Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận bệnh lý mất chức năng tại Bệnh viện Việt Đức

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận bệnh lý mất chức năng tại Bệnh viện Việt Đức

Phẫu thuật cắt thận nội soi (CTNS) sau phúc mạc (SPM) được Gaurthực hiện đầu tiên vào năm 1993. Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả, mức độ an toàn và rút ra những kinh nghiệm để có thể phát triển kỹ thuật này trong điều trị các bệnh lý thận mất chức năng. Kết quả cho thấy chỉ định cắt thận ứ nước mất chức năng chiếm 55,7% (do sỏi thận – NQ 25,7%, hẹp BT – NQ 20%, hẹp NQ 20%) và do thận teo là 11,4%, thận đa nang chiếm 2,9% và ứ nước thận – NQ phụ là 20%. Chúng tôi sử dụng 3 trocars trong 34,3% và 4 trocar trong 65,7%. Thời gian mổ trung bình là 124,6 ± 36 phút, lượng máu mất trung bình là 73,9 ± 39.1ml. cắt
thận khó chiếm 25,7% liên quan đến tình trạng viêm quanh thận và mỡ dày quanh thận với 1 trường hợp chảy máu phải chuyển mổ mở. 88.6% cắt thận bệnh lý mất chức năng đạt kết quả tốt. Tỉ lệ tai biến trong mổ 2,86% và biến chứng sau mổ 5,72%. Thời gian nằm viện trung bình Ià5,3± 1,7 ngày.
Bệnh lý sỏi đường tiết niệu rất phổ biến ở Việt Nam và đa phần bệnh nhân đến khám khi sỏi đã gây biến chứng ứ nước, ứ mủ làm giảm hay mất chức năng thận đưa đến tỷ lệ cắt thận 28,99% – 34,29% [2,4]. Tỷ lệ cắt thận trong bệnh lý hẹp bể thận – niệu quản ở người lớn là 23,5%, các nghiên cứu trên thế giới về dị dạng bẩm sinh này làm mất chức năng thận có tỷ lệ cắt thận cũng khá cao từ 25% – 40% [4]. Tỉ lệ cắt thận thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và mức độ suy giảm chức năng thận.
Những can thiệp tiết niệu áp dụng phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm cả đối với người bệnh cũng như kinh tế y tế. Năm 1990, Clayman R.v áp dụng nội soi qua phúc mạc (QPM) để cắt u thận lần đầu tiên trên thế giới. Năm 1993 tại Ấn Độ Gaur D. thực hiện cắt thận nội soi (CTNS) qua đường sau phúc mạc (SPM). Hiện nay, PTNS đã được triển khai rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lành tính và ác tính của đường tiết niệu [2]. Tại Việt Nam, từ năm 2000, PTNS đã được áp dụng điều trị các bệnh lý tiết niệu tại nhiều bệnh viện và cắt thận nội soi đã được thực hiện từ năm 2004. Việc triển khai CTNS SPM đã đạt được kết quả và kinh nghiệm bước đầu làm cơ sở cho chúng tôi tiếp cận phẫu thuật này và tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận bệnh lý mất chức năng tại Bệnh viện Việt Đức.
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
35 BN mổ CTNS SPM tại khoa Tiết niệu, bệnh viện Việt Đức từ 1/2006 đến 9/2011 có các bệnh lý sau: Thận ứ nước mất chức năng do sỏi BT NQ, do bệnh lý bẩm sinh, do hẹp NQ sau mổ, thận xơ teo gây tăng huyết áp, thận đa nang mất chức năng và ứ nước mất chức năng thận – NQ phụ. Nghiên cứu không bao gồm: Các bệnh lý ác tính của thận, thận ứ nước độ IV có suy thận, thận ứ mủ, tiền sử mổ cũ khoang SPM cùng bên, nhiễm khuẩn thành bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu chưa điều trị.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu theo mô hình định sẵn bệnh nhân có các triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu trên: Đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt hoặc đái máu, khám thấy thận to. Tiền sử điều trị sỏi, bệnh lý tiết niệu hoặc có tăng huyết áp đáp ứng kém hay không đáp ứng với điều trị. Bệnh nhân được làm siêu âm, chụp Xquang và CTScanner hệ tiết niệu, Doppler mạch thận để xác định nguyên nhân. Chụp đồng vị phóng xạ xác định chức năng thận. Xét nghiệm chức năng thận: Urê, creatinin.
Cắt thận nội soi sau phúc mạc được chỉ định cho thận bệnh lý mất chức năng: Chụp ĐVPX chức năng thận <10%, thận ứ nước độ IV hoặc thận teo gây tăng huyết áp.
Đánh giá trong mổ: Thay đổi huyết động, nồng độ 02 và C02 máu qua Sp02 và PetC02 gây mê hồi sức. Lượng máu mất và máu truyền. Các biến chứng trong mổ: Chảy máu do tổn thương mạch, tổn thương tạng khác do phẫu tích, chuyển mổ mở.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment