Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.Đầu trên xương đùi chia thành bốn vùng: Chỏm xương đùi, cổ xương đùi, vùng mấu chuyển, vùng dưới mấu chuyển. Gãy liên mấu chuyển xương đùi (LMCXĐ) là loại gãy có đường gãy nằm trong vùng nối từ mấu chuyển lớn (MCL) đến mấu chuyển bé (MCB), đây là loại gãy ngoài khớp háng.
Gãy LMCXĐ khá phổ biến, chiếm 55% các loại gãy đầu trên xương đùi, hay xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ gặp nhiều gấp 2-3 lần nam giới, bệnh chủ yếu gặp ở người già chiếm 95% trong tổng số các bệnh nhân gãy LMCXĐ[1].


Gãy LMCXĐ có tần xuất ngày càng tăng do tuổi thọ tăng cao. 
Nguyên nhân gặp chủ yếu ở người cao tuổi (loãng xương) do ngã đập đùi hoặc mông xuống nền cứng, ở người trẻ hay gặp do tai nạn liên quan đến tốc độ hay ngã cao.
Gãy LMCXĐ ở người cao tuổi là một chấn thương lớn và nặng nề, điều trị khó khăn do tính chất ổ gãy phức tạp, chất lượng xương kém, kết hợp nhiều bệnh lý mạn tính toàn thân.
Điều trị gãy LMCXĐ có nhiều phương pháp:Bảo tồn hoặc phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp điều trị bảo tồn ngày nay ít được sử dụng hoặc cho những trường hợp không có chỉ định phẫu thuật vì nó để lại nhiều biến chứng và tỷlệ tử vong cao: Nắn chỉnh ổ gãy không được hoàn hảo về giải phẫu, cố định không được chắc dễ di lệch thứ phát vì vậy gây ra nhiều biến chứng tại chỗ như ( liền lệch, chậm liền xương, khớp giả, hạn chế vận động khớp…); thời gian điều trị phải nằm bất động lâu, công tác chăm sóc vất vả, biến chứng về toàn thân (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét điểm tỳ đè…).
Người cao tuổi khi gãy xương nói chung thì việc chăm sóc sau gãy xương đặt lên hàng đầu; đặc biệt là gãy xương lớn như gãy LMCXĐ. Do đó việc kết hợp xương yêu cầu phải vững chắc, nhưng điều đó khó thực hiện khi gãy LMCXĐ do chất lượng xương của người cao tuổi thường kém, gãy phức tạp nhiều mảnh rời, nhiều bệnh lý toàn thân nặng phối hợp.
Ngày nay quan điểm chung trong điều trị gãy LMCXĐ là phẫu thuật cho quá trình liền xương, cho phép người bệnh vận động sớm tránh được các biến chứng và nhanh chóng trở lại cuộc sống lao động và sinh hoạt. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo bán phần đã được lựa chọn. Hiện nay có 2 loại thay khớp háng nhân tạo bán phần: có xi măng và không xi măng, khớp không xi măng đặc biệt chú trọng đến khả năng mọc xương sinh lý để tạo sự gắn kết giữa xương và khớp.
Để đánh giá kết quả điều trị của phương pháp này chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X Quang gãy LMCXĐ ở  bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng.
2.    Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy LMCXĐ tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp háng.    3
1.1.1    Ổ cối    3
1.1.2    Chỏm xương đùi    4
1.1.3    Cổ xương đùi    4
1.1.4    Khối mấu chuyển    5
1.1.5    Hệ thống nối khớp    6
1.1.6    Cấu trúc xương vùng mấu chuyển và vùng cổ xương đùi    8
1.1.7    Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi    10
1.1.8    Chức năng của khớp háng    11
1.2. Chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi    11
1.2.1 Lâm sàng    11
1.2.2 Cận lâm sàng:    11
1.3. Các yếu tố nguy cơ    11
1.3.1. Tuổi    11
1.3.2. Các bệnh nội khoa mạn tính    12
1.3.3. Bệnh loãng xương    12
1.4. Phân loại gãy LMCXĐ    13
1.5. Thay đổi sinh học quanh khớp háng nhân tạo    15
1.6. Các phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi    15
1.6.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn    15
1.6.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật    15
1.6.3. Phương pháp TKHBP điều trị gãy LMCXĐ ở người cao tuổi.    19
1.7. Tình hình thay khớp háng tại Việt Nam    24
1.8. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần.    26
1.8.1. Các điểm chú ý trong phục hồi chức năng thay khớp háng nhân tạo    26
1.8.2.    Các giai đoạn phục hồi chức năng    26
1.9. Thang điểm Harris    28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    31
2.1. Đối tượng nghiên cứu    31
2.1.1. Đối tượng    31
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng    31
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ    31
2.1.4. Chỉ định phẫu thuật    31
2.2. Phương pháp nghiên cứu    32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    32
2.2.2. Kỹ thuật mổ thay khớp háng bán phần chuôi dài    32
2.2.3. Cỡ mẫu    33
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu    33
2.3. Phân tích và xử lý số liệu    34
2.4. Sai số và cách khống chế    34
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
3.1 Đặc điểm dịch tễ    36
3.1.1 Tuổi    36
3.1.2 Giới    36
3.1.3 Bệnh kèm theo    37
3.1.4 Cơ chế xảy ra tai nạn    38
3.2. Đặc điểm tổn thương    39
3.2.1. Phân loại gãy LMCXĐ theo AO    39
3.2.2 Mức độ loãng xương theo Singh    39
3.2.3 Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện    40
3.2.4. Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật    40
3.2.5. Phương pháp vô cảm    40
3.2.6 Thời gian phẫu thuật    41
3.2.7 Khối lượng máu truyền    41
3.2.8 Thời gian nằm viện    42
3.3 Kết quả nghiên cứu sau mổ    42
3.3.1 Liền vết mổ thì đầu    42
3.3.2 Biến chứng    42
3.3.3 Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật    43
3.3.4 Dáng đi sau phẫu thuật    43
3.3.5 Dụng cụ hỗ trợ sau phẫu thuật    44
3.3.6Đánh giá khoảng cách đi lại    45
3.3.7Đánh giá chức năng chung    45
3.3.8Đánh giá mối liên quan giữa khối lượng máu truyền và thời gian nằm viện    46
3.3.9    Đánh giá mối liên quan giữa mức độ loãng xương và phân loại ổ gãy    47
3.3.10    Đánh giá mối liên quan giữa mức độ loãng xương và tổng điểm Harris    48
3.3.11.    Đánh giá mối liên quan giữa thời gian nằm viện và phân loại gãy xương    49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    50
4.1    Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu    50
4.1.1    Tuổi của bệnh nhân    50
4.1.2.    Đặc điểm về giới    51
4.1.3.    Các bệnh mãn tính kèm theo    52
4.1.4.    Cơ chế chấn thương    53
4.1.5.    Phân loại gãy xương theo A.O    54
4.1.6.    Phân loại loãng xương theo singh    54
4.1.7.    Thời gian bị bệnh đến vào viện    55
4.1.8.    Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu thuật    55
4.2.    Các chỉ số liên quan đến phẫu thuật    56
4.2.1.    Phương pháp vô cảm    56
4.2.2.    Thời gian phẫu thuật    56
4.2.3.    Khối lượng máu truyền    57
4.3.    Các chỉ số sau phẫu thuật    58
4.3.1.    Thời gian nằm viện    58
4.3.2.    Biến chứng sau phẫu thuật    59
4.3.3.    Kết quả phẫu thuật    61
KẾT LUẬN    67
KIẾN NGHỊ    69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân loại theo tuổi    36
Bảng 3.2. Phân loại theo giới    36
Bảng 3.3. Các bệnh kèm theo    37
Bảng 3.4. Cơ chế xảy ra tai nạn    38
Bảng 3.5. Phân loại gãy LMCXĐ theo AO    39
Bảng 3.6. Phân loại mức độ loãng xương theo Singh    39
Bảng 3.7. Thời gian bị bệnh đến khi vào viện    40
Bảng 3.8. Phương pháp vô cảm    40
Bảng 3.9. Thời gian phẫu thuật    41
Bảng 3.10. Khối lượng máu truyền    41
Bảng 3.11. Thời gian nằm viện    42
Bảng 3.12. Biến chứng sau phẫu thuật    42
Bảng 3.13. Bảng phân loại mức độ đau    43
Bảng 3.14. Dáng đi sau phẫu thuật    43
Bảng 3.15. Dụng cụ sau phẫu thuật    44
Bảng 3.16. Đánh giá khoảng cách đi lại    45
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm Harris    45
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa khối lượng máu truyền và thời gian nằm viện    46
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa mức độ loãng xương và phân loại ổ gãy    47
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa mức độ loãng xương và tổng điểm Harris    48
Bảng 3.21 mối liên quan giữa thời gian nằm viện và phân loại gãy xương    49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của bệnh nhân    37
Biểu đồ 3.2. Phân bố cơ chế xảy ra tai nạn    38
Biểu đồ 3.3. Thể hiện kết quả điều trị theo thang điểm Harris    46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Nguyễn Đức Phúc (2004). Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học.
2.     Đỗ Xuân Hợp (1978). Giải phẫu  chi trên và chi dưới. Nhà xuất bản Y học, 214 – 219.
3.     Trịnh Văn Minh (1998). Giải phẫu người. Nhà xuất bản y học, tập 1, 238 – 264, 277 – 291, 304 – 310.
4.     Thái Văn Dy (1997). Bài giảng đại cương chấn thương. Học viện quân y, 151-153.
5.     Agur M.R. Anne (1991). Hip joint. Atlas of Anatomy, Nineth Edition. 287 – 294.
6.     Nguyễn Quang Quyền và Phạm Đăng Diệu (1997). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, 488 – 496.
7.     Võ Quốc Trung ( 2002). Thay khớp háng toàn phần cho hoại tử vô trùng chỏm xương đùi giai đoạn muộn ở người lớn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại hoc Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8.     Lê Phúc (2000). Phẫu thuật thay khớp những vấn đề cơ bản. Trương Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 
9.     Lowel J.D (1980). Result and complication of femoral neck fracture. Clinical orthopaedics and related research, 152, 162 – 171.
10.     Arlet J (1992). Non traumatic avacular necrosis of the femoral head. Clinical orthopaedics and related research, 277, 12 – 18.
11.     David S.T (1987). Fracture. Campbells operative orthopaedics, 3, 1719 – 1759.
12.     Ganz R (1981). Proximal femur. Manual of internal fixation, 528 – 534.
13.     Đỗ Lợi và Nguyễn Hữu Ngọc (1992). Bài giảng chấn thương chỉnh hình. Học viên quân y, 165 – 180.

14.     Nguyễn Văn Tín (2003). Điều trị gãy nền cổ và liên mấu chuyển xương đùi bằng khung cố định ngoài. Tạp chí Y học Việt Nam, 292, 151 – 261.
15.     Lương Viên (1999). Nhận xét 14 trường hợp gãy liên mấu chuyển xương đùi được điều trị bằng vis xốp A.O. Tạp chí Y học thực hành, 2, 42 – 43.
16.     Lê Quang Tùng (2004). Kết quả điều trị gãy vùng liên mấu chuyển xương đùi bằng Clou-Plaque tại bệnh viện 87, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện quân Y.
17.     Đặng Kim Châu và Nguyễn Đức Phúc (1993). Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học. Học viện quân Y, 3, 476 – 483.
18.     Mai Châu Thu ( 2004). Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người lớn bằng kết hợp xương nẹp góc tại bệnh viện Xanh-Pon. Nhà xuất bản y học, 
19.     Lê Phúc ( 2006). Chấn thương vùng háng. Nhà xuất bản y học, 120 – 182.
20.     Sarathy M.P, Madhavan P và Raviehanran K.M (1995). Nonunion of intertrochanteric fractures of the femur. Treatment by modified medial displacement and valgus osteotomy. Bone and Joint Surg, 90 – 92.
21.     Jesse C và Delee (1984). Fractures and dislocations of hip, Fractures in Adults. I.B Lippincott company, 2, 1211 – 1275.
22.    Bonden Henrick (2006). A clinical study of uncemented hip arthroplasty: Radiological findings of host bone reaction to the stem. Anneli Holmsten, DataMeldic AB, Stockholm, 
23.     Chan KC và Gill GS (2000). Cemented hemiarthroplasties for elderly patients with intertrochanteric fracture. Clin orthop, 371, 206 – 215.
24.     George J.H và Daniel J.B (2003). Hip arthroplasty for salvage of failed treatment of intertrochanteric hip fracture. Bone joint surg, 85, 
25.     Florian Geiger và Monique Z.S (2007). Trochanterric fractures in the elderly: The influence of primary hip arthroplasty on 1 year mortality. Arch orthop trauma surg, 127, 959 – 966.

26. Sancheti K.H, Sancheti P.K và Shyam A.K (2010). Primary hemaiarthoplasty for unastable osteoporotic intertrochanteric fractures in the elderly, a retrospective case series. Indian journal orthropaedic, 
27.     Delle và Jesse C (1990). Fracture and dislocations of the hip. Fractures in Adult, 1481 – 1538.
28.    Gingrans B, Martin, Clarke John và cộng sự (1980). Prothetic replacement in fermoral neck fracture. Clinical orthopaaedics and related research, 147 – 157.
29.     Conventry Mark B (1996). Hisrotical perspective of hip arthroplasty. Recontructive surgery of the Joint, 2, 875 – 881.
30.     Ngô Bảo Khang (2001). Thay khớp háng nhân tạo toàn phần và bán phần. Tạp chí y học, 7, 2 – 4.
31.     Đoàn Việt Quân và Đoàn Lê Dân (2001). Nhận xét về điều trị thay khớp háng. Tạp chí y học, 7, 2 – 4.
32.     Ngô Văn Toàn (2011). Thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học, 1, 43 – 45.
33.     Bùi Hồng Thiên Khanh (2008). Thay chỏm lưỡng cực và khết hợp xương điều trị gãy liên mấu chuyển không vững trên bệnh nhân lớn tuổi. Tạp chí y họcThành phố Hồ Chí Minh, 12, 281 – 283.
34.     Đoàn Việt Quân, Nguyễn Mạnh Khánh và Nguyễn Xuân Thùy (2012). Thay khớp háng bán phần ở những bệnh nhân gãy liên mấu chuyển không vững. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, 1, 39 – 44.
35.     Nguyễn Văn Dinh (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần trong chỉ định điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người già, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

36.     Nguyễn Đình Phú (2015). Đánh giá bước đầu kết quả điều trị gãy mất vững liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng lưỡng cực chuôi dài. Hội nghị thường niên lần thứ XXII – Hội nghị chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, 115 – 120.
37.     Võ Thành Toàn ( 2016). Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng lưỡng cực chuôi dài tại bệnh viện Thống Nhất. Hội nghị thường niên lần thứ XXII – Hội nghị chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, 112 – 115.
38.     Nguyễn Xuân Nghiên (2010). Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nhà xuất bản y học, 748 – 754.
39.     Phạm Văn Cường (2017). Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần trong điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người lớn tuổi, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học y Hà Nội.
40.     Phí Mạnh Công (2009). Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người trên 70 tuổi bằng kết hợp xương nẹp vis động tại bệnh viện Xanh Pôn và bệnh viện 198, Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành ngoại khoa, Đại học y Hà Nội.
41.     Haentjens P.Casteleyn PP (1989). Treatment of unstable intertrochanteric or subtrochanteric fractures in elderly patients. J Bone Joint Surg, 17A, 1214 – 1225.
42.    Won Sik Choy (2010). Cemented bipolar hemiarthoplasty for unstable intertrochanteric fractures in elderly patient. Clinics in orthopedic surgery, 2, 221 – 226.
43.    Jung Yun Choi (2016). Comparative study of bipolar hemiarthroplasty for femur neck fracture treated with cemeted versus cementless stem. Hip pelvis, 28, 208 – 216.
44.     Khan N, Askar Z và Ahmed I (2010). Intertrochanteric fracture of femur, outcome of dynamic hip screw in eldrly patients. Professional Med J Jun, 17, 328 – 333.

45.     Parvjeet S Gulati, R. Sharma và R. Boparai (2009). Comparative study of treatment of intertrochanteric fractures of femur with long – stem bipolar prosthetic replacement versus dynamic hip screw fixation. Pb Jounal of orthopaedics, XI(1), 38 – 40.
46.     Hoàng Thế Hùng (2013). Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng phương pháp thay khớp háng bán phần Bipolar, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện quân y.
47.     D. C. R Hardy (1998). Use of an intramedullary hip-scew compared with a compression hip-screw with a plate for intertrochanteric femoral fractures. A prospective, randomized study of one hundred patients. J Bone Joint Surg, 80 – A, 618 – 630.
48.     J. F. Keating (2017). The Journal of Bone and Joint Surgery, 88(2), 249 – 260.
49.     J. Watson (1998). Comparison of the compression hip-screw with the medoff sliding plate for intertrochanteric fractures. Clin orthop Rellat Res, 348, 79 – 86.
50.     Papasimos (2005). A randomised comparison of AMBI. TGN and PFN for treatment of unstable trochanteric fratures. Arch orthop trauma surg, 125(7), 462 – 468.
51.     Haidukewych và G. J Berry (2003). Hip arthoplasty for salvage of failed treatment of intertrochanteric hip fractures. The Journal of Bone and Joint Surgery, 85(5), 899 – 904.
52.     Nguyễn Thanh Trường (2006). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng kết hợp xương nẹp vis DHS tại bệnh viện 103, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y.

53.     Gui Shan và D. H. Sun (2008). Cemented bipolar hemaiarthochanteric with a novel cerclage technique for unstable intertrochanteric hip fractures in senile patients. Chinese Journal of Traumatology, 11(1), 13 – 17.
54.     Chan Huyn Cho (2010). Better functional outcome of salvage THA than bipolar hemiarthroplasty for failed intertrochanteric femur fracture fixation. Orthopedics, 33(10), 1 – 20.
55.     Jaswinder P S Walia, D . Sansanwal và S . KaurWalia (2011). Role of primary bipolar arthroplasty or total hip arthroplasty for the treatment of intertrochanteric fracture femur in elderly. Pb Jounal of orthopaedics, 12, 5 – 9.
56.     C. Deniz, B. Ozkurt và A. Y. Tabak (2013). Cemented calcar replacement versus cementless hemiarthroplasty for unstable intertrochanteric femur fracture in the elderly. Ulus travma acil cerrahi derg, 19(6), 548 – 553.


 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment