Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực sau
Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực sau.Đục thể thủy tinh cực sau (posterior polar cataract) là một hình thái hiếm gặp so với các hình thái khác như đục nhân, đục vỏ hay đục dưới bao sau [1]. Phương pháp phaco là lựa chọn đầu tiên trong điều trị hầu hết các hình thái đục TTT bởi tính ưu việt vết mổ nhỏ, nhanh liền, thời gian bệnh nhân hồi phục nhanh và ít biến chứng hơn so với phương pháp phẫu thuật khác. Mỗi hình thái đục TTT: đục nhân nâu đen, đục giả bong bao, đục quá chín.. .trong phẫu thuật đều có những khó khăn riêng ở chỗ có thể nhân quá cứng hay đồng tử không giãn, bao dễ bị toạc rộng. [2],[3], [4].
Tuy nhiên, đục TTT cực sau thực sự là một trong những hình thái gặp nhiều thử thách nhất trong phẫu thuật kể cả những phẫu thuật viên dày dạn kinh nghiệm bởi tỉ lệ biến chứng rất cao đặc biệt là biến chứng vỡ bao sau do đặc thù bao sau rất yếu và mỏng, mặt khác mảng đục thường rất dính và có thể bị vôi hóa. Đối với những hình thái đục TTT khác có thể biến chứng vỡ bao sau thường xảy ra thì phaco nhưng với đục cực sau biến chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ thì nào của phẫu thuật, thậm chí có thể xảy ra ngay thì bơm nhầy vào tiền phòng hoặc tách nước. Theo nghiên cứu Ionides và cộng sự (2001) tỉ lệ vỡ bao sau của phẫu thuật phaco với các hình thái đục TTT nói chung là 4.1%, Chan (2007) 1.9%, Briszi và cộng sự (2012) là 3.8% [5], [6], [7]. Trong khi đó, theo các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác thì tỉ lệ vỡ bao sau trong hình thái đục TTT cực sau dao động từ 0% đến 36%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với phẫu thuật phaco thường quy và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đục TTT cực sau, giai đoạn, hình thái cũng như kỹ thuật mổ, khả năng xử lý biến chứng của các tác giả [8], [9] ,[10], [11], [12].
Trên thế giới có nhiều bài báo viết về những biến chứng gặp phải khi phẫu thuật hình thái này. Để giảm tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật, các phẫu thuật viên đã đưa ra nhiều thao tác và kỹ thuật khác nhau như không nên bơm quá nhiều viscoat vào tiền phòng để xé bao, kích thước xé bao nên nhỏ hơn kích thước xé bao trung bình trong phẫu thuật phaco nói chung, không nên tách nước giữa bao và vỏ, xoay nhân rất hạn chế [11],[13].
Đục TTT cực sau là một vấn đề phức tạp nhưng tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì thế, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực sau”.
Nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuậtphaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhản đụ c thể thủ y tinh cực sau.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược đục thể thủy tinh cực sau 3
1.1.1. Giải phẫu – sinh lý 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của đục TTT cực sau 4
1.1.3. Phân loại đục TTT cực sau 5
1.1.4. Chẩn đoán phân biệt 7
1.2. Phẫu thuật phaco trên đục TTT cực sau 7
1.3. Một số kỹ thuật phaco được áp dụng trên hình thái đục TTT cực sau . 10
1.3.1. Kỹ thuật “Stop and chop” 10
1.3.2. Kỹ thuật “Phaco quick Chop” 10
1.3.3. Kỹ thuật “Phaco – Chop” 11
1.3.4. Kỹ thuật “Chip and Flip” 11
1.4. Biến chứng trong phẫu thuật phaco 11
1.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật 11
1.4.2. Biến chứng sau phẫu thuật 12
1.5. Khó khăn trong phẫu thuật phaco ở hình thái đục TTT cực sau 13
1.6. Kỹ thuật làm giảm tỉ lệ biến chứng và kỹ thuật xử lý biến chứng vỡ bao sau..13
1.6.1. Kỹ thuật làm giảm tỉ lệ biến chứng vỡ bao sau 13
1.6.2. Kỹ thuật xử lý biến chứng vỡ bao sau 15
1.7. Tình hình nghiên cứu về hình thái đục TTT cực sau tại Việt Nam và
trên thế giới 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.2.3. Cách chọn mẫu 20
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 20
2.2.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 21
2.2.6. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá 24
2.2.7. Biến số nghiên cứu 27
2.2.8. Xử lý và phân tích số liệu 28
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 29
3.1.1. Đặc điểm chung 29
3.1.2. Lâm sàng của đục TTT cực sau 31
3.1.3. Thị lực trước mổ 34
3.1.4. Nhãn áp trước mổ 34
3.2. Kỹ thuật mổ 35
3.2.1. Xé bao trước 35
3.2.2. Tách nước 35
3.2.3 Xoay nhân 35
3.2.4. Kỹ thuật phaco 36
3.2.5. Rửa cortex 36
3.3. Kết quả phẫu thuật phaco đặt IOL trên đục TTT cực sau 37
3.3.1. Tình trạng vết mổ 37
3.3.2. Thị lực nhìn xa sau mổ 38
3.3.3. Nhãn áp sau mổ 39
3.3.4. Các biến chứng trong và sau mổ 39
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 40
3.4.1. Mối liên quan giữa kích thước mảng đục với biến chứng vỡ bao .. 40
3.4.2. Mối liên quan mức độ cứng của nhân với biến chứng vỡ bao sau . 42
3.4.3. Mối liên quan giai đoạn đục TTT cực sau theo Schroeder với biến
chứng vỡ bao sau 43
3.4.4. Mối liên quan các hình thái của đục TTT cực sau theo Singh với
biến chứng vỡ bao sau 44
3.4.5. Kỹ thuật xử lý biến chứng vỡ bao sau 45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Đặc điểm bệnh nhân trước mổ 46
4.1.1. Đặc điểm về giới 46
4.1.2. Đặc điểm về tuổi 46
4.1.3. Số lượng mắt bị bệnh 47
4.1.4. Hình thái, giai đoạn đục TTT cực sau với mức độ cứng của nhân. 47
4.1.5. Chỉ định phẫu thuật 48
4.2. Kết quả của phẫu thuật phaco 49
4.2.1. Tình trạng vết mổ 49
4.2.2. Thị lực 49
4.2.3. Nhãn áp 50
4.2.4. Biến chứng trong và sau mổ 51
4.2.5. Loại IOL sử dụng1 mảnh và 3 mảnh 52
4.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 53
4.3.1. Mối liên quan giữa vỡ bao sau với giai đoạn đục TTT cực sau theo
Schroeder 53
4.3.2. Mối liên quan giữa vỡ bao sau đến các hình thái của đục TTT cực
sau theo Singh 54
4.3.3. Mối liên quan giữa biến chứng vỡ bao với kích thước mảng đục .. 54
4.3.4. Mối liên quan giữa mức độ cứng của nhân với biến chứng vỡ bao sau
55
4.3.5. Mối tương quan việc sử dụng các kỹ thuật mổ liên quan đến kết quả
phẫu thuật 56
KẾT LUẬN 60
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC