Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.U tuyến giáp được hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ định nghĩa, là một tổn thương khu trú, riêng biệt trong tuyến giáp, tổn thương đó khác biệt so với nhu mô tuyến giáp xung quanh về mặt hình ảnh học. Đây là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, các nghiên cứu dịch tễ học tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy u tuyến giáp có thể sờ được khoảng 5% ở phụ nữ và 1% ở nam giới qua thăm khám lâm sàng. Khi siêu âm tỷ lệ phát hiện u tuyến giáp lên tới 19% – 68% số cá thể được chọn ngẫu nhiên, và tần suất cao hơn ở phụ nữ và người già [1]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thanh Bình (2008) tỷ lệ sờ thấy trên lâm sàng là 5,7%, phát hiện trên siêu âm là 10,4%, đa số gặp ở phụ nữ [2].Phần lớn u tuyến giáp là lành tính, tỷ lệ ác tính chỉ khoảng 4% – 7% [1], [3], [4].
U tuyến giáp lành tính có một số thể mô bệnh học hay gặp là bướu giáp keo, nang tuyến giáp, u tuyến tuyến giáp [5], [6]. Chẩn đoán u tuyến giáp dựa vàohỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, cùng với bộ 3 xét nghiệm chẩn đoán là: chức năng tuyến giáp,siêu âm tuyến giáp và tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ [7], [8]. Các phương pháp này ngày càng được triển khai rộng rãi tại các cơ sở y tếđặc biệt là siêu âm, nên việc phát hiện u tuyến giáp ngày càng tăng, do đó nhu cầu điều trị ngày càng cao [7], [9].
Có nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính như điều trị nội khoa, các phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu như tiêm cồn, nhiệt trị liệu và phẫu thuật [8], [9]. Trong đó phẫu thuật là phương pháp loại bỏ u hiệu quả và triệt để nhất. Phẫu thuật mở kinh điển để lại vết sẹo khoảng 5 cm – 7 cm ở vùng cổ trước của bệnh nhân, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mĩ và tâm lý của người bệnh sau mổ đặc biệt là đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. Phẫu thuật nội soi đã khắc phục được các nhược điểm này với thẩm mỹ tốt,giúp bệnh nhân tự tin trong cuộc sống; ngoài ra có những ưu điểm khác như thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn, cũng như đau sau mổ ít hơn.
Lịch sử phẫu thuật nội soi vùng cổ được thực hiện đầu tiên trên thế giới năm 1996 bởi Gagner [10]. Hơn 20 năm qua các phẫu thuật viên đã liên tục cải tiến và hoàn thiện kĩ thuật mổ này nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn và thẩm mĩ cho bệnh nhân. Những cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam thực hiện phẫu thuật nội soi tuyến giáp là Bệnh viện nội tiết Trung ương, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện Bình Dân… Kết quả điều trị ở mỗi trung tâm phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, điều kiện trang bị hỗ trợ và kĩ năng của phẫu thuật viên. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện phẫu thuật này tại khoa Ung Bướu và chăm sóc giảm nhẹ với hai kỹ thuật song song là tiếp cận qua đường nách vú và tiếp cận qua đường miệng. Kỹ thuật qua đường nách vú đã thực hiện nhiều năm với nhiều bệnh nhân nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ nào nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng tại đây. Vì vậy tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân u tuyến giáp lành tính được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
.U tuyến giáp được hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ định nghĩa, là một tổn thương khu trú, riêng biệt trong tuyến giáp, tổn thương đó khác biệt so với nhu mô tuyến giáp xung quanh về mặt hình ảnh học. Đây là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, các nghiên cứu dịch tễ học tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy u tuyến giáp có thể sờ được khoảng 5% ở phụ nữ và 1% ở nam giới qua thăm khám lâm sàng. Khi siêu âm tỷ lệ phát hiện u tuyến giáp lên tới 19% – 68% số cá thể được chọn ngẫu nhiên, và tần suất cao hơn ở phụ nữ và người già [1]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thanh Bình (2008) tỷ lệ sờ thấy trên lâm sàng là 5,7%, phát hiện trên siêu âm là 10,4%, đa số gặp ở phụ nữ [2].Phần lớn u tuyến giáp là lành tính, tỷ lệ ác tính chỉ khoảng 4% – 7% [1], [3], [4].
U tuyến giáp lành tính có một số thể mô bệnh học hay gặp là bướu giáp keo, nang tuyến giáp, u tuyến tuyến giáp [5], [6]. Chẩn đoán u tuyến giáp dựa vàohỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, cùng với bộ 3 xét nghiệm chẩn đoán là: chức năng tuyến giáp,siêu âm tuyến giáp và tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ [7], [8]. Các phương pháp này ngày càng được triển khai rộng rãi tại các cơ sở y tếđặc biệt là siêu âm, nên việc phát hiện u tuyến giáp ngày càng tăng, do đó nhu cầu điều trị ngày càng cao [7], [9].
Có nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính như điều trị nội khoa, các phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu như tiêm cồn, nhiệt trị liệu và phẫu thuật [8], [9]. Trong đó phẫu thuật là phương pháp loại bỏ u hiệu quả và triệt để nhất. Phẫu thuật mở kinh điển để lại vết sẹo khoảng 5 cm – 7 cm ở vùng cổ trước của bệnh nhân, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mĩ và tâm lý của người bệnh sau mổ đặc biệt là đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. Phẫu thuật nội soi đã khắc phục được các nhược điểm này với thẩm mỹ tốt,giúp bệnh nhân tự tin trong cuộc sống; ngoài ra có những ưu điểm khác như thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn, cũng như đau sau mổ ít hơn.
Lịch sử phẫu thuật nội soi vùng cổ được thực hiện đầu tiên trên thế giới năm 1996 bởi Gagner [10]. Hơn 20 năm qua các phẫu thuật viên đã liên tục cải tiến và hoàn thiện kĩ thuật mổ này nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn và thẩm mĩ cho bệnh nhân. Những cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam thực hiện phẫu thuật nội soi tuyến giáp là Bệnh viện nội tiết Trung ương, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện Bình Dân… Kết quả điều trị ở mỗi trung tâm phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, điều kiện trang bị hỗ trợ và kĩ năng của phẫu thuật viên. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện phẫu thuật này tại khoa Ung Bướu và chăm sóc giảm nhẹ với hai kỹ thuật song song là tiếp cận qua đường nách vú và tiếp cận qua đường miệng. Kỹ thuật qua đường nách vú đã thực hiện nhiều năm với nhiều bệnh nhân nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ nào nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng tại đây. Vì vậy tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân u tuyến giáp lành tính được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu tuyến giáp và một số cấu trúc liên quan trong phẫu thuật nội soi tuyến giáp đường nách vú 3
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp 3
1.1.2. Một số cấu trúc giải phẫu liên quan khi phẫu thuật nội soi tuyến giáp đường nách vú 5
1.2. Mô học và sinh lý học tuyến giáp 8
1.2.1. Mô học 8
1.2.2. Sinh lý học 8
1.3. Dịch tễ học u tuyến giáp 9
1.3.1. Tỉ lệ mắc 9
1.3.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 10
1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tuyến giáp lành tính 11
1.4.1. Tiền sử và triệu chứng cơ năng 11
1.4.2. Triệu chứng thực thể 11
1.4.3. Siêu âm tuyến giáp 12
1.4.4. Xét nghiệm tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) 15
1.4.5. Mô bệnh học u giáp lành tính 16
1.4.6. Định lượng TSH và hormon giáp trạng trong máu 17
1.4.7. Xạ hình tuyến giáp: 17
