Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì

Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì.Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh đục thể thủy tinh (TTT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên phạm vi toàn cầu và thường xảy ra ở người cao tuổi. Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo.

Phẫu thuật phaco được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào giữa thập niên 90 thế kỉ trước tại các viện lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay phương pháp phẫu thuật này đã phát triển ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, số lượng đục TTT có chỉ định phẫu thuật còn tồn đọng khá nhiều. Do hoàn cảnh kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết còn hạn chế của người dân nên nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị khi TTT đã trở nên đục chín trắng. Đây là một thách thức đối với các phẫu thuật viên đặc biệt là những người chưa nhiều kinh nghiệm bởi chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong lúc mổ do không còn ánh hồng đồng tử, áp lực trong lòng bao thể thủy tinh cao, chất vỏ thể thủy tinh hóa lỏng, có thể gây biến chứng, đặc biệt trong thì xé bao trước.
Mặc dù ngày nay các phẫu thuật viên phaco ngày càng có nhiều kinh nghiệm với sự hỗ trợ của thuốc nhuộm bao, chất nhày có độ quánh cao và các kỹ thuật xé bao khác nhau nhưng biến chứng toạc bao trước, không hoàn thành xé bao hình tròn liên tục vẫn có thể xảy ra gây khó khăn, biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đều thống nhất rằng xé bao trước hình tròn liên tục với kích thước nhỏ sẽ giảm thiểu biến chứng toạc bao trước do phần chất TTT hóa lỏng được thoát ra khỏi bao một cách từ từ. Từ đó một số tác giả đã chủ trương áp dụng xé bao hai thì. Đầu tiên xé bao trước TTT hình tròn liên tục với kích thước nhỏ khoảng 3 mm, rửa hút bớt một phần chất TTT để làm giảm áp lực trong lòng bao TTT, rồi sau đó lại xé bao rộng với kích thước 5,5 – 6 mm. Xé bao trước TTT hình tròn liên tục hoàn chỉnh sẽ góp phần giảm thiểu các biến chứng và làm tăng tỉ lệ thành công của phẫu thuật phaco. Năm 2012 tác giả Carlos G. Figueiredo báo cáo đã tiến hành mổ phaco trên 116 mắt đục TTT chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì, kết quả là xé bao thành công và phẫu thuật an toàn ở tất cả các trường hợp [1].
Ở Việt Nam, khi phẫu thuật cho các trường hợp đục TTT chín trắng, một số phẫu thuật viên đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao độ an toàn và hiệu quả của phẫu thuật phaco. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa chính thức có nghiên cứu nào báo cáo về kết quả phẫu thuật tán nhuyễn TTT chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì
1. Figueiredo C.G., Figueiredo J., and G.B. (2012). Figueiredo, Brazilian technique for prevention of the Argentinean flag sign in white cataract. J Cataract Refract Surg, 38(9), 1531-6.
2. Nguyễn Văn Mích (2001). Chất lượng và hình dáng thủy tinh thể nhân tạo quyết định đến hiện tượng đục bao sau, Tạp chí y học thực hành, (12): 50 – 52.
3. Nguyễn Xuân Nguyên và Tôn Thất Hoạt (1972). Nhãn khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội (2001). Thực hành nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 243 – 264.
20. Đỗ Như Hơn, Vũ Thị Thái, Bùi Thị Vân Anh, Khúc Thị Nhụn.(2011) Thể Thủy Tinh, Nhãn Khoa, 2, Nhà xuất bản Y học, 187-201.
22. Vũ Thị Thái. (2007), Nhãn khoa giản yếu, 265 – 275.
23. Khúc Thị Nhụn. (2006). Nghiên cứu kỹ thuật tán nhuyễn TTT bằng siêu âm phối hợp đặt thể thủy tinh nhân tạo qua đường rạch giác mạc bậc thang phía thái dương, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
33. Vũ Anh Tuấn, Trương Tuyết Trinh (2001). Nghiên cứu thực hiện kỹ thuật phacoemulsification với thể thủy tinh đục trắng. Tạp chí nhãn khoa, 4.
34. Vũ Thị Thanh. (2002). Nghiên cứu hiệu quả điều trị đục thể thủy tinh chín trắng bằng phương pháp siêu âm, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Hà nội.
35. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên và cộng sự. (2004). Phẫu thuật Phaco nhập môn.
36. Vũ Thị Thái (2000). Phương pháp mổ TTT đục bằng máy siêu âm, Chuyên đề nghiên cứu sinh, Đại học Y Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Hương. (2002). Biến chứng của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh cách phòng tránh và xử lý. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
55. Trần Thị Phương Thu. (2001), Lượng giá phẫu thuật phaco stop chop, chop in Stu trên mắt đục TTT nhân cứng, Y học thực hành, 7, 57-60.
56. Đinh Thị Phương Thủy (2013), Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh nhân nâu đen bằng phương pháp phaco, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học y Hà nội.
58. Trần Thị Thanh Xuân (2014), Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco có sử dụng móc mống mắt trên mắt đục thể thủy tinh đồng tử kém giãn, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học y Hà nội.
59. Vũ Thị Thái, Trần Thế Hưng (2006), Nghiên cứu sự thay đổi nhãn áp sau mổ tán nhuyễn thể thủy tinh đục, đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng, Kỷ yếu hội nghị phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật nghành nhãn khoa toàn quốc 2005 – 2006, 139.
60. Phạm Thị Minh Khánh (2013), Đánh giá thay đổi tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt thấu kính nội nhãn bằng oct bán phần trước, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé bao hai thì

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý thể thủy tinh và bệnh lý đục thể thủy tinh chín trắng …. 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý của thể thủy tinh 3
1.1.2. Bệnh lý đục thể thủy tinh chín trắng 5
1.2. Phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ thuật xé
bao hai thì 7
1.2.1. Đường rạch vào nhãn cầu 7
1.2.2. Xé bao theo kiểu đường vòng liên tục hai thì 8
1.2.3. Kỹ thuật tách nhân bằng nước và xoay nhân 11
1.2.4. Tán nhuyễn nhân thể thủy tinh 12
1.2.5. Thì rửa – hút 13
1.2.6. Thì đặt thể thủy tinh nhân tạo 13
1.2.7. Kết thúc phẫu thuật 14
1.3. Các biến chứng của phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng . 14
1.3.1. Biến chứng trong phẫu thuật 14
1.3.2. Biến chứng sau phẫu thuật 16
1.4. Kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng với kỹ
thuật xé bao hai thì 18
1.4.1. Trên thế giới 18
1.4.2. Ở Việt Nam 21
1.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 22
1.5.1. Liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh với kết quả phẫu thuật …. 22
1.5.2. Liên quan giữa tuổi với kết quả phẫu thuật 23
1.5.3. Liên quan giữa tuổi và áp lực trong bao 23
1.5.4. Liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh, độ sâu tiền phòng với kết
quả xé bao 23
1.5.5. Liên quan giữa mức độ đục nhân và chất nhân dạng sữa ra tiền phòng …. 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 26
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 26
2.2.5. Cách thức nghiên cứu 27
2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá kết quả 30
2.3. Xử lý số liệu 37
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước mổ 38
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 38
3.1.2. Tình trạng thị lực bệnh nhân trước phẫu thuật 39
3.1.3. Tình trạng nhãn áp trước phẫu thuật 40
3.1.4. Độ dày thể thủy tinh trước phẫu thuật 40
3.1.5. Mức độ đục thể thủy tinh 41
3.1.6. Độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật 41
3.1.7. Độ cứng của nhân thể thủy tinh 42
3.1.8. Kết quả xé bao trước thể thủy tinh 42
3.1.9. Những khó khăn trong phẫu thuật 43
3.1.10. Những biến chứng trong phẫu thuật 43
3.2. Kết quả sau phẫu thuật 44
3.2.1. Thị lực sau phẫu thuật 44
3.2.2. Độ loạn thị 45
3.2.3. Chênh lệch nhãn áp trước và sau phẫu thuật 46
3.2.4. Kích thước vòng xé bao trước thể thủy tinh 46
3.2.5. Tình trạng đục xơ hóa bao trước thể thủy tinh 47
3.2.6. Tình trạng đục bao sau thể thủy tinh 47
3.2.7. Kết quả chung sau mo tại thời điểm 3 tháng 48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 49
3.3.1. Liên quan giữa tuổi và độ cứng của nhân 49
3.3.2. Liên quan giữa tuổi và kết quả thị lực sau mổ 50
3.3.3. Liên quan giữa tuổi và kết quả xé bao 51
3.3.4. Liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh và kết quả xé bao 51
3.3.5. Liên quan giữa độ sâu tiền phòng và kết quả xé bao 52
3.3.6. Liên quan giữa mức độ đục nhân và chất nhân dạng sữa ra tiền phòng …. 53
3.3.7. Liên quan giữa mức độ đục nhân với kết quả thị lực 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đặc điểm bệnh nhân trước mổ 55
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân 55
4.1.2. Thị lực bệnh nhân trước phẫu thuật 56
4.1.3. Tình trạng nhãn áp trước phẫu thuật 57
4.1.4. Độ dày thể thủy tinh trước phẫu thuật 57
4.1.5. Mức độ đục thể thủy tinh 58
4.1.6. Độ sâu tiền phòng trước mổ 59
4.1.7. Độ cứng của nhân thể thủy tinh 59
4.1.8. Kết quả xé bao trước thể thủy tinh 60
4.1.9. Những khó khăn trong phẫu thuật 61
4.1.10. Những biến chứng trong phẫu thuật 63
4.2. Kết quả sau phẫu thuật 64
4.2.1. Thị lực trước và sau phẫu thuật 64
4.2.2. Độ loạn thị 65
4.2.3. Chênh lệch nhãn áp trước và sau phẫu thuật 66
4.2.4. Kích thước vòng xé bao 67
4.2.5. Tình trạng đục xơ hóa bao trước thể thủy tinh 67
4.2.6. Tình trạng đục bao sau thể thủy tinh 67
4.2.7. Kết quả chung 67
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 68
4.3.1. Liên quan giữa tuổi và độ cứng của nhân 68
4.3.2. Liên quan giữa tuổi và kết quả thị lực 68
4.3.3. Liên quan giữa tuổi và kết quả xé bao 69
4.3.4. Liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh và kết quả xé bao 70
4.3.5. Liên quan giữa độ sâu tiền phòng và kết quả xé bao 70
4.3.6. Liên quan giữa mức độ đục nhân và chất nhân dạng sữa ra tiền phòng . 71
4.3.7. Liên quan giữa mức độ đục, độ cứng nhân với kết quả thị lực …. 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 38
Bảng 3.2: Tình trạng thị lực trước phẫu thuật 39
Bảng 3.3: Tình trạng nhãn áp trước phẫu thuật 40
Bảng 3.4: Độ dày thể thủy tinh trước phẫu thuật 40
Bảng 3.5: Độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật 41
Bảng 3.6: Độ cứng của nhân thể thủy tinh 42
Bảng 3.7: Kết quả xé bao trước thể thủy tinh 42
Bảng 3.8: Những khó khăn trong phẫu thuật 43
Bảng 3.9: Những biến chứng trong phẫu thuật 43
Bảng 3.10: Kết quả thị lực sau phẫu thuật 44
Bảng 3.11: Độ loạn thị giác mạc trước và sau phẫu thuật 45
Bảng 3.12: Độ loạn thị trung bình trước và sau phẫu thuật 45
Bảng 3.13: Sự chênh lệch nhãn áp trước và sau mổ 46
Bảng 3.14: Kích thước vòng xé bao trước thể thủy tinh tại thời điểm 3 tháng … 46
Bảng 3.15: Tình trạng xơ hóa bao trước thể thủy tinh sau 3 tháng 47
Bảng 3.16: Tình trạng đục bao sau thể thủy tinh 47
Bảng 3.17: Kết quả chung sau mổ tại thời điểm 3 tháng 48
Bảng 3.18: Liên quan giữa tuổi và độ cứng của nhân 49
Bảng 3.19: Liên quan giữa tuổi và kết quả thị lực sau mổ 50
Bảng 3.20: Liên quan giữa tuổi và kết quả xé bao 51
Bảng 3.21: Liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh và kết quả xé bao 51
Bảng 3.22: Liên quan giữa độ sâu tiền phòng và kết quả xé bao 52
Bảng 3.23: Liên quan giữa mức độ đục nhân với chất nhân dạng sữa ra tiền phòng . 53
Bảng 3.24: Liên quan giữa mức độ đục nhân và kết quả thị lực 54
Bảng 4.1: Tuổi trung bình trong các nghiên cứu 55
Bảng 4.2: Thị lực bệnh nhân trước phẫu thuật trong các nghiên cứu 56
Bảng 4.3: Mức độ đục thể thủy tinh trong các nghiên cứu 58
Bảng 4.4: Kết quả xé bao trước thể thủy tinh trong các nghiên cứu 60
Bảng 4.5: Thị lực bệnh nhân sau phẫu thuật trong các nghiên cứu 64
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới của bệnh nhân 39
Biểu đồ 3.2. Mức độ đục thể thủy tinh 41
Hình 1.1. Bờ chắn xích đạo 9
Hình 1.2. Vùng áp lực trong bao 9
Hình 1.3. Xé bao ở thì một 10
Hình 1.4. Dùng kéo cắt bao cắt để mở rộng đường xé bao 10
Hình 1.5. Xé mở rộng bao trước thể thủy tinh ở thì hai 11

Leave a Comment