Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, chìm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, chìm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội.Răng hàm lớn thứ 3 hay còn gọi là răng khôn. Răng khôn có thời gian hình thành và phát triển dài hơn so với tất cả các răng khác. Răng nằm ở vị trí liên quan nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng. Do có thời gian mọc muộn, khoảng mọc răng hẹp nên răng khôn hàm dưới (RKHD) thường có xu hướng thiếu chỗ gây nên hiện tượng mọc lệch, chìm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về RKHD
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Dĩ nghiên cứu qua 100 trường hợp phẫu thuật RKHD mọc lệch tại viện RHM Hà Nội từ 1/1995-7/1995 cho thấy RKHD mọc lệch từ 5°- 90° chiếm tỷ lệ 97% [1].
Vì RKHD có tỉ lệ mọc lệch cao nên có nó gây ra nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân như viêm quanh thân răng, áp xe quanh răng, viêm xương hàm,…. Các tai biến do răng khôn gây nên nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây hậu quả lớn ảnh hưởng tới sức khỏe toàn trạng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vinh thì số trường hợp phải nhổ bằng phẫu thuật chiếm 92,23% các RKHD mọc lệch gây biến chứng [2].
Các RKHD mọc lệch gây nhiều biến chứng tại chỗ, trong đó có 1 biến chứng là tiêu xương mặt xa, sâu cổ R7, biến chứng này có thể dẫn tới lung lay hay biến chứng tủy cuống, vỡ to R7 khi còn trẻ, tiến tới mất răng 7 sớm trong tương lai. Việc điều trị RKHD đã gây ra biến chứng nhiều lần chủ yếu là phương pháp nhổ răng. Tuy nhiên do vị trí liên quan các cấu trúc giải phẫu lân cận phức tạp trong đó có ống thần kinh răng dưới, thành bên họng,.. .nên trong quá trình phẫu thuật cần đánh giá kỹ các yếu tố này, tránh gây tổn thương chúng.
Kết quả phẫu thuật nhổ RKHD lệch, chìm đã được một số tác giả nghiên cứu nhưng vẫn chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố giải phẫu liên quan trước phẫu thuật như khoảng cách chân RKHD tới ống răng dưới, hướng thân và chân răng Ngày nay, với sự trợ giúp của Xquang đặc biệt là CT Cone Beam, chúng ta có khả năng đánh giá được sự liên quan của RKHD với các thành phần giải phẫu liên quan, từ đó giúp chẩn đoán và tiên lượng điều trị tốt hơn. Với những mong muốn như vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, chìm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội”
Với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và Xquang của RKHD lệch, chìm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2015.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ RKHD lệch, chìm ở nhóm bệnh nhân trên.
2. Kết quả phẫu thuật RKHD lệch, chìm:
+ Tỷ lệ tai biến chiếm khá thấp 30% Kết quả nhổ:
– Trong nhổ chỉ xảy ra 3 tai biến: gãy chóp R (đều lấy được) và gãy tấm bản trong XOR, chảy máu đều kiểm soát được.Tỷ lệ gãy chóp 16,7%
– Đau sau 24 h mức độ vừa chiếm 50%, rất đau 25,6%, đau nhẹ 16,7%, không đau 7,8%.
– Sau 1 tuần kết quả tốt 66,1%, khá 30,4%, kém 3,6%, tỷ lệ này có liên quan phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, độ khó nhổ. Kết quả phẫu thuật 1 tuần kém chỉ có ở nhóm 17-25 tuổi. Ở nhóm không VQTR tốt cao hơn nhóm có VQTR, kết quả kém chỉ có trong nhóm VQTR (4,7%). Thời gian phẫu thuật càng lâu, độ khó càng cao thì kết quả càng kém hơn.
– Sau 1 tháng kết quả tốt 65,6%, khá 31,2%, kém 3,1%, tỷ lệ này có liên quan mức độ tiêu xương mặt xa R7. Tiêu xương mặt xa R7 càng lớn thì kết quả càng kém.
– Sau 3 tháng kết quả tốt 78,1%, khá 21,9%.
– Có sự liên quan mức độ lành thương sau 3 tháng với mức độ tiêu xương mặt xa, xương càng tiêu nhiều thì kết quả càng kém, mà mức độ tiêu xương có liên quan đến số lần sưng đau viêm nhiễm. Vì vậy nên nhổ RKHD sớm để có kết quả lành thương tốt hơn, tránh gây tổn thương R7.
– Chưa thấy sự liên quan mức độ lành thương sau 3 tháng liên quan đến các yếu tố phương pháp phẫu thuật, độ khó, thời gian phẫu thuật RKHD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dỹ (1999). Nhận xét qua 100 trường hợp nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch gây biến chứng. Tạp chí Y học Việt Nam, 10-11, 45-47.
2. Nguyễn Tiến Vinh (2010). Nhận xét tình trạng mọc răng và kết quả xử trí các tao biến ở bệnh nhân răng khôn hàm dưới tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường ĐH Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Cát (1977). Hình thành và phát triển răng, Răng hàm mặt tập 1, Nhà xuất bản Y học,73-89.
4. Pederson G.B (1988). Impacted teeth.Oral surgery, WB Saunder company, 87-150.
5. G Biswari, P Gupta, D Das (2010). Wisdom teeth- A major problem in young generation, Study on the basis of types and associated complications, Vol-6, No-3,24-28
6. Guiliana G., Trisi P., D arpa M., et al (1995). Cementum growth in impacted teeth. Actualite stomatologie belgique, 7-11.
7. Korbendau J.M, Korbenda X, Andreani J.F,et al (2002). L’ Extraction de la dent de sagesse. Quinteesence International, Pari, 26.
8. Eduardo Machado Vilela et al (2011). Study of position and eruption of lower third molars in adolescents, RBSO, 8(4), 390-397.
9. Võ Thế Quang,Mai Đình Hưng, Đỗ Đức Vĩ (1990). Bài giảng phẫu thuật trong miệng. Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 30-45.
10. Trần Ngọc Thành, Trương Mạnh Dũng (2013). Nha khoa cơ sở, tập 2, 92.
11. Gintaras Juodzbalys, Hom – Lay Wang, Gintautas Sabaly (2010). Anatomy of Mandibular Vital Structures. Part I: Mandibular canal and Inferior Alveolar Neurovascular Bundle in Relation with Dental Implantology. Vol 1,No 1,e2, 1-8
12. Obradovic O, Todorovic L, Pesic V et al (1993). Morphometric analysis of mandibular canal: clinical aspects, 36 (3-4): 109-13
13. Su-Kyoung Yu, Ji – Un Lee, Kyoung -A Kim et al (2007). Posional relationship between mandibular third molar and mandibular canal in cone beam computed tomographs, Korean Journal of Oral and maxillofacial Radiology, 37, 197-203.
14. A Ohman, K Kivijarvi, U Blomback et al (2006). Preoperative radiographic evaluation of lower third molars with computed tomography, Dentomaxillofacial Radiology, 35, 30-35.
15. Lechien P (1995). Should we or should we not extract impacted teeth?. Revue belgique medicale dentaire, 50(2), 29-39.
16. TrỌn V”n Tr-êng (1978). Hxnh th i l©m sụng vụ xo trÝ nhang viam nhiÔm vĩng hụm mEt, Th«ng tin Y hac, 3, 38.
17. Archer LE (1975). Impacted teeth, Oral and Maxillofacial surgery, W.B. saunders company, 250-390.
18. M Eshghpour, A Nezadi, A Moradi et at (2014) . Pattern of mandibular third molar impaction: A cross- sectional study in northeast of Iran. Nigerian Journal of Clinical Practice, Vol 17, Issue, 6, 673-677.
19. Mai Đình Hưng (1995). Phẫu thuật sớm răng khôn hàm dưới mọc ngầm. Thông tin Y học. 3 (7), 15-17.
20. Mai Đình Hưng (1973). Tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Nội san RHM, 67-72.
21. Phạm Như Hải(1999). Nhận xét tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18-25 và xử trí, Luận văn thạc sỹ Y học, trường ĐHY Hà Nội.
22. Acher L.E (1975). Impacted teeth. Oral and maxillofacial surgery, WB. Saunder company, 250-390.
23. Nguyễn Y Duyên (1995). Góp phần nghiên cứu viêm nhiễm vùng hàm mặt do biến chứng răng khôn hàm dưới. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội, 19-38.
24. Phạm Thái Hà (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tai biến do răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và các phương pháp xử trí, Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2 trường ĐHRHM, 41-57.
25. Nieves Almendros- Marques, Leonardo Berini-A ytes, Cosme Gay- Escoda (2006). Influence of lower third molar position on the incidence of preoperative complications, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Radiol Endod, 102, 725-732.
26. Vũ Đức Nguyện (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, XQuang và kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội khí quản, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường Đại học Y Hà Nội, 21-38.
27. Ziad Malkawi, MahmoudK. Al-Omiri,Ameen Khraisat (2011). Risk indicators of postoperative complications following surgical extraction of lower third molars, Copyright @2011 by S. Karger AG, Basel, 20, 321-325.
28. Trần Văn Trường (2008). Viêm nhiễm miệng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, 22-25.
29. Scientific (2009). Pericoronitis: Treatment and a clinical dilemma,
Journal of the Irish Dental Association, 55(4), 190-192.
30. Akapata O (2007). Acute pericoronitis and the position of the mandibular third molar in Nigerians. JMBR: A Peer- review Journal of Biomedical Sciences, Vol 6, 42-46.
31. M Azhar Sheikh, Mehreen Riaz, Seema Shafiq (2012). Incidence of distal caries in mandibular second molars due to impacted third molars, Pakistan Oral and Dental Journal. Vol 32, No.3, 364-370.
32. Trần Văn Trường (1978). Hình thái lâm sàng và xử lý viêm nhiễm vùng hàm mặt. Thông tin Y học Việt Nam, 3, 38.
33. Lưu Văn Hồng (2006). Hình ảnh lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả phau thuật nhổ răng khôn hàm dưới loại II, III, IV theo Parant, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, trường ĐH Y Hà Nội.
34. L Trombelli, Farina R, Marzola A, et al (2008). Modeling and remodeling of human extraction sockets, J Clin Periodontol, 35: 630-639.
35. V.J Kingsmill (1999). Post extraction remodeling of the adult mandible,
Crit Rev Oral Biol Med, 10(3), 384-404.
36. Amler MH, Johnson PL, Salman I (1960). Histological and histochemical investigation of human alveolar socket healing in undisturbed extraction wounds. J Am Dent Assoc, 61(7), 32-44.
37. C ntia-Mussi_Milani Contar et al (2010). Complication in third molar removal, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 15,74-78.
38. Srinivas M.Susarla et al (2003). Third molar surgery and associated complications, Oral Maxillofacial Surg Clin N Am, 15, 177-186.
39. Bruce RA, Frederickson GC, Small GS (1980). Age of patients and morbidity associated with mandibular third molar surgery, J Am Dent Assoc, 101, 240-245.
40. Chipasco M, De Cicco L, Marrone G, et al (1993). Side effects and complications associated with third molar extraction, Oral Surg Oral Med oral Pathol, 76, 412-420.
41. Muhonen A, Ven I, Ylipaavalniemi P (1997). Factors predisposing to post operative complications related to wisdom tooth surgery among university students, J Am Coll Health, 46, 39-42.
42. De Boer MP, Raghoebar GM, Stegena B, et al (1998). Complications after mandibular third molar extraction, Quintessence International, 26, 779-784.
43. Rodesch G, Soupre V, Vazquez MP, et al (1998). Aterioveous malformations of the dental arcades: the place of endovascular therapy, J Craniomaxillofac Surg, 26, 306-313.
44. Larsen PE(1992). Alveolar osteitisafter surgical removal of impacted mandibular third molars: identification of the patient at risk. Oral Surg Oral Med Pathol, 73, 393-397.
45. Catellani JE, Harvey S, Erickson S, et al(1980). Effect of oral contraceptive cycle on dry socket (localized alveolar osteitis), J Am Dent Assoc, 101, 777-780.
46. Herpy Ak, Goupil MT (1991). A monitoring and evaluating study of third molar surgery complications at a major medical center, Mil Med, 156, 10-12.
47. Osbom tP, Frederickson G, Small, et al (1985). A prospective study of complications related to mandibular third molar surgery. J Oral Maxillofac Surg, 43, 767-769.
48. Goldberg MH, Nemarich AN, Marco II WP (1985).Complications after mandibular third surgery: a statistical analysis of 500 consecutive procedures in private practice. J Am dent Assoc, 111, 277-279.
49. Nguyễn Thị Hoài Vân (2013). Nhận xét một số đặc diểm giải phẫu của răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm lớn và mối tương quan với ống răng dưới trên phim CT Conebeam. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
50. Đào Ngọc Phong, Tôn Thất Bách et al (2004). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, 69.
51. Trần Thị Thu Hương (2014). Nhận xét kết quả nhổ răng khôn hàm dưới bằng phương pháp phẫu thuật. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
52. Nguyễn Anh Tùng (2007). Nhận xét các dạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và xử trí. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
53. Lê Ngọc Thanh (2005). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
54. Phạm Công Minh (2014). Nhận xét các biến chứng thường gặp do răng khôn hàm dưới. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
55. Lê Bá Anh Đức (2014). Đánh giá hiệu quả của ghép huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới khó. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
56. Olufemi K. Ogundipe (2011). Can autologous Platelet-Rich Plasma Gel enhance healing after surgical extraction of mandibular third molars, J Oral Maxillofac Surg, 69, 2305-231.
57. Marco M, Gemana M, Renato P el al (2010). The impact of plasma rich in growth factors on clinical and biological factors involved in healing processes after third molar extraction. Journal Of Biomedical Metrials, Vol (95), Issue 3, 741-74.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Một số đặc điểm hình thành, phát triển, giải phẫu của RKHD 4
1.2. Liên quan RKHD với các cấu trúc giải phẫu lân cận 5
1.3. Một số phân loại RKHD 7
1.3.1. Thuật ngữ 7
1.3.2. Phân loại RKHD của Pell, Gregory và Winter 7
1.3.3. Phân loại RKHD lệch, chìm theo mức độ yêu cầu PT của Parant 9
1.3.4. Một số nghiên cứu về hình thái mọc RKHD 10
1.4. Biến chứng do RKHD 11
1.4.1. Các biến chứng nhiễm trùng 12
1.4.2. Biến chứng cho răng 7 14
1.4.3. Biến chứng đau 15
1.4.4. Biến chứng hạch 15
1.4.5. Các biến chứng khác 15
1.5. Chỉ định và chống chỉ định, khó khăn của phẫu thuật RKHD 16
1.5.1. Chỉ định nhổ RKHD 16
1.5.2. Chống chỉ định nhổ RKHD 16
1.6. Phẫu thuật RKHD và kết quả 17
1.6.1. Các vạt dùng trong phẫu thuật RKHD 17
1.6.2. Những tai biến có thể gặp trong khi phẫu thuật nhổ RKHD lệch chìm .. 17
1.6.3. Sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng RKHD lệch chìm 18
1.6.4. Những biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật nhổ RKHD lệch chìm 20
1.7. Đặc điểm Xquang của RKHD lệch, chìm 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 26
2.3. Xử lý kết quả 38
2.4. Biện pháp khống chế sai số 39
2.5. Đạo đức nghiên cứu 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm tình trạng mọc của RKHD lệch, chìm tại khoa Phẫu thuật trong
miệng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội 40
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật RKHD lệch, chìm tại Khoa phẫu thuật trong
miệng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội 52
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1 Phân tích đặc điểm lâm sàng và Xquang trên bệnh nhân có RKHD lệch, chìm đến khám 63
4.2. Kết quả phẫu thuật RKHD 72
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân RKHD lệch chìm theo Tuổi – Giới 40
Bảng 3.2. Lý do khám theo tuổi 41
Bảng 3.3. Biến chứng sưng đau tại chỗ RKHD theo tuổi 42
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng mọc theo nhóm tuổi 42
Bảng 3.5. Phân loại tình trạng mọc của RKHD (theo chiều sâu trong xương và khoảng cách từ mặt xa R7 tới bờ trước cành lên XHD) trên
Panorama 43
Bảng 3.6. Hướng mọc RKHD theo khoảng rộng xương mặt xa R7 trên Panorama.. 44
Bảng 3.7. Tỷ lệ biến chứng theo hướng mọc răng RKHD 45
Bảng 3.8. Sâu mặt xa R7 theo nhóm tuổi 46
Bảng 3.9. Tình trạng tiêu xương mặt xa R7 (trên Panorama) theo VQTR . 47
Bảng 3.10. Liên quan giữa VQTR theo tình trạng mọc RKHD 49
Bảng 3.11. Khoảng cách trung bình từ ORD tới chân RKHD trên phim CT
Cone Beam 50
Bảng 3.12. Mức độ khó theo vị trí RKHD 51
Bảng 3.13. Độ đau sau 24h theo độ khó nhổ RKHD 52
Bảng 3.14. Tai biến trong nhổ RKHD 53
Bảng 3.15. Kết quả phẫu thuật 1 tuần theo tuổi trong những bệnh nhân đến
khám lại (56 bệnh nhân) 53
Bảng 3.16. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần theo VQTR 54
Bảng 3.17. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần theo độ khó nhổ RKHD 54
Bảng 3.18. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần theo phương pháp phẫu thuật 55
Bảng 3.19. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần theo thời gian phẫu thuật 56
Bảng 3.20. Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng theo tuổi trên những bệnh nhân khám lại (32 bệnh nhân) 56
Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng theo mức độ tiêu xưong mặt xa R7 57
Bảng 3.22. Kết quả sau phẫu thuật 1 tháng theo độ khó RKHD 58
Bảng 3.23. Kết quả phẫu thuật 1 tháng theo Parant 58
Bảng 3.24. Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng theo thời gian phẫu thuật 59
Bảng 3.25. Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng theo tuổi trên những bệnh nhân
khám lại 60
Bảng 3.26. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng theo phưong pháp phẫu thuật … 60
Bảng 3.27. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng theo thời gian phẫu thuật 61
Bảng 3.28. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng theo mức độ tiêu xưong mặt xa R7 61
Bảng 3.29. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng theo độ khó RKHD 62
Biến chứng nhiễm trùng trước nhổ 46
Vị trí ống răng dưới so với chân RKHD theo chiều trong ngoài
trên phim CT Cone Beam 48
Vị trí ống răng dưới so với chân RKHD theo chiều trên dưới
trên phim CT ConeBeam 48
Hình thể chân răng 50
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại RKHD theo Pell – Gregory and Winter 9
Hình 1.2. Viêm quanh thân răng khôn, lợi chùm 14
Hình 1.3. Sự lành thương của xương ổ răng sau nhổ răng 20
Hình 1.4. Phim Panorama 23
Hình 1.5. CT conebeam 24
Hình 2.1. Xác định góc lệch RKHD 27
Hình 2.2. Xác định khoảng rộng xương phía xa R7 (a) 28
Hình 2.3. Đo kích thước gần xa RKHD 28
Hình 2.4. Xác định khoảng cách chóp RKHD tới bờ trên ORD trên mặt
phẳng Sagital 29
Hình 2.5. Xác định khoảng cách điểm bên chân răng RKHD phía ngoài tới
bờ trong ORD trên mặt phẳng Coronal 29
Hình 2.6. Phương tiện, dụng cụ phẫu thuật 31
Hình 2.7. Tạo vạt 33
Hình 2.8. Mở xương, tạo điểm bẩy 34
Hình 2.9. Cắt điểm kẹt thân RKHD 34
Hình 2.10. Bẩy RKHD 35
Hình 2.11. Kiểm soát và khâu đóng vạt 36