1.5. Chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp lành tính. 18
1.5.1. Chẩn đoán 18
1.5.2. Điều trị u tuyến giáp lành tính 18
1.6. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp. 19
1.6.1. Lịch sử: 19
1.6.2. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tiếp cận đường nách vú 20
1.6.3. Chỉ định phẫu thuật nội soi tuyến giáp 21
1.7. Các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi tuyến giáp 22
1.7.1. Thế giới 22
1.7.2. Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 26
2.3.3. Các bước tiến hành 27
2.3.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 32
2.3.5. Sai số và khống chế sai số 32
2.3.6. Quản lý và phân tích số liệu 32
2.3.7. Đạo đức nghiên cứu. 33
Sơ đồ nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 35
3.1.2. Lý do vào viện 36
3.1.3. Triệu chứng cơ năng 36
3.1.4. Triệu chứng thực thể 37
3.1.4. Siêu âm tuyến giáp 38
3.1.5. Giải phẫu bênh 41
3.2. Kết quả phẫu thuật 41
3.2.1. Phân loại phẫu thuật cắt giáp 41
3.2.2. Thời gian mổ và lượng máu mất trong mổ 42
3.2.3. Biến chứng sau mổ 43
3.2.4. Đánh giá đau sau mổ 44
3.2.5. Thời gian dẫn lưu và ngày nằm viện sau mổ 44
3.2.6. Xếp loại kết quả phẫu thuật 45
3.2.7. Một số ảnh hưởng chức năng của bệnh nhân sau mổ 46
3.2.8. Mức độ hài lòng thẩm mĩ 47
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 48
4.1.1. Tuổi và giới 48
4.1.2. Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng 49
4.1.3. Triệu chứng thực thể 51
4.1.4. Siêu âm tuyến giáp 52
4.1.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh 55
4.2. Kết quả phẫu thuật 55
4.2.1. Tỷ lệ thành công và chuyển mổ mở 55
4.2.2. Mức độ cắt bỏ tuyến giáp 56
4.2.3. Thời gian mổ 57
4.2.4. Lượng máu mất trong mổ 58
4.2.5. Đau sau mổ 59
4.2.6. Tai biến, biến chứng 60
4.2.7. Thời gian nằm viện sau mổ 61
4.2.8. Xếp loại kết quả phẫu thuật chung 62
4.2.9. Một số ảnh hưởng về chức năng của bệnh nhân sau mổ 62
4.2.10. Sự hài lòng về thẩm mĩ của bệnh nhân sau mổ 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng 36
Bảng 3.2. Đặc điểm u qua thăm khám lâm sàng 37
Bảng 3.3. Vị trí và thành phần u trên siêu âm tuyến giáp. 38
Bảng 3.4. Số lượng u và phân loại TIRADS của bệnh nhân. 39
Bảng 3.5. Kết quả mô bệnh học sau mổ. 41
Bảng 3.6. Loại phẫu thuật cắt giáp 42
Bảng 3.7. Thời gian mổ và lượng máu mất trong mổ. 42
Bảng 3.8. Biến chứng sau mổ 43
Bảng 3.9. Mức độ đau sau mổ 44
Bảng 3.10. Thời gian dẫn lưu và nằm viện sau mổ 44
Bảng 3.11. Một số ảnh hưởng chức năng sau mổ 01 tháng 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. 35
Biểu đồ 3.2. Phân bố các nhóm kích thước u. 40
Biểu đồ 3.3. Xếp loại kết quả phẫu thuật. 45
Biểu đồ 3.4. Mức độ hài lòng về thẩm mĩ của bênh nhân sau mổ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haugen B.R., Alexander E.K., Bible K.C., et al. (2016). 2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: The American Thyroid Association Guidelines Task Force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. Thyroid, 26(1), 1–133.
2. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Tố Nga, and Nguyễn Đình Yến (2008). Khảo sát bướu giáp nhân ở người trên 40 tuổi bằng siêu âm tại thành phố Đồng Hới. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị đái tháo đường, nội tiết và rối loạn chuyển hóa miền Trung lần thứ VI, 616–617, 616–617.
3. Werk E.E., Vernon B.M., Gonzalez J.J., et al. (1984). Cancer in thyroid nodules. A community hospital survey. Arch Intern Med, 144(3), 474–476.
4. Belfiore A., Giuffrida D., La Rosa G.L., et al. (1989). High frequency of cancer in cold thyroid nodules occurring at young age. Acta Endocrinol, 121(2), 197–202.
5. Albasri A., Sawaf Z., Hussainy A.S., et al. (2014). Histopathological patterns of thyroid disease in Al-Madinah region of Saudi Arabia. Asian Pac J Cancer Prev, 15(14), 5565–5570.
6. Cibas E.S. and Ali S.Z. (2017). The 2017 Bethesda System for Reporting Thyroid Cytopathology. Thyroid, 27(11), 1341–1346.
7. Gharib H., Papini E., Garber J.R., et al. (2016). American Association Of Clinical Endocrinologists, American College of Endocrinology, and Associazone Medici Endocrinologi Medical Guideline for clinical practice for the diagnosis and management of thyroid nodules – 2016 Update: appendix. Endocrine Practice, 22(Supplement 1), 1–60.
8. Douglas S Ross (2018). Diagnostic approach to and treatment of thyroid nodules. uptodate.
9. Holzheimer R.G. (2001), Benign nodular thyroid disease, Zuckschwerdt, Munich.
10. Gagner M. (1996). Endoscopic subtotal parathyroidectomy in patients with primary hyperparathyroidism. British Journal of Surgery, 83(6), 875–875.
11. Fancy T., Gallagher D., and Hornig J.D. (2010). Surgical Anatomy of the Thyroid and Parathyroid Glands. Otolaryngologic Clinics of North America, 43(2), 221–227.
12. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu đầu mặt cổ. Giải phẫu người tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc, 451–616.
13. Frank H. Netter (2011), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Trịnh Văn Minh Các cơ quan Sinh dục nữ. Giải phẫu người tập 2. .
15. Đỗ Kính (2004). Mô học tuyến giáp, Mô học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 635 – 638. .
16. Phạm Thị Minh Đức (2011), Sinh lý học, NXB Y học, Hà Nội.
17. Popoveniuc G. and Jonklaas J. (2012). Thyroid Nodules. Medical Clinics of North America, 96(2), 329–349.
18. Tunbridge W.M.G., Evered D.C., Hall R., et al. (1977). The spectrum of thyroid disease in a community: The Whickham Survey. Clinical Endocrinology, 7(6), 481–493.
19. Trịnh Văn Tuấn (2014), Nghiên cứu bướu nhân tuyến giáp ở những người kiểm tra sức khỏe tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Kung A.W.C., Chau M.T., Lao T.T., et al. The Effect of Pregnancy on Thyroid Nodule Formation. 5.
21. Laurberg P., Jørgensen T., Perrild H., et al. (2006). The Danish investigation on iodine intake and thyroid disease, DanThyr: status and perspectives. European Journal of Endocrinology, 155(2), 219–228.
22. Völzke H., Krohn U., Wallaschofski H., et al. (2007). The spectrum of thyroid disorders in adult type 1 diabetes mellitus. Diabetes/Metabolism Research and Reviews, 23(3), 227–233.
23. Imaizumi M., Usa T., Tominaga T., et al. Radiation Dose-Response Relationships for Thyroid Nodules and Autoimmune Thyroid Diseases in Hiroshima and Nagasaki Atomic Bomb Survivors 55-58 Years After Radiation Exposure. 12.
24. Dean D.S. and Gharib H. (2008). Epidemiology of thyroid nodules. Best Practice & Research Clinical Endocrinology & Metabolism, 22(6), 901–911.
25. Tạ Văn Bình (1999). Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. .
26. World Health Organization (2014). Goitre as a determinant of the prevalence severity of iodine deficiency disorders in populations. Vitamin and Mineral Nutrition Information System, World Health Organization, Geneva. .
27. Kasper D.L., ed. (2015), Harrison’s principles of internal medicine, McGraw Hill Education, New York.
28. Horvath E., Majlis S., Rossi R., et al. (2009). An Ultrasonogram Reporting System for Thyroid Nodules Stratifying Cancer Risk for Clinical Management. J Clin Endocrinol Metab, 94(5), 1748–1751.
29. Kwak J.Y., Han K.H., Yoon J.H., et al. (2011). Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules: A Step in Establishing Better Stratification of Cancer Risk. Radiology, 260(3), 892–899.
30. Tessler F.N., Middleton W.D., Grant E.G., et al. (2017). ACR Thyroid Imaging, Reporting and Data System (TI-RADS): White Paper of the ACR TI-RADS Committee. Journal of the American College of Radiology, 14(5), 587–595.
31. Russ G., Bonnema S.J., Erdogan M.F., et al. (2017). European Thyroid Association Guidelines for Ultrasound Malignancy Risk Stratification of Thyroid Nodules in Adults: The EU-TIRADS. European Thyroid Journal, 6(5), 225–237.
32. Kim MJ, K.E., Park EI et al (2008). US-guided Fine-Needle Aspiration of Thyroid Nodules: Indications, Techniques, Results. RadioGraphics, 28(7): 1869-1887. .
33. Wu HH, J.J., Osman J (2006). Fine-needle aspiration cytology of the thyroid: ten years experience in a community teaching hospital. Diagn Cytopathol; 34:93–96. .
34. Nguyễn Vượng (2006). Bệnh của Hệ Nội tiết, Bệnh tuyến giáp. Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 530–542.
35. Nguyễn Xuân Cảnh (2016). Đo độ tập trung và xạ hình tuyến giáp. Y Học Hạt Nhân. Tp Hồ Chí Minh, 40.
36. Gharib H., Papini E., Paschke R., et al. (2010). American Association of Clinical Endocrinologists, Associazione Medici Endocrinologi, and European Thyroid Association Medical Guidelines for Clinical Practice for the Diagnosis and Management of Thyroid Nodules. Endocrine Practice, 16(Supplement 1), 1–43.
37. Diagnostic approach to and treatment of thyroid nodules – UpToD.pdf. .
38. Hüscher C.S., Chiodini S., Napolitano C., et al. (1997). Endoscopic right thyroid lobectomy. Surg Endosc, 11(8), 877.
39. Miccoli P., Bellantone R., Mourad M., et al. (2002). Minimally Invasive Video-assisted Thyroidectomy: Multiinstitutional Experience. World Journal of Surgery, 26(8), 972–975.
40. Trịnh Minh Tranh (2013), Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp đơn nhân bằng phẫu thuật nội soi, Luận án Tiến sỹ Y Học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
41. Berber E., Bernet V., Fahey T.J., et al. (2016). American Thyroid Association Statement on Remote-Access Thyroid Surgery. Thyroid, 26(3), 331–337.
42. Sasaki A., Nakajima J., Ikeda K., et al. (2008). Endoscopic Thyroidectomy by the Breast Approach: A Single Institution’s 9-year Experience. World journal of surgery, 32, 381–5.
43. Choi J.Y., Lee K.E., Chung K.-W., et al. (2012). Endoscopic thyroidectomy via bilateral axillo-breast approach (BABA): review of 512 cases in a single institute. Surgical Endoscopy, 26(4), 948–955.
44. Kim Y.-S., Joo K.-H., Park S.-C., et al. (2014). Endoscopic thyroid surgery via a breast approach: a single institution’s experiences. BMC Surg, 14, 49.
45. Chand G., Mishra S.K., Kumar A., et al. (2017). Endoscopic Thyroidectomy: Experience of Breast and Axillary Approach. Journal of Universal Surgery, 5(4).
46. Trần Ngọc Lương (2012). Kết quả phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua 8 năm thực hiện tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương từ 01/2003 đến 10/2011. Tạp chí nghiên cứu Y học, 3C, 193–199.
47. Tô Minh Khá (2015). Đánh giá kết quả điều trị bướu giáp thể nhân đơn thuần bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện quân y 121. .
48. Hồ Khánh Đức, Hà Nam, and Trần Công Quyền (2010). Điều trị bướu giáp bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Bình Dân. Tạp chí ngoại khoa, số đặc biệt(4-5–6), 374–379.
49. Nguyễn Văn Lâm (2013). Đánh giá kết quả điều trị bướu lành tuyến giáp bằng phẫu thuật nội soi tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam, 410(01), 5–9.
50. Jensen M. (2003). Interpretation of visual analog scale ratings and change scores: a reanalysis of two clinical trials of postoperative pain. The Journal of Pain, 4(7), 407–414.
51. Nguyễn Văn Lâm (2013). Kết quả sớm điều trị bướu lành tuyến giáp bằng phẫu thuật nội soi tại thành phố Cần Thơ. Y học Việt Nam, (1), 5–8.
52. Phạm Hữu Thông (2015). Phẫu thuậ nội soi đường nách cắt tuyến giáp điều trị bướu giáp nhân lành tính. 19, 137–142.
53. Đào Thị Thanh Hảo (2015), Đánh giá kết quả theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương., Luân văn Thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Thăng Long, Hà Nội.
54. Lê Thanh Huyền (2012), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị của bưới giáp lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
55. Nguyễn Thị Hoa Hồng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học và kết quả mô bệnh học của bướu nhân tuyến giáp, Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
56. Lê Văn Giáp (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính một thùy tuyến giáp qua đường cổ bên, Luận Văn Thạc sỹ Y Học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
57. Tạ Thị Hà Phương (2017), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến giáp tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
58. Nguyễn Phi Hùng (2012). Kết quả bước đầu phẫu thuật bướu giáp lành tính bằng nội soi tai bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Y học TP Hồ Chí Minh, 17, 253–257.
59. Trần Xuân Bách (2006), Nghiên cứu chẩn đoán và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến giáp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
60. Trần Thúy Hồng (2013), Đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các tổn thương khu trú tuyến giáp, Luận Văn Thạc sỹ Y Học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
61. Phạm Hữu Thông and Trần Quang Đại (2015). Phẫu thuẩ nội soi đường nách cắt tuyến giáp điều trị bướu giáp nhân lành tính. Y học TP Hồ Chí Minh, 19(1), 137–142.
62. Nguyễn Văn Việt Thành (2010). Phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi ngã nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm tại bệnh viện Bình Dân. Y học TP Hồ Chí Minh, 14(02), 26–30.
63. Trịnh Quốc Minh, Nguyễn Công Minh, and Lê Nguyễn Quyền (2015). Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp đơn nhân tại bệnh viện Trưng Vương. Y học TP Hồ Chí Minh, 19(5), 26–30.
64. Trần Công Quyền (2013). Phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi trong điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy tại bệnh viện bình dân. Y học TP Hồ Chí Minh, 17(Số 3), 105–112.
65. Pisanu A., Porceddu G., Podda M., et al. (2014). Systematic review with meta-analysis of studies comparing intraoperative neuromonitoring of recurrent laryngeal nerves versus visualization alone during thyroidectomy. Journal of Surgical Research, 188(1), 152–161.
66. Liu J.B., Sosa J.A., Grogan R.H., et al. (2018). Variation of Thyroidectomy-Specific Outcomes Among Hospitals and Their Association With Risk Adjustment and Hospital Performance. JAMA Surg, 153(1).
Nguồn: https://luanvanyhoc.com