Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ 2006 đến 2015.Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài trên 12 tuần, đây là bệnh lý hay gặp trong chuyên ngành Tai-Mũi-Họng, bệnh có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Mặc dù ít gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nhưng bệnh tiến triển kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng học tập, lao động. Đặc biệt là chức năng ngửi, thở của người bệnh [1],[2],[3]. Theo Loboinski, ở châu Âu ước tính khoảng 5% dân số bị viêm xoang mạn tính [4],[5]. Kaliner MA.báo cáo năm 1997 rằng viêm xoang mạn tính gặp gần 15% dân số Mỹ (khoảng 30 triệu người). Adam và cộng sự thống kê viêm đa xoang mạn tính là nguyên nhân của 12 triệu lượt khám bệnh và 70 triệu ngày nghỉ việc hàng năm ở Mỹ [6].
Về cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm xoang mạn tính(VXMT) chủ yếu dựa vào căn nguyên nhiễm khuẩn do đó phương pháp điều trị ngoại khoa còn nặng về giải quyết bệnh tích trước mắt, mục đích của phẫu thuật là loại bỏ hệ thống niêm mạc xoang, bao gồm cả phần bệnh tích và phần lành và dẫn lưu dịch tiết qua khe dưới.
Ngày nay nhờ vào tiến bộ trong hiểu biết sinh bệnh học của niêm mạc mũi xoang, lỗ thông mũi xoang và những thay đổi căn bản trong quan điểm về cơ chế bệnh sinh viêm mũi xoang, nên một phương pháp mới trong điều trị ngoại khoa bệnh lý mũi xoang đã ra đời, đó là phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (NSCNMX).
Đến năm 1967, Messerlinger đã hoàn thiện đầy đủ kỹ thuật phẫu thuật nội soi mũi xoang đã làm thay đổi hẳn những nhận định về hoạt động hệ thống niêm dịch lông chuyển của mũi xoang và sinh bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính. Phẫu thuật NSCNMX ra đời trong điều trị bệnh lý viêm xoang mạn tính là cuộc cách mạng kỹ thuật trong điều trị bệnh lý này [8],[9],[10],[11]. Kết quả thành công của phương pháp phẫu thuật này có thể đạt tới 80% nếu được
chẩn đoán và điều trị hợp lý [12],[13].
Sự ra đời của phẫu thuật NSCNMX sớm chứng tỏ được tính ưu việt của nó so với phương pháp phẫu thuật kinh điển trong điều trị bệnh lý mũi xoang mạn tính, về nguyên lý của phẫu thuật này là đã chú trọng đến việc bảo tồn và tạo điều kiện phục hồi chức năng sinh lý của hệ thống niêm mạc mũi xoang sau mổ, nhằm đưa các xoang trở lại trạng thái dẫn lưu bình thường. Nhờ đó mà phẫu thuật NSCNMX đã đem lại kết quả khả quan và ngày càng trở thành một phương pháp điều trị được lựa chọn, nhanh chóng phát triển rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam ngoài các bệnh viện lớn như Viện TMH trung ương, Trung tâm TMH TPHCM… các bệnh viện tuyến tỉnh đã ứng dụng và phát triển mạnh mẽ về phẫu thuật NSCNMX đã đạt được kết quả tốt. Tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam ứng dụng NSMX vào khám và điều trị từ năm 2004 có sự giúp đỡ của các chuyên gia bộ môn TMH trường đại học y Hà Nội và bệnh viện TMH trung ương. Từ năm 2006 cho tới nay chúng tôi đã tự khám và phẫu thuật NSCNMX cho nhiều người bệnh đạt kết quả tốt.
Để đánh giá sự phát triển và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ 2006 đến 2015″ với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của viêm mũi xoang mạn tính.
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Tài liệu tham khảo Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ 2006 đến 2015
1. Lê Thị Hà (2002), ”Nghiên cứu lâm sàng và mô bệnh học của Polyp mũi xoang tái phát”, Luận văn thạc sĩy học, Hà Nội, tr 3,36,40,82.
2. Đỗ Thị Thành (2003),”Tình hình phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật viêm đa xoang mãn tính có Polyp tại Viện TMH”, Luận
văn bác sĩ CK cấp II, Hà Nội, tr 44, 45, 56, 59, 60.
6. Võ Văn Khoa (2000), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học trong viêm xoang mãn tính”, Luận án tiến sĩy học, Hà Nội, tr 19.
7. Đào Xuân Tuệ (1980), nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại Viện TMH, Luận văn chuyên khoa II, ĐHY HN, tr 2,5,14,21,49.
8. Ngô Ngọc Liễn (2000),”Sinh lý niêm mạc đường hô hấp và ứng dụng”, Nội san TMH, số 1, tr 68 – 77.
18. Phạm Kiên Hữu, Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Hữu Khôi (2001), “Ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi mũi xoang trong những trường hợp viêm xoang đã mổ tái phát phải mổ lại tại Bệnh viện nhân dân Gia Định”, Nội san TMH, số 2, tr 11 – 15.
19. Nghiêm Thị Thu Hà (2002), ”Nghiên cứu ứng dụng nội soi trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính”, Luận văn thạc sĩy học, tr.28- 35.
20. Võ Văn Khoa (2000), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học trong viêm xoang mãn tính”, Luận án tiến sĩy học, Hà Nội, tr 19.
21. Ngô Ngọc Liễn (2000), “Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang”, Nội san TMH, số 1, tr 2-13.
22. Nguyễn Tấn Phong (1998), “Phẫu thuật nội soi chức năng xoang”, NXB y học Hà Nội, tr 25 – 58, 88 – 102, 182 – 201.
23. Nguyễn Tấn Phong (1999), “Phẫu thuật nội soi xoang hàm”, Báo cáo khoa học: phâu thuật nội soi chức năng xoang – trường Đại học y Hà Nội, tr4-6.
24. Đoàn Thị Thanh Hà (2002), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị miễn dịch viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi nhà”, Luận án tiến sĩy học, Hà Nội, tr 22 – 27,46, 69 – 72.
25. Phạm Kiên Hữu (2000), “Phẫu thuật nội soi mũi xoang qua 213 trờng hợp mổ tại bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Luận án tiến sĩ y học, Thành phố HCM, tr 94, 102, 118 – 121.
28. Nguyễn Đình Bảng (1991), Tập tranh giải phẫu TMH, Vụ Khoa học và điều trị – Bộ y tế, Hà Nội, tr.l 16-136.
29. Bùi Minh Đức (1995) ” Nội soi định bệnh mũi. Nguyên tắc- dụng cụ-kỹ thuật” Nội san mũi học số 1, tr. 21-27.
31. Nguyễn Tấn Phong (1998), Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 103-134.
44. Võ Thanh Quang, Lê Thị Duyền, Phan Thị Minh (1996). Chỉ định của
phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, Nội soi Tai -mũi họng, tr. 17.
45. Võ Thanh Quang (2004). “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị VĐX MT qua phẫu thuật NSCNMX”, Luận văn Tiến sỹ y học. ĐHYK Hà Nội tr 94-127.
ĐẶT VẤN ĐỀ Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ 2006 đến 2015
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình phẫu thuật nội soi chức năng trên thế giới và ở Việt Nam. … 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. Giải phẫu xoang 4
1.3. Giải phẫu vách mũi xoang 9
1.3.1. Xương cuốn 9
1.3.2. Các khe trên vách mũi xoang 10
1.4. Chức năng sinh lý của xoang 14
1.4.1. Sự thông khí 14
1.4.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang 14
1.4.3. Vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang 16
1.4.4. Vận chuyển niêm dịch trên vách ngăn 17
1.5. Cơ chế bệnh sinh của viêm xoang 17
1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán VMXMT của EPOS 2012 18
1.7. Phẫu thuật NSMX 19
1.7.1. Nguyên lý của phẫu thuật 19
1.7.2. Các type của phẫu thuật nội soi chức năng 20
1.7.3. Chuẩn bị bệnh nhân 22
1.7.4. Chỉ định và chống chỉ định 22
1.7.5. Tai biến và di chứng 23
1.7.6. Chăm sóc sau mổ 24
1.8. Vai trò của chụp CLVT trong phẫu thuật NSCNMX 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Các thông số nghiên cứu 27
2.2.4. Các bước tiến hành 31
2.2.5. Phương tiện 32
2.2.6. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2.7. Xử lý số liệu 33
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của VMXMT 34
3.1.1. Đặc điểm chung 34
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 38
3.1.3. Triệu chứng thực thể 41
3.1.4. Chẩn đoán hình ảnh 42
3.1.5. Thuốc sử dụng trước khi phẫu thuật 43
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật 44
3.2.1. Phân bố bệnh nhân phẫu thuật theo năm 44
3.2.2. Các phẫu thuật nội soi 44
3.2.3. Tai biến trong và sau phẫu thuật 45
3.2.4. Điều trị nội khoa sau phẫu thuật 46
3.2.5. Kết quả phẫu thuật 47
3.2.6. Kết quả phẫu thuật theo các triệu chứng cơ năng 47
3.2.7. Kết quả phẫu thuật theo các triệu chứng thực thể qua nội soi 49
3.2.8. Tái phát 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của VMXMT 53
4.1.1. Đặc điểm chung 53
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 54
4.1.3. Triệu chứng thực thể 56
4.1.4. Chẩn đoán hình ảnh 57
4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật NSCNMX 58
4.2.1. Phân bố bệnh nhân phẫu thuật theo năm 58
4.2.2. Phẫu thuật 59
4.2.3. Các tai biến trong và sau phẫu thuật 59
4.2.4. Kết quả phẫu thuật 60
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
•
Phân bố BN theo giới
Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Triệu chứng cơ năng chính
Triệu chứng của ngạt mũi
Tính chất chảy mũi
Mức độ đau nhức vùng mặt
Tính chất ngửi kém
Kết quả thăm khám nội soi
Hình ảnh tổn thương trên phim CT
Sử dụng thuốc của bệnh nhân trước mổ
Các loại phẫu thuật nội soi
Các tai biến trong và sau phẫu thuật
Thời gian điều trị sau phẫu thuật
Bệnh nhân khám lại sau mổ
Bảng đánh giá mức độ của triệu chứng ngạt mũi
Bảng đánh giá mức độ của triệu chứng chảy mũi
Bảng đánh giá mức độ của triệu chứng đau đầu
Bảng đánh giá mức độ rối loạn ngửi
Kết quả phẫu thuật theo khám nội soi mũi xoang sau mổ
Tỷ lệ tái phát thời gian theo dõi sau phẫu thuật theo tuổi.
Biểu đồ 3.1. Phân bố BN theo tuổi 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân phẫu thuật theo năm 44
Biểu đồ 3.3. Tai biến trong và sau phẫu thuật 45
Hình 1.1: Sơ đồ xoang hàm và lỗ thông xoang Theo Legent 5
Hình 1.2: Sơ đồ lỗ thông xoang và dòng dẫn lưu sinh lý của xoang hàm 6
Hình 1.3: Xoang sàng và xoang bướm dưới diện cắt axial 7
Hình 1.4: Tế bào Onodi 8
Hình 1.5: Sơ đồ phức hợp lỗ-ngách 12
Hình 1.6: Hệ thống mạch máu mũi xoang 13
Hình 1.7: Chuyển động của hệ thống lông nhầy trong xoang 15
Hình 1.8: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán 16
Hình 1.9: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang 17
Hình 1.10: Cơ chế bệnh sinh viêm xoang 18
Hình 2.1: Bộ nội soi Tai mũi họng và dụng cụ phẫu thuật 32
DANH MụC ảNH
•
Ảnh 3.1: Hình ảnh hốc mũi trái 50
Ảnh.3.2: Hình ảnh nội soi mũi trái sau 50
Ảnh 3.3: Hình ảnh nội soi hốc mũi phải 51
Ảnh.3.4: Hình ảnh nội soi mũi phải 51
Ảnh.3.5: Hình ảnh nội soi mũi trái 52