ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY GẦN TOÀN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN CT1-2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY GẦN TOÀN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN CT1-2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY GẦN TOÀN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN CT1-2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K
Hải Nam Hà1,, Văn Thành Lê 1
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt gần toàn bộ dạ dày (GTBDD) của nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày (UTDD) giai đoạn cT1-2N0M0 tại khoa Ngoại Bụng I bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng trên 52 người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 54,1 tuổi, với chủ yếu thời gian khởi phát < 3 tháng (76,9%). Tất cả bệnh nhân trước mổ được chẩn đoán là T1-T2N0, sau phẫu thuật có 9,6% bệnh nhân ở giai đoạn T3-T4 và 28,9% bệnh nhân có di căn hạch. Thời gian phẫu thuật trung bình là 192 phút Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian hồi phục sớm sau mổ. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến hay biến chứng trong và sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, rò mỏm tá tràng, rò miệng nối, tắc ruột hay phải nhập viện trở lại trong 30 ngày. Kết luận: PTNS cắt GTBD đạt kết quả tốt thời gian phẫu thuật, số lượng máu mất trung bình, số lượng hạch vét được, cũng như chưa ghi nhận các trường hợp tai biến và biến chứng.

UTDD là bệnh phổ biến trên thế giới, đứng thứ 5 về tỷ lệ mới mắc và đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong  do  ung  thư.Việt  Nam  có  tỷ  lệ  mắc  mới UTDD chuẩn theo tuổi năm 2012 cao nhất, với tỷ lệ 24/100.000 người đối với nam và 10/100.000 người  đối  với  nữ.Phẫu  thuật  là  phương  pháp điều  trịchính đối  với ung thư dạdày, trong đó phẫu thuật nội soi với miệng nối hoàn toàn trong cơ thể là  phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp giảm lượng máu mất cũng như thời gian phục hồi sau mổ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến  trái  chiều  về  phương  pháp  này.  Vì  vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp này tại Bệnh viện K.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.  Đối  tượng  nghiên  cứu: 52  người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộdạdàytừtháng 2 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022 tại Bệnh viện K. 2.2. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment