ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM DƯỚI 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM DƯỚI 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM DƯỚI 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Trí Thanh1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả ngắn hạn sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallt trẻ nhũ nhi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Kết quả đánh giá trên 19 bệnh nhân nam giới và 13 bệnh nhân nữ, các đối tượng nghiên cứu dưới 12 tháng tuổi. Đánh giá độ bão hòa oxy máu ngoại biên (SpO2) trung bình 79,72 ± 12,28%, thấp nhất là 46% và cao nhất 98%. Trong đó với 13 trường hợp (40,6%) có SpO2 <80%. Đánh giá kết quả sau mổ ghi nhận 4 trường hợp hở van động mạch phổi nhẹ, 9 trường hợp hở trung bình và 10 trường hợp hở nặng. Các biến chứng sau mổ gồm viêm phổi (6 trường hợp), Suy hô hấp do hẹp khí quản/tạo hình khí quản slideplasty (1 trường hợp) và 2 trường hợp có nhiễm trùng vết mổ. Có 1 trường hợp tử vong trong bệnh cảnh suy tim, viêm phổi. Kết luận: Thực hiện phẫu thuật tiếp cận qua đường nhĩ phải và động mạch phổi với chiến lược bản tồn van động mạch phổi và mở rộng vòng van tối thiểu được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi cho tất cả bệnh nhân tứ chứng Fallot. Kết quả phẫu thuật tốt, tỉ lệ bảo tồn vòng van động mạch phổi khá cao, tỉ lệ biến chứng trong giai đoạn hồi sức và theo dõi ngắn hạn sau mổ thấp và có 1 trường hợp tử vong sau mổ.

Tứ chứng Fallot (TOF) là dị tật thường gặp nhất trong nhóm bệnh tim bẩm sinh tím.Bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1888 bởi tác giả người Pháp, Etienne Fallot [1]. Biểu hiện ban đầu của bệnh nhân TOF phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường ra thất phải (RVOT). Thông thường, bé có triệu chứng tím tái nhẹ khi mới sinh và tiến triển dần theo tuổi khi sự tắc nghẽn tăng lên do sự phì đại ngày càng tăng của thông mạch  thất  phải.  Một  số  bệnh  nhân  bị  tím  tái đáng kể ngay sau khi sinh hoặc sau khi sinh một thời  gian  ngắn  do  hẹp  hoặc  tắc  nghẽn  nặng RVOT. Những bệnh nhân này bị tím tái thường xuyên,  lượng  máu  đế  phổi  phụ  thuộc  vào  ống động  mạch  hoặc  các  tuần  hoàn  bàng  hệ.  Dù được ghi nhận từ lâu, nhưng mãi đến năm 1945, phương pháp điều trị phẫu thuật đầu tiên  cho TOF  mới  được  thực  hiện  bởi  Alfred  Blalock  tại Đại học Johns Hopkins [2]. Ông đã tạo cầu nối tạm thời giữa hệ chủ và phổi, tăng đưa máu lên phổi,  cải  thiện  việc  cung  cấp  oxy  cho  cơ  thể. Năm 1954, lần đầu tiên Lillehei và Varco tại Đại học Minnesota đã sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể cho phẫu thuật tim đã mở ra kỷ nguyên mới cho phẫu thuật sửa chữa triệt để các bệnh lý tim mạch  bẩm  sinh  và  mắc  phải.  Việc  phẫu  thuật sửa chữa toàn phần bệnh tứ chứng Fallot ngày càng  có  những  bước  tiến  bộ. Theo  Kirklin,  với những bệnh nhân TOF nếu không được điều trị, 25%  tử  vong  trong  năm  đầu  đời,  40%  sau  3 năm và con số này sau 10 năm là 70% [5].Việc chọn lựa thời điểm phẫu thuật tốt nhất vẫn còn đang  gây  nhiều  tranh  cãi,  đặc  biệt  là  phương pháp  phẫu  thuật  và  tuổi  phẫu  thuật.  Mổ  càng sớm  giúp  trẻ  tăng  trưởng  và  phát  triển  bình thường, loại bỏ tình trạng giảm oxy máu

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment