Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày nội soi do ung thư
Luận án tiến sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày nội soi do ung thư.Mặc dù tỷ lệ mắc và tử vong giảm dần trong 50 năm qua, đặc biệt là ở các nước phát triển, tuy nhiên, ung thư dạ dày, với khoảng một triệu ca mắc mới và hơn 700.000 ca tử vong trên toàn cầu, vẫn là loại ung thư phổ biến thứ năm và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ tư trên thế giới năm 2020 [137]. Từ lâu, cắt dạ dày kèm nạo vét hạch rộng rãi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ung thư biểu mô dạ dày. Năm 1999, Umaya và Azaga là hai tác giả đầu tiên báo cáo phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt toàn bộ dạ dày nạo vét hạch D2 [24] và phải đến năm 2008, Okabe là người đầu tiên báo cáo phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày nạo vét hạch D2, nối thực quản hỗng tràng bằng máy cắt nối thẳng [109].
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày ngày càng được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu nhờ sự phát triển của trang thiết bị và việc chuẩn hóa kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát so sánh cắt bán phần dưới dạ dày bằng phẫu thuật nội soi với phẫu thuật mở đều cho kết quả ngắn hạn tốt hơn ở nhóm phẫu thuật nội soi [74], [80], [93]. Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày không phổ biến bằng cắt bán phần dạ dày khi chỉ chiếm 25% trong tổng số cắt toàn bộ dạ dày dựa theo khảo sát được thực hiện bởi Hội phẫu thuật nội soi Nhật Bản năm 2015, trong khi đó tỷ lệ cắt bán phần lên đến 54%. Trong khảo sát này, tỷ lệ chuyển mổ mở ở nhóm cắt toàn bộ là 2,1%, gấp 3 lần so với nhóm cắt bán phần [76]. Nhiều báo cáo đã được công bố về tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày. Tuy nhiên, phần lớn những báo cáo này đến từ các trung tâm lớn và hầu hết được thực hiện bởi các phẫu thuật viên đã thuần thục về phẫu thuật nội soi cắt dạ dày. Nhiều phẫu thuật viên vẫn còn do dự thực hiện cắt toàn bộ dạ dày bằng phẫu thuật nội soi với lý do chính là khó khăn khi vét hạch và thực hiện miệng nối thực quản hỗng tràng.
Sau cắt toàn bộ dạ dày, các triệu chứng bao gồm hội chứng làm rỗng dạ dày, trào ngược thực quản, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn…. xuất hiện và làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng này được tóm lược lại thành “Hội chứng sau cắt dạ dày”. Nhiều phương pháp phẫu thuật đã được nghiên cứu để duy trì và tái lập lại chức năng của dạ dày đã cắt như bảo tồn thần kinh, thay thế dạ dày bằng cấu trúc giải phẫu khác và các phương pháp tái lập lưu thông tiêu hoá khác nhau. Tuy nhiên, bằng chứng chứng minh hiệu quả của các phương pháp này còn rất hạn chế do thiếu công cụ đánh giá phù hợp. Việc đánh giá mức độ của các triệu chứng xuất hiện sau cắt dạ dày và làm rõ mức độ ảnh hưởng đến bệnh nhân là đặc biệt quan trọng. Nhằm thiết lập một công cụ thích hợp để xác định tỷ lệ mắc và liên quan của hội chứng sau cắt dạ dày tới các kết quả được báo cáo, Nhóm nghiên cứu hội chứng sau cắt dạ dày Nhật Bản đã thiết kế và tạo nên một bộ câu hỏi tích hợp mới, Thang đánh giá Hội chứng sau cắt dạ dày (PGSAS)-45, để đánh giá một cách đặc hiệu các triệu chứng, tình trạng sống và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau cắt dạ dày. Bộ câu hỏi PGSAS-45 được tạo ra qua sự đóng góp của nhiều phẫu thuật viên với kinh nghiệm điều trị và theo dõi bệnh nhân sau cắt dạ dày phong phú và là bộ câu hỏi toàn diện duy nhất thích hợp để đánh giá bệnh nhân sau các kiểu cắt dạ dày và tái lập lưu thông khác nhau. Nó được mong đợi cung cấp một hình ảnh thực tế về tình trạng của bệnh nhân, được xem là tiêu chuẩn vàng trong theo dõi hội chứng sau cắt dạ dày và đánh giá hiệu quả các kiểu cắt dạ dày và tái lập lưu thông khác nhau [106].
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, nạo vét hạch do ung thư lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam tại bệnh viện Chợ Rẫy vào tháng 7/2005 [11]. Mặc dù ngày càng phổ biến, phẫu thuật này hiện nay cũng chỉ được thực hiện ở các trung tâm lớn với đầy đủ chuyên gia và trang thiết bị dụng cụ. Đến nay, đã có nhiều báo cáo về tính an toàn và khả thi của phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư dạ dày tại Việt Nam như Nguyễn Minh Hải (2006), Phạm Như Hiệp (2008, 2014) [6], [7], Triệu Triều Dương (2012) [2], Đỗ Văn Tráng (2009) [15], Lê Mạnh Hà (2013) [4], Đỗ Trường Sơn (2014) [14], Võ Duy Long (2017) [11]… Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể về kết quả phẫu thuật và tác động của hội chứng sau cắt dạ dày lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân với thang điểm PGSAS-45, đặc biệt đối với phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày.
Từ những thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày nội soi do ung thư” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phâu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tuyến.
Đánh giá chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày bằng Thang đánh giá hội chứng sau cắt dạ dày PGSAS-45.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Giải phẫu và sinh lý dạ dày 4
1.2. Chẩn đoán ung thư dạ dày 10
1.3. Phân loại ung thư dạ dày 17
1.4. Phân chia giai đoạn ung thư dạ dày 19
1.5. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày 20
1.6. Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày do ung thư 28
1.7. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau cắt dạ dày 36
1.8. Các nghiên cứu về kết quả và chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật nội
soi cắt toàn bộ dạ dày trong và ngoài nước 43
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Đối tượng nghiên cứu 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
2.3. Nội dung nghiên cứu 50
2.4. Xử lý số liệu 68
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 70
3.2. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày 73
3.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày bằng Thang đánh giá hội chứng sau
cắt dạ dày PGSAS-45 97
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 106
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 106
4.2. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày 110
4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày bằng Thang đánh giá hội chứng sau cắt dạ dày PGSAS-45 135
KẾT LUẬN 143
KIẾN NGHỊ 145
DANH MỤC 146
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1. Triệu chứng của UTDD ở 18.363 bệnh nhân 10
Bảng 1.2. Các công cụ đánh giá CLCS 38
Bảng 1.3. Cấu trúc và tóm tắt các nhóm kết quả chính của PGSAS-45 42
Bảng 2.1. Phân loại Clavien – Dindo cải tiến 54
Bảng 2.2. Cách tính điểm các nhóm kết quả chính 67
Bảng 3.1. Phân bố số bệnh nhân theo năm 69
Bảng 3.2. Phân bố theo chỉ số khối cơ thể 71
Bảng 3.3. Phân loại ASA 72
Bảng 3.4. Các bệnh lý nội khoa kèm theo 72
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng 73
Bảng 3.6. Kích thước thương tổn sau mổ 74
Bảng 3.7. Phân loại đại thể 75
Bảng 3.8. Giai đoạn T sau mổ 75
Bảng 3.9. Giai đoạn N sau mổ 76
Bảng 3.10. Giai đoạn bệnh sau mổ 76
Bảng 3.11. Phương pháp tái lập lưu thông tiêu hoá 77
Bảng 3.12. Phương tiện tái lập lưu thông tiêu hoá 78
Bảng 3.13. So sánh thời gian phẫu thuật theo giai đoạn T sau mổ 78
Bảng 3.14. So sánh thời gian phẫu thuật theo giai đoạn bệnh sau mổ 78
Bảng 3.15. So sánh thời gian phẫu thuật theo vị trí thương tổn trong và sau mổ … 79
Bảng 3.16. So sánh thời gian phẫu thuật theo kích thước thương tổn 79
Bảng 3.17. So sánh thời gian phẫu thuật theo phương pháp tái lập lưu thông … 79
Bảng 3.18. So sánh thời gian phẫu thuật theo phương tiện tái lập lưu thông … 80
Bảng 3.19. So sánh thời gian phẫu thuật theo BMI 80
Bảng 3.20. So sánh lượng máu mất theo giai đoạn bệnh sau mổ 81
Bảng 3.21. So sánh lượng máu mất theo kích thước thương tổn 81
Bảng 3.22. So sánh lượng máu mất theo BMI 81
Bảng 3.23. So sánh lượng máu mất theo phương pháp tái lập lưu thông 82
Bảng 3.24. So sánh lượng máu mất theo phương tiện tái lập lưu thông 82
Bảng 3.25. So sánh số hạch vét được theo giai đoạn T sau mổ 83
Bảng 3.26. So sánh số hạch vét được theo kích thước thương tổn 83
Bảng 3.27. So sánh số hạch vét được theo chỉ số khối cơ thể 83
Bảng 3.28. So sánh di căn hạch theo giai đoạn T sau mổ 84
Bảng 3.29. So sánh số hạch di căn theo giai đoạn T sau mổ 84
Bảng 3.30. So sánh thời gian trung tiện theo phương pháp tái lập lưu thông .. 84
Bảng 3.31. So sánh thời gian trung tiện theo phương tiện tái lập lưu thông .. 85
Bảng 3.32. So sánh thời gian nằm viện theo BMI 85
Bảng 3.33. So sánh thời gian nằm viện theo giai đoạn T sau mổ 85
Bảng 3.34. Biến chứng sau mổ 86
Bảng 3.35. Phân loại biến chứng sau mổ theo Clavien-Dindo 86
Bảng 3.36. Các yếu tố liên quan đến biến chứng sau mổ 87
Bảng 3.37. Các yếu tố liên quan đến biến chứng dò miệng nối sau mổ 88
Bảng 3.38. Điều trị bổ trợ sau mổ 90
Bảng 3.39. Tỷ lệ di căn, tái phát 90
Bảng 3.40. Thời gian sống thêm toàn bộ và không bệnh sau mổ 91
Bảng 3.41. Tỷ lệ sống thêm theo giai đoạn bệnh sau mổ 93
Bảng 3.42. Liên quan giữa thời gian sống thêm và giai đoạn phẫu thuật 94
Bảng 3.43. Liên quan giữa thời gian sống thêm và tình trạng di căn hạch …. 95
Bảng 3.44. Liên quan giữa thời gian sống thêm và điều trị bổ trợ 96
Bảng 3.45. Chất lượng cuộc sống sau PTNS cắt toàn bộ dạ dày tại các thời điểm nghiên cứu theo thang điểm PGSAS-45 97
Bảng 3.46. Các yếu tố bệnh nhân liên quan đến chất lượng cuộc sống 101
Bảng 3.47. Các yếu tố phẫu thuật liên quan đến chất lượng cuộc sống 103
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ biến chứng trong các nghiên cứu 122
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ chảy máu sau mổ trong các nghiên cứu 124
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ dò miệng nối trong các nghiên cứu 126
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ ổ tụ dịch trong các nghiên cứu 129
Bảng 4.5. So sánh tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trong các nghiên cứu 130
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ tắc ruột sau mổ trong các nghiên cứu 132
Bảng 4.7. So sánh thời gian sống thêm trong các nghiên cứu 134
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu và các lớp của dạ dày 4
Hình 1.2. Các phần của dạ dày 5
Hình 1.3. Hệ thống mạch máu của dạ dày 6
Hình 1.4. Các nhóm hạch dạ dày theo phân loại của Nhật Bản 7
Hình 1.5. Hình ảnh UTDD sớm qua nội soi phóng đại 13
Hình 1.6. Phân loại đại thể theo Hội UTDD Nhật Bản 2011 18
Hình 1.7. Phác đồ điều trị UTDD của Hội UTDD Nhật Bản (2018) 20
Hình 1.8. Nối vị tràng phân chia dạ dày 22
Hình 1.9. Phạm vi vét hạch trong cắt dạ dày: nhóm hạch xanh là D1, thêm
nhóm hạch cam là D1+, thêm nhóm hạch đỏ là D2 25
Hình 1.10. Cắt toàn bộ dạ dày, tái lập lưu thông tiêu hoá Roux-en-Y 29
Hình 2.2. Tư thế bệnh nhân và vị trí phẫu thuật viên 56
Hình 2.3. Vị trí trocar 57
Hình 2.4. Quan sát khối u trong mổ 58
Hình 2.5. Treo gan trong mổ 58
Hình 2.6. Cắt mạc nối lớn 59
Hình 2.7. Cắt các ĐM vị ngắn 59
Hình 2.8. Vét hạch nhóm 6 59
Hình 2.9. Vét hạch nhóm 5 60
Hình 2.10. Đóng mỏm tá tràng 60
Hình 2.11. Vét hạch nhóm 7 61
Hình 2.12. Vét hạch nhóm 1, 2, 3 61
Hình 2.13. Kéo dạ dày ra ngoài 62
Hình 2.14. Cắt ngang thực quản bụng 62
Hình 2.15. Nối thực quản hỗng tràng 63
Hình 2.16. Nối hỗng tràng hỗng tràng tận bên 63
Hình 2.17. Nối thực quản hỗng tràng bên bên 63
Hình 2.18. Bệnh phẩm sau mổ 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu 48
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi 70
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới 71
Biểu đồ 3.4. Vị trí thương tổn trong và sau mổ 74
Biểu đồ 3.5. Độ biệt hoá tế bào 77
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm toàn bộ theo Kaplan Meier 92
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm không bệnh theo Kaplan Meier 92
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh 93
Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa thời gian sống thêm và giai đoạn pT 94
Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa thời gian sống thêm và tình trạng di căn hạch 95
Biểu đồ 3.11. Liên quan giữa thời gian sống thêm và điều trị bổ trợ 96
Biểu đồ 3.12. Các nhóm kết quả chất lượng cuộc sống chính theo từng thời điểm đánh giá 100
Biểu đồ 4.1. Phác đồ điều trị dò miệng nối sau cắt dạ dày 128
Nguồn: https://luanvanyhoc.com