ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC TẠO HÌNH KHÚC NỐI NIỆU QUẢN-BỂ THẬN KIỂU CẮT RỜI
Luận án ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC TẠO HÌNH KHÚC NỐI NIỆU QUẢN-BỂ THẬN KIỂU CẮT RỜI.Hẹp khúc nối niệu quản – bể thận (NQ-BT) là một trong những bệnh lý thường gặp trong niệu khoa. Khúc nối hẹp làm cho sự lưu thông của nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản bị tắc nghẽn gây ứ nước ở thận. Đa số trường hợp bệnh có nguồn gốc bẩm sinh và thường được phát hiện sớm chu sinh do sự sử dụng rộng rãi siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên nhiều trường hợp chỉ được phát hiện muộn ở người lớn do đặc điểm của bệnh là hiếm khi khúc nối chít hẹp hoàn toàn, do đó bệnh thường diễn tiến âm ỉ, chức năng thận giảm từ từ, đôi khi thận mất chức năng khi được phát hiện. Ngoài ra bệnh còn do các nguyên nhân mắc phải như sỏi niệu, viêm nhiễm, trào ngược dòng,…
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý hẹp khúc nối niệu quản – bể thận. Trước đây phẫu thuật mở tạo hình khúc nối là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Ngày nay với xu hướng điều trị ít xâm hại nhằm làm giảm thời gian nằm viện và giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, các phương pháp tạo hình qua nội soi niệu quản ngược chiều, nội soi thận qua da và nội soi ổ bụng ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài gần đây cho thấy phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng tạo hình khúc nối có kết quả tương đương với phẫu thuật mở và được xem là phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị bệnh lý hẹp khúc nối niệu quản – bể thận [26], [53], [67], [131]. Trong các kỹ thuật tạo hình khúc nối được sử dụng trong phẫu thuật nội soi, cắt rời kiểu Anderson-Hynes là kỹ thuật được đa số phẫu thuật viên thực hiện, cho kết quả tốt nhất [43], [139].
Ở nước ta hiện nay, nhờ sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, cùng với ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, tỉ lệ bệnh nhân hẹp khúc nối niệu quản – bể thận được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng. Nếu như theo báo cáo của Vũ Lê
Chuyên có 120 trường hợp hẹp khúc nối được nhập viện điều trị trong 8 năm (1985-1993) [5] thì chỉ trong 5 năm (1995 – 1999) đã có 400 trường hợp được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Bình Dân [7].
Tại khoa Niệu bệnh viện Bình Dân, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng từ tháng 8/2002 và từ tháng 12/2003 chúng tôi đã thực hiện một số trường hợp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản – bể thận cho kết quả khả quan [8]. Nhiều cơ sở y tế lớn trong nước cũng đã thực hiện phẫu thuật này, đa số tạo hình kiểu cắt rời qua nội soi sau phúc mạc. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối ở nước ta hiện nay còn hạn chế, và các tác giả cũng chỉ ghi nhận kết quả phẫu thuật trong hậu phẫu gần [8], [17]. Một vài nghiên cứu gần đây có số lượng bệnh nhân tương đối lớn và thời gian theo dõi dài hơn nhưng lại được thực hiện qua nội soi trong phúc mạc [3], [4]. Như vậy hiện nay, việc ứng dụng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối kiểu cắt rời vào thực tế điều trị bệnh lý khúc nối ở nước ta, cũng như việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật này vẫn còn là vấn đề được đặt ra cho các nhà Niệu khoa. Đó cũng là các tiền đề để chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình, ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số vấn đề căn bản về bệnh lý khúc nối niệu quản – bể thận 4
1.2. Lịch sử phẫu thuật tạo hình khúc nối niệu quản – bể thận 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43
2.2.3. Phương tiện, trang thiết bị 43
2.2.4. Cách thức tiến hành 45
2.2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu 55
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật 56
2.2.7. Thu thập và xử lý số liệu 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 58
3.2. Phẫu thuật điều trị 69
3.3. Theo dõi hậu phẫu 74
3.4. Theo dõi xa và đánh giá kết quả phẫu thuật 77
3.5. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm bệnh lý khúc nối có
và không có mạch máu bất thường 85
3.6. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm phương pháp mổ cắt rời
+ chuyển vị và cắt rời niệu quản + chuyển vị 86
3.7. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm có / không có cắt nhỏ
bể thận trong phẫu thuật 87
3.8. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm bệnh nhân trẻ em
và người lớn 88
3.9. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm cấy nước tiểu từ bể thận
có / không có nhiễm khuẩn niệu 89
Chương 4: BÀN LUẬN 90
4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu 90
4.2. Các phương pháp và kỹ thuật mổ 96
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý hẹp khúc nối 96
4.2.2. Đường vào trong phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối 99
4.2.3. Các kỹ thuật tạo hình trong phẫu thuật nội soi 100
4.3. Kết quả của phẫu thuật 104
4.3.1. Thời gian mổ 104
4.3.2. Kết quả cấy nước tiểu trong mổ 105
4.3.3. Mạch máu cực dưới bất thường 106
4.3.4. Vấn đề cắt nhỏ bể thận giãn trong phẫu thuật 108
4.3.5. Xử trí sỏi thận kết hợp trong bệnh lý hẹp khúc nối 109
4.3.6. Lượng máu mất trong mổ 110
4.3.7. Vấn đề đặt JJ trong mổ 111
4.3.8. Thời gian nằm viện 112
4.3.9. Tai biến trong mổ và biến chứng hậu phẫu 113
4.3.10. Đánh giá kết quả phẫu thuật 114
4.3.11. Hướng xử trí khi tạo hình thất bại 120
4.4. Các chỉ định đặc biệt của phẫu thuật 121
4.4.1. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối ở trẻ em 121
4.4.2. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối
trên thận móng ngựa 123
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bệnh án thu thập số liệu
Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
- Ngô Đại Hải (2010), “Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi sau phúc mạc: kinh nghiệm qua 100 trường hợp”, Đại hội Hội Phẫu Thuật Nội Soi Châu Á Thái Bình Dương (ELSA) lần X, tháng 11/2010, Tạp chí Ngoại Khoa, Tập 60, tr. 227-230.
- Ngô Đại Hải (2011), “Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản kiểu cắt rời Hynes – Anderson qua nội soi sau phúc mạc”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản số 3, tr. 9-13.
- Ngô Đại Hải (2012), “Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản kiểu cắt rời ở trẻ em: những kinh nghiệm ban đầu”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 16, Số 4, tr. 200-205.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
- Trần Quán Anh (1995), “Sinh lý học hệ tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu,Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Chương 1, tr. 13-26.
- Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Ngọc Châu, Phạm Hữu Đoàn, Võ Trọng Thanh Phong, Tô Quốc Hãn, Lê Nguyễn Minh Hoàng (2010), “Nhân 2 trường hợp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối và cắt eo thận móng ngựa”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr. 157-161.
- Bùi Văn Chiến (2013), “Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng phẫu thuật nội soi qua phúc mạc tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt, tr. 12-18.
- Bùi Chín, Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Trần Cảnh Nguyên, Trần Anh Dũng (2011), “Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc tại bệnh viện Đà Nẵng”, Tạp chí Y học Thực Hành, số 769 + 770, tr. 293-299.
- Vũ Lê Chuyên, Trần Văn Sáng, Ngô Gia Hy (1993), Chẩn đoán, điều trị hội chứng khúc nối bể thận niệu quản, theo dõi hậu phẫu, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa Học Y Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vũ Lê Chuyên (1997), “Động mạch bất thường cực dưới và sự liên hệ với khúc nối bồn thận niệu quản bẩm sinh”, Sinh hoạt khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình Dân, tr. 145-151.
- Ngô Đại Hải, Vũ Lê Chuyên (2001), Những suy nghĩ về phẫu thuật Anderson-Hynes trong bệnh lý cổ bể thận, Luận văn Thạc sĩ y học trường Đại học Y Dược TP.HCM.
- Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Ngô Đại Hải, Vũ Lê Chuyên (2005), “Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở người lớn qua nội soi sau phúc mạc: kinh nghiệm qua 24 trường hợp”, Y học Việt Nam, số đặc biệt, Tập 313, tr. 49-58.
- Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tuấn Vinh, Ngô Đại Hải, Trần Thượng Phong, Nguyễn Văn Học (2008), “Điều trị hẹp khúc nối bể thận –niệu quản bằng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn qua nội soi qua da”, Tạp chí Y học TP.HCM, Tập 12, Phụ bản số 1, tr. 268-75.
- Ngô Gia Hy, Đặng Phú Ân, Dương Quang Trí (1976), “Giải phẫu tạo hình ống dẫn niệu”, Nghiên cứu khoa học bệnh viện Bình Dân, tr. 47-58.
- Ngô Gia Hy (1982), “Tật bẩm sinh: Thận nước”, Niệu học, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, Tập II, tr. 248-249.
- Ngô Gia Hy, Nguyễn Văn Hiệp, Lê Hoàng (1986), Sơ kết điều trị thậnnước bẩm sinh, Luận án tốt nghiệp Đại học Y Khoa, trường Đại học Y Dược TPHCM.
- Nguyễn Khắc Lợi, Trần Quán Anh (2001), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở người lớn tại bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 4, 5, 6, tr. 172-176.
- Nguyễn Quang Quyền (1997), “Giải phẫu học thận và niệu quản”, Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 2, Chương 40-41, tr. 181-206.
- Phạm Ngọc Thạch, Hồ Minh Nguyệt, Phan Tấn Đức, Ngô Tấn Vinh, Lê Tấn Sơn (2012), “Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ em có dùng thông JJ”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản số 1, tr. 211-215.
- Nguyễn Xuân Thụ, Nguyễn Danh Tình (1992), “Các dị dạng phần trên đường tiết niệu”, Sinh hoạt khoa học kỷ niệm 90 năm thành lập Đạihọc Y khoa.
- Hoàng Văn Tùng, Lê Đình Khánh, Nguyễn Văn Thuận, Trần Ngọc Khánh (2006), “Bước đầu sử dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị hội chứng khúc nối bể thận niệu quản tại khoa Ngoại Tiết Niệu BVTW Huế”, Hội nghị Phẫu Thuật Nội Soi và Nội Soi Toàn Quốc, tr. 99-100.
- Vũ Văn Ty, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Đạo Thuấn, Nguyễn Tuấn Vinh, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2006), “Điều trị hẹp khúc nối bể thậnniệu quản qua nội soi”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 1, tr. 103-106