Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u mô đệm dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u mô đệm dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.U mô đệm đường tiêu hóa (Gastrointestinal Stromal Tumor: GIST) là loại u trung mô bắt nguồn từ các tế bào Cajal, chiếm từ 0,1% đến 3% các trường hợp u đường tiêu hóa [1]. Trước đây, các u này thường bị nhầm lẫn với u cơ trơn lành tính, ác tính hoặc u thần kinh do có hình ảnh mô bệnh học tương đồng[2]. Theo quan điểm hiện đại, GIST được định nghĩa là những khối u trung mô của đường tiêu hóa, dương tính với CD117 và liên quan với đốt biến gen KIT hoặc PDGFRA với những đặc điểm mô bệnh học đa dạng như dạng tế bào hình thôi hoặc dạng biểu mô[3],[4].Nguy cơ ác tính của u mô đệm phụ thuộc vào vị trí u, kích thước và số lượng nhân chia[5].Có thể bắt gặp u ở bất kì vị trí nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường hay gặp nhất ở dạ dày(40-70%), ruột non (20-40%), và đại trực tràng (5-15%)[6],[7],[8].
U mô đệm dạ dày thường gặp ở người trưởng thành, với tuổi trung bình là 60(40-80)[8], Một vài nghiên cứu tỉ lệ mắc ở nam cao hơn một chút so với ở nữ nhưng một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc 2 giới ngang nhau[9], [10]. Tỷ lệ mắc mới u mô đệm dạ dày hàng năm trên toàn thế giới khoảng 10 – 20 trường hợp / 1 triệu dân, trong khi tỷ lệ hiện mắc ước tính là 130 trường hợp / 1 triệu dân[11]. Con số thực tế có thể còn cao hơn do có bệnh nhân chung sống với bệnh trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì [4].
Theo Caterino [7]. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của u mô đệm dạ dày là xuất huyết tiêu hóa (chảy máu cấp, thiếu máu cấp hoặc mạn tính), hoặc có thể gây tắc ruột, gầy sút cân, hoặc sờ thấy khối ở bụng [25]. Những khối u mô đệm nhỏ (
Phẫu thuật triệt căn với diện cắt không còn u là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao: 5% ở các trường hợp u nguyên phát giai đoạn sớm và 90% ở các trường hợp u tiến triển, xâm lấn tại chỗ. Tỷ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật dao động từ 35% đến 65%.
Ở nước ta, đã có những báo cáo về bệnh từ năm 1979, nhưng với sự phát triển của mô bệnh học và hóa mô miễn dịch, bệnh mới được quan tâm nhiều trong 15 năm nay. Đã có 1 vài báo cáo về về mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của Nguyễn Văn Mão [12], Phạm Gia Anh[13], Bùi Trung Nghĩa [14].
Với đặc điểm về mô bệnh học và hình thái lâm sàng so với các loại ung thư biểu mô nên u mô đệm dạ dày đòi hỏi các thầy thuốc lâm sàng phải có những hiểu biết cơ bản về nhóm u này để có thái độ xử trí phù hợp. Và chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả phẫu thuật u mô đệm dạ dày ở Việt Nam.Chính vì vậy, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u mô đệm dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”nhằm 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u mô đệm dạ dày tạibệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả sớm sau mổ u mô đệm dạ dàytại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức(giai đoạn năm 2012-2016).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày 3
1.1.1. Hình thể ngoài 3
1.1.2. Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày 6
1.2. Lịch sử của u mô đệm ống tiêu hóa 9
1.3. Dịch tễ học u mô đệm dạ dày 10
1.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh của u mô đệm dạ dày 12
1.4.1. Đại thể 12
1.4.2. Vi thể 13
1.4.3. Đặc điểm sinh học phân tử – hóa mô miễn dịch 14
1.5. Đặc điểm lâm sàng thường gặp của u mô đệm dạ dày 16
1.6. Đặc điểm cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán u mô đệm dạ dày 17
1.6.1. Siêu âm ổ bụng 17
1.6.2. Chụp Xquang 18
1.6.3. Chụp cắt lớp vi tính 19
1.6.4. Chụp cộng hưởng từ 20
1.6.5. Chụp PET/CT 20
1.6.6. Nội soi dạ dày và siêu âm nội soi 20
1.7. Phân loại u mô đệm dạ dày 23
1.8. Các phương pháp điều trị u mô đệm dạ dày 27
1.8.1. Phẫu thuật 27
1.9. Đánh giá kết quả điều trị 31
1.10. Một số yếu tố tiên lượng 32
1.10.1. Yếu tố lâm sàng 32
1.10.2. Đặc điểm hình thái 32
1.10.3. Đặc điểm mô bệnh học 33
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu 35
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 35
2.3. Biến số nghiên cứu 36
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 36
2.3.2. Phương pháp điều trị 39
2.3.3. Kết quả điều trị phẫu thuật 40
2.4.Xử lý số liệu 41
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm chung 42
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 42
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 43
3.1.3. Lý do vào viện 43
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 44
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 44
3.2.2. Đặc điểm của khối u 45
3.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng 47
3.2.4. Phân loại giai đoạn u theo TNM 49
3.2.5. Đối chiếu mức độ ác tính của u và vị trí 50
3.2.6. Đối chiếu mức độ ác tính và kích thước u 51
3.3. Đặc điểm phẫu thuật 52
3.3.1. phương pháp phẫu thuật 52
3.3.2. Kết quả sớm 53
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 56
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 56
4.1.2. Triệu chứng lầm sàng 57
4.2. Đặc điểm của khối u 58
4.2.1.Đặc điểm đại thể 58
4.2.2. Đặc điểm vi thể 60
4.3. Chẩn đoán hình ảnh 61
4.4. Nội soi 62
4.5. Phân loại giai đoạn u 64
4.6. Hóa mô miễn dịch 64
4.6.1. Kết quả hóa mô miễn dịch 64
4.6.2. Nguy cơ ác tính và vị trí u 66
4.6.3. Kích thước u và mức độ ác tính 67
4.7. Kết quả điều trị phẫu thuật 68
4.7.1. Phương pháp phẫu thuật 68
4.7.2. Biến chứng và kết quả sớm 69
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số tên gọi của u mô đệm 9
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu dịch tễ về u mô đệm dựa trên quần thể 11
Bảng 1.3: Cấu trúc mô học tương ứng với 5 lớp của thành dạ dày biểu hiện trên hình ảnh siêu âm nội soi 21
Bảng 1.4: Đặc điểm chung của u mô đệm dạ dày và một số tổn thương dưới niêm mạc khác của u mô đệm dạ dày trên siêu âm nội soi 22
Bảng 1.5: Phân loại một số loại u mô đệm dạ dày bằng hóa mô miễn dịch 23
Bảng 1.6: Phân loại mức độ ác tính theo dạng tế bào 23
Bảng 1.7: Phân loại của Rosai 24
Bảng 1.8: Bảng phân loại mức độ ác tính theo NIH 24
Bảng 1.9: Nguy cơ ác tính của u mô đệm dạ dày dựa trên vị trí tổn thương 25
Bảng 3.1: Thời gian diễn biến bệnh từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi phẫu thuật 44
Bảng 3.2: Triệu chứng lâm sàng 44
Bảng 3.3: Vị trí u 45
Bảng 3.4: Đặc điểm đại thể của u 45
Bảng 3.5: Đặc điểm vi thể của GIST 46
Bảng 3.6: Đặc điểm xét nghiệm hóa mô miễn dịch 47
Bảng 3.7: Đặc điểm siêu âm 47
Bảng 3.8: Đặc điểm cắt lớp vi tinh 48
Bảng 3. 9: Hình ảnh u qua nội soi dạ dày 49
Bảng 3.10: Giai đoạn u 49
Bảng 3.11: Nguy cơ ác tính và vị trí u 50
Bảng 3.12: Kích thước u và mức độ ác tính 51
Bảng 3.13: Phương pháp phẫu thuật 52
Bảng 3.14: Thời gian phẫu thuật 53
Bảng 3.15: Thời gian nằm viện sau mổ 54
Bảng 3.16: Kết quả điều trị 54
Bảng 3.17: Thời gian cho ăn trở lại sau mổ 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo các nhóm tuổi 42
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ giới trong nhóm nghiên cứu 43
Biểu đồ 3.3: Lý do bệnh nhân vào viện 43
Biểu đồ 3.4: Số BN truyền máu trong và sau mổ 53
Biểu đồ 3.5. Điều trị bổ trợ sau mổ 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thể ngoài của dạ dày 3
Hình 1.2: Lớp cơ dạ dày 4
Hình 1.3: Lớp niêm mạc của dạ dày 5
Hình 1.4: Cấu tạo dạ dày 6
Hình 1.5: Cấu tạo tuyến dạ dày 8
Hình 1.6: Hình u mô đệm ở thành dạ dày 12
Hình 1.7: U mô đệm dạ dày, trên phim CLVT và hình ảnh đại thể trong mổ 13
Hình 1.8: Hình ảnh minh họa típ tế bào hình thoi (bên trái) và típ tế bào dạng biểu mô (bên phải) và típ hỗn hợp (ở giữa) 14
Hình 1.9: Hình ảnh u mô đệm dạ dày trên siêu âm ổ bụng 18
Hình 1.10: Hình ảnh cắt lớp vi tính của u mô đệm dạ dày 19
Hình 1.11: Hình ảnh u mô đệm dạ dày qua siêu âm nội soi 21
Hình 1.12: Cắt đoạn dạ dày do u mô đệm dạ dày 29
Hình 4.1: So sánh hình ảnh vi thể của u mô đệm với sarcome cơ trơn 66
Nguồn: https://luanvanyhoc.com