconstruction for Microtia, Plastic and reconstruction surgery, 133, 652-662.
53. Barinka L.(1987). Reconstruction of the Auricle, J.E. Purkyne’ University Brno, Medical Faculity; 219- 227.
54. Adriana Ramirez(2014). Early Experience in auricular reconstruction: ReUiabiUity of Brent’s Technique, issar Congres. 2014
55. Lim SY, Mun GH, Hyon WS, et al (2013). The elevation of the constructed auricle with a temporoparietal fascial flap wrapping a resorbable plate, J Plast Reconstr Aesthet Surg 2006,59, 505-9.
56. Osorno G. (2007). A 20-year experience with the Brent technique of
auricular reconstruction: pearls and pitfalls, Plast Reconstr
Surg, 119,1447-1463.
57. Nakai H. (1990). Reconstruction of microtia, Pursuing a natural appearance, Clin Plast Surg; 17, 287-304.
58. Zhang Q, Zhang R, Xu F, et al. (2009). Auricular reconstruction for microtia: personal 6-year experience based on 350 microtia ear reconstructions in China, Plast Reconstr Surg,123, 849-858.
59. Zhang Q, Zhang R, Xu F, et al.(2010). Firm elevation of the reconstructed auricle with a retroauricular fascial flap wrapping an EH (a mixture of epoxide acrylate malelic and hydroxyapatite) composite wedge, J Plast Reconstr Aesthet Surg; 63,1452-1458.
60. Rajendra Prasad D., Biswajit Mishra, Annada Prasad Patnaik (2015). Total Ear Surgery with monoblock cartilage and temporoparietal, 2 (39),6321-6326
61. Kobayashi S, Maegawa J. et al (2011). Ear elevation using 2-tiered costal cartilage on the same side as the reconstructed framework,
J. Craniofac. Surg, 22(5), 1796-9.
BA : Bệnh án
BN : Bệnh nhân
CDVT : Chiều dài vành tai
CRVT : Chiều rộng vành tai
GĐ : Giai đoạn
PT : Phẫu thuật
TSVT : Thểu sản vành tai
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu 4
1.1.1. Trên thế giới 4
1.1.2. Ở Việt Nam 5
1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai 6
1.2.1. Phôi thai học 6
1.2.2. Vị trí vành tai 8
1.2.3. Giải phẫu vành tai 10
1.2.4. Cấu tạo của vành tai 12
1.2.5. Mạch máu và thần kinh vành tai 13
1.2.6. Chức năng của vành tai 15
1.3. Đặc điểmdị tật vành tai bẩm sinh 15
1.3.1. Đặc điểm hình thái học của thiểu sản vành tai 15
1.3.2. Các hội chứng 16
1.3.3. Yếu tố nguy cơ 18
1.3.4. Phân loại thiểu sản vành tai 18
1.3.5. Liên quan giữa TSVT với tai giữa và thính lực 19
1.4. Các phương pháp tạo hình vành tai 20
1.4.1. Tạo hình vành tai bằng sụn sườn 20
1.4.2. Tạo hình vành tai sử dụng vật liệu nhân tạo 21
1.4.3. Vành tai giả 22
1.4.4. Cấy ghép mô sụn 23
1.5. Kế hoạch phẫu thuật 23
1.5.1. Thời gian phẫu thuật 23
1.5.2. Các phương pháp tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân 24
1.5.3. Biến chứng phẫu thuật 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu: cỡ mẫu thuận tiện, có n = 29 trường hợp thỏa mãn các tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ, đều được chúng tôi lựa chọn vào nhóm nghiên cứu 33
2.3. Phương tiện nghiên cứu 34
2.4. Các thông số nghiên cứu 34
2.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 34
2.4.2. Đặc điểm hình thái của thiểu sản vành tai sau cấy sụn tạo hình thì 1 ….35
2.4.3. Kết quả phẫu thuật nâng khung sụn – tạo rãnh sau tai sau cấy sụn
tạo hình 36
2.5. Các bướctiến hành nghiên cứu 41
2.5.1. Khám bệnh nhân trước mổ 41
2.5.2. Các bước tiến hành phẫu thuật 42
2.5.3. Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ 45
2.6. Địa điểm nghiên cứu 45
2.7. Phương pháp xử lý số liệu 45
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 46
3.1.1. Đặc điểm về giới 46
3.1.2. Đặc điểm về tuổi 46
3.1.3. Liên quan thiểu sản vành tai và dị tật khuôn mặt 47
3.1.4. Vị trí tai thiểu sản và được tạo hình cấy ghép sụn sườn 48
3.1.5. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng 48
3.2. Đặc điểm hình thái thiểu sản vành tai đã được cấy sụn tạo hình thì 1.49
3.2.1. Trục vành tai sau cấy sụn 49
3.2.2. Màu sắc da so với da xung quanh 49
3.2.3. Độ lồi lõm của vành tai được tạo hình sau cấy sụn 50
3.2.4. Chiều dài vành tai tạo hình sau cấy sụn 51
3.2.5. Chiều rộng vành tai tạo hình sau cấy sụn 52
3.3. Kết quả phẫu thuậtnâng khung sụn vành tai- tạo rãnh sau tai 52
3.3.1. Thời gian điều trị tại viện 52
3.3.2. Thời gian từ khi cấy sụn tạo hình đến khi nâng vành tai – tạo hình
rãnh sau tai 53
3.3.3. Kết quả liền vết thương 53
3.3.4. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật 54
3.3.5. Biến chứng muộn 55
3.3.6. Hình thái của vành tai sau nâng sụn 56
3.6.7. Kết quả gần 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 64
4.1.1. Phân bố giới tính 64
4.1.2. Phân bố theo tuổi 64
4.1.3. Liên quan thiểu sản vành tai và dị tật khuôn mặt 65
4.1.4. Vị trí tai thiểu sản và tạo hình 65
4.1.5. Phương pháp phẫu thuật sử dụng cấy sụn sườn 66
4.2. Đặc điểm hình thái tai thiểu sản được cấy sụn tạo hình 66
4.2.1. Trục vành tai sau cấy sụn 66
4.2.2. Màu sắc da vành tai so với da xung quanh 67
4.2.3. Độ lồi lõm của vành tai tạo hình sau cấy sụn 67
4.2.4. Kích thước của vành tai sau cấy ghép sụn 68
4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn – tạo rãnh sau tai 69
4.3.1. Thời gian điều trị 69
4.3.2. Thời gian từ khi cấy sụn tạo hình và nâng vành tai và tạo hình rãnh
sau tai 70
4.3.3. Biến chứng sớm 71
4.3.4. Biến chứng muộn 73
4.3.5. Hình thái vành tai sau khi được tạo hình nâng khung sụn và tạo
rãnh sau tai 74
4.3.6. Kết quả gần 80
4.3.7. Kết quả điều trị xa 80
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 46
Bảng 3.2. Liên quan thiểu sản vành tai và dị tật khuôn mặt 47
Bảng 3.3. Phương pháp phẫu thuật cấy sụn tạo hình 48
Bảng 3.4. Trục vành tai sau cấy sụn 49
Bảng 3.5. Màu sắc da so với da xung quanh 49
Bảng 3.6. Độ lồi lõm vành tai tạo hình sau cấy sụn 50
Bảng 3.7. Chiều dài của vành tai sau cấy sụn so vớivành taibình thường .. 51
Bảng 3.8. Chiều rộng của vành tai sau cấy sụnso với vành tai bình thường .. 52
Bảng 3.9. Thời gian điều trị tại viện 52
Bảng 3.10. Thời gian giữa các lần phẫu thuật 53
Bảng 3.11. Kết quả liền vết thương 53
Bảng 3.12. Biến chứng tại chỗ 54
Bảng 3.13. Biến chứng tại vi trí lấy vạt da ghép 55
Bảng 3.14. Biến chứng muộn 55
Bảng 3.15. Chiều dài vành tai sau cấy sụn và sau nâng khung sụn 57
Bảng 3.16. Chiều dài của vành tai sau nâng khung sụn so vớitai lành 57
Bảng 3.17. Chiều rộng vành tai sau cấy sụn và sau nâng khung sụn 58
Bảng 3.18. Chiều rộng của vành tai sau nâng khung sụnso với tai lành 58
Bảng 3.19. Độ lồi lõm của vành tai tạo hình 59
Bảng 3.20. Góc vành tai tạo hình và góc vành tai thường các thời điểm 59
Bảng 3.21. Độ dày của vành tai tạo hình sau nâng khung sụn 60
Bảng 3.22. Màu sắc da vành tai so với xung quanh 61
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi 47
Biểu đồ 3.2. Vị trí tai thiểu sản và tai được cấy sụn 48
Biểu đồ 3.3. Trục của vành tai tạo hình sau nâng sụn 56
Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị gần 61
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị xa 63
Sự phát triển của tai ngoài
Vị trí, hướng và kích thước của vành tai
Các góc của vành tai
Mặt trước của tai ngoài bên trái
Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai
Mạch máu của vành tai
Hội chứng Goldenhar
Hội chứng Treacher – Collins
Phân loại thiểu sản vành tai theo Nagata
Lấy mẫu vành tai
Vị trí rạch da lấy sụn sườn
Chế tạo khung sụn vành tai từ sụn sườn
Xoay dái tai về đúng vị trí
Nâng vành tai tạo hình mới và tạo rãnh sau tai
Tạo hình bình tai
Chuẩn bị khung sụn
Vùi khung sụn dưới vạt da
Nâng khung sụn và tạo rãnh sau tai
Dùng vạt cân cơ sau tai che phủ sụn chêm
Thước đo
Dụng cụ phẫu thuật
Lấy vạt da ghép vùng bẹn
Bóc tách cân sau tai
Cân sau tai bọc sụn chêm
Ghép da vùng sau tai
Hình 2.7. Quá trình khâu băng ép 44
Hình2.8. Vành tai tạo hình sau nâng lên 45
Hình 3.1. Độ lồi lõm vành tai 50
Hình 3.2. Hình ảnh hoại tử vạt da, viêm lộ khung sụn 54
Hình 3.3. Hình ảnh sẹo lồi, sẹo phì đại 56
Hình 3.4. Kết quả điều trị gần 62
Hình 3.5. Kết quả điều trị xa 63