Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện đại học y Hà Nội
Luận văn Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện đại học y Hà Nội.Ung thư tuyến giáp (UTTG) là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, chiếm tới 90% và tỷ lệ tử vong chiếm 63% trong tổng số tử vong do ung thư tuyến nội tiết. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, UTTG chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư. Theo GLOBOCAN 2008, UTTG đứng hàng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới với khoảng hơn 160.000 ca mới mắc hàng năm, đứng hàng thứ 20 trong số các loại ung thư ở nam giới với gần 50.000 ca mới mắc hàng năm và đứng hàng thứ 17 chung cho cả 2 giới. Tỉ lệ mắc khoảng 3/100.000 dân ở cả hai giới và tỷ lệ nam/nữ là 1/3 [1].
Kết quả thống kê tại Mỹ năm 2011, có khoảng 48.000 ca mới mắc trong đó có 36.500 ca ở nữ giới và 11.500 ca ở nam giới và tỷ lệ tử vong ở nữ giới là khoảng 1000 ca, ở nam giới là 750 ca do bệnh UTTG. Tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/3,1 [2].
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Quốc Bảo năm 2010 tỉ lệ mắc ở nam giới khoảng 1,8/100.000 dân, ở nữ khoảng 5,6/100.000 dân [3].
Về lâm sàng, UTTG thường biểu hiện bằng khối u giáp ở giai đoạn sớm hay chỉ là hạch cổ di căn đơn độc, hoặc một ung thư biểu hiện rõ trên lâm sàng với đầy đủ tính chất ác tính. Với vị trí tuyến giáp ở ngay trước cổ, cho phép phát hiện sớm ngay từ khi khối u còn nhỏ, còn khư trú trong bao tuyến để có thể tiến hành điều trị có kết quả tốt. Nhưng thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn khi khối u đã phá vỡ vỏ xâm lẫn tổ chức xung quanh, hoặc điều trị lần đầu không hoàn chỉnh, do phần lớn bị nhầm giữa u lành và ung thư vì ở giai đoạn đầu triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, không đặc hiệu, nên điều đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị [4].
Về điều trị, phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quyết định, các phương pháp khác chỉ có vai trò bổ trợ. Cho đến nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, các trang thiết bị hiện đại, cách thức tiếp cận phẫu thuật mới cùng với sự tiến bộ của gây mê hồi sức, phẫu thuật UTTG đã dần đạt đến độ hoàn chỉnh. Tuy vậy, nó cũng có những tỷ lệ về tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật kèm theo nhất định như chảy máu, khó thở, đặc biệt là các biến chứng về tuyến cận giáp và thần kinh quặt ngược sau phẫu thuật vẫn còn gặp tỷ lệ đáng kể: liệt dây thần kinh quặt ngược vĩnh viễn sau mổ từ 0,5 – 1%, hạ calci máu sau mổ có thể gặp đến 40%, suy cận giáp tạm thời sau mổ dao động từ 8 – 13%, suy cận giáp vĩnh viễn sau mổ dao động từ 1- 6% [5]. Những tai biến này có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng như co thắt thanh quản, cơn ngất, cơn Tetany, rối loạn nhịp tim…và các biến chứng mạn tính ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như khàn tiếng, khó thở, da khô, tóc xơ.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phẫu thuật đối với UTTG thể biệt hóa. Có tác giả cắt gần toàn bộ tuyến giáp khi ung thư đang ở giai đoạn sớm rồi theo dõi, có tác giả chủ trương cắt thùy giáp có ung thư và vét hạch cùng bên, có tác giả khuyên nên cắt toàn bộ tuyến giáp có hoặc không kèm theo vét hạch cổ, sau đó còn điều trị bổ trợ bằng I131 mặc dù chưa có di căn xa. Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà tỷ lệ các biến chứng khác nhau. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTTG nói chung nhưng các công trình nghiên cứu về đánh giá kết quả sớm phẫu thuật như tỷ lệ các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuât vẫn còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTTG tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2014.
2. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật UTTG tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Max P, Freddie B, Ferly J. (2008). Cancer Statistic 2008. GLOBOCAN CA Cancer J Clin 2008, Page 74-108.
2 American Cancer Society. (2011). Thyroid Cancer. file://www.cancer.org/Cancer/ThyroidCancer/Detai ledGuide/thyroid-cancer-key-statistics (Accessed on August 29, 2011).
3 Nguyễn Quốc Bảo. (2010). Ung thư tuyến giáp. Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư 2010. Nhà xuất bản y học, trang 92-113.
4. Đinh Xuân Cường (2004) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K” Luận văn thạc sĩy học, Hà Nội, 33 – 48.
5 Rosato L., Avenia N., Bernante P. et al. (2004). Complications of thyroid surgery : analysis of a multicentric study on 14,934 patiens operated on in Italy over 5 years. World J Surg 28: 217-276.
6 Đỗ Kính ( 2008). Phôi thai học tuyến giáp. Phôi thai học thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng. Nhà xuất bản y học, trang 124-129.
7 Trịnh Văn Minh. (2004). Giải phẫu tuyến giáp. Gỉai phẫu người Phần 1, Nhà xuất bản y học, trang 145-153.
8 Naumann H.H, W.R. Panje, C. Herberhord. (2004). Definition of lymphonode groups, Head and neck surgery , page 19-20.
9 Trịnh Bình. (2012). Mô học tuyến giáp, Mô Phôi- Phần Mô Học, Nhà xuất bản y học, trang 45-52
10 Trịnh Bỉnh Di, Phạm Thị Minh Đức. (2006). Sinh lý học các tuyến nội tiết. Sinh lý học. Nhà xuất bản y học, trang 56-64
11 Nguyễn Bá Đức. (2009). Ung thư tuyến giáp. Dịch tễ học bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, Trang 15-19
12. Corey J. Langer, MD. (2013). Prognosis,
Treatment, and Kinase Signaling in Thyroid
Tumorigenesis, Clinicaloption Management of Thyroid Cancer. c171( 4) page 120-161.
13. Đoàn Hữu Nghị (1995), “Một số nhận xét về tái phát và di căn ung thư qua ghi nhận 1992 – 1994 tại bệnh viện K”, Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1995, 105 – 109.
14. Nguyễn Hoàng Như Nga, Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế bào học trong ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹy học 2002. Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Mc Henry CR. (2006) the utility of routine frozen section examination forintraoperative diagnosis of thyroid cancer . Am-J- Surgery pl72( 6) page 658-661
16. Lin JD, Huang BY, Weng HF. (1997). thyroid ultrasonography with fine needle aspiration cytology for diagnosis thyroid cancer. J Clin Ultrasound c25(3): page 111-118
17. Lê Công Định, Nguyễn Thị Hoa Hồng (2013). Tìm hiểu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp. Tìm hiểu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u giáp. http://thaythuocvietnam.vn/di1237–n6845
18. Jin Young Kwak, Kyung Hwa Han, et al (2011). Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules: A Step in Establishing Better Stratification of Cancer Risk. Radiology 2011; 260(3): 892-899.
19. Phan Nhật An ( 2009). Xạ hình tuyến giáp. Y Học Hạt Nhân, , NXB Y Học. trang 98-106
20. Wang H, Fu HL, Li JN, et al.(2008) Comparison of whole-body 18F- FDG SPECT and posttherapeutic 131I scintigraphy in the detection of metastatic thyroid cancer. Clin Imaging. Page 23-32.
21. Mc Henry CR. (2009). the utility of routine frozen section examination forintraoperative diagnosis of thyroid cancer . Am-J- Surgery . c172( 6) page 658-661.
22. Mulcahy MM, Cohen JI, Anderson PE. (1998). relative accuracy of fine needle aspiration and frozen section in diagnosis well diffrentiated thyroid cancer, Laringoscope 108 c(4 ptl) page 494-496.
23. Lesliesobin, Chritian Witterkin, Gospadazowicz Mary, (2009).Thyroid cancer. UICC TNMcancer staging 7th edition 2009, page 57-62.
24 Yolanda c, Oertel MD. (2006). Thyroid cancer, classification of thyroid tumor, page 85-86.
25. Trịnh Quang Diện. (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm mô bệnh học hay gặp ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K Hà Nội, Tạp chíy học Việt Nam 2004, số 301, trang 51-56
26. Gagel R.F., Goepfert H., Callender D.L (1996), Changing Concepts in the Pathogenesis and Managenment of thyroid Carcinoma, CA. Cancer J. Clin, Vol 46, No 5, 261 – 283.
27. Nguyễn Vượng (1998), “Bệnh của tuyến giáp, bệnh của hệ nội tiết”, Giảiphâu bệnh học, NXB Y học, 530 – 576.
28. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Hồng Trường (1993), Ung thư Hà Nội 1991 – 1992, Y học Việt Nam, Chuyên đề ung thư, Tập 173, số 7, 14 – 21.
29. Thyroid cancer (2013) NCCNguideline version 1. 2013, nccn.org
30. Nguyễn Quốc Bảo (1999), “Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ”, Luận văn tốt nghiệp BS CKII, Hà Nội.
31. Vũ Chi Mai (2013), “Thăm dò chức năng tuyến cận giáp ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp”, Luận văn thạc sỹy học, Hà Nội, 30 -59
32. Coudraych I, Dero M, et all(1991), “La Chirugie Thyroïdienne, Quels risqes ? A propos d’une serie de 400 Interventions’’, Rev soc Fr, 11, 29¬
35. 33. UpToDate/contents/mobipreview.htm?13/46/14049 version 19.3
34. Vũ Trung Chính (2002), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hóa bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ kết hợp I – 131”, Luận văn thạc sĩ y học, Hà Nội.
35. Trần Ngọc Lương và CS (2004) ‘ Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều tri phẫu thuật của 249 trường hợp UTTG tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương’’, Tạp chí thông tin y dược số 10, 32-37.
36. Lê Chính Đại (1996), “Bàn về vấn đề tái phát của ung thư tuyến giáp trạng”, Tạp chí Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1996, 71 – 73.
37. Lê Văn Quảng (2002), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K từ năm 1992 – 2000”, Tạp chí Y học, số (431), 323 – 326.
38. Tr—ing Quang Xu©n, Trhnh Thh Minh Ch©u vụ cs
(2002), “§iÒu trĩ> ung th- giòp tr1ng b»ng ®ẳng
vD phãng xi I131 tii BOnh viOn Chî RÉy”
39. Trần Văn Thiệp (2000), “Di căn hạch cổ của carcinôm tuyến giáp dạng nhú”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập 4, số 4, 148 – 154.
40. Trịnh Xuân Dương (2012), “ Đánh giá kết quả ung thư tuyến giáp thể nhú tại bệnh viện K ”, Luận văn thạc sĩ y học, Hà Nội.
41. Hearshman J.M, Blahd W.H (2005). Thyroid gland. Endocrine and Neuroendocrine cancer treatment 7th eddition. ED W.B Saunders Company. P 458- 759
42. Nguyễn Tiến Lãng (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp phối hợp với I131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa” Luận văn tốt nghiệp BS CKII, Hà Nội, 66 – 92.
43. Tisell L.E (1994), Role of lymphadenectomy in the treatment of differentiated thyroid carcinomas, British Journal of Surgery, Vol 85, 1025 – 1026.
44. Fraker D.L., Skarulis M., Livolsi V. (2001), Thyroid Tumors, Cancer of the endocrine System (chap 37), In: Cancer: Principles and practice of Oncology. 5th. Ed. Edit by Devita V.T.Jr. Hellman S, Rosenberg S.A. Lippincott – Raven Publishers, Piladenphia, 1629 – 1652.
45. McCaffrey J.C (2000), Evaluation and Treatment of Aerodigestive Tract Invasion by Well – Differentiated Thyroid Carcinoma, Cancer Control, Vol 7, No 3, 246 – 252.
46. Bushnell D.L., Boles M.A., Kaufman G.E., et al (1992), Complications, Sequela and Dosimetry of Iodine – 131 Therapy for Thyroid Carcinoma, J. Nucl. Med, Vol 33, No 12, 2214 – 2221
47. Chữ Quốc Hoàn (2013) “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, tỉ lệ các nhóm mô b ệnh học và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K” Luận văn tốt nghiệp BSNT, Hà Nội.
48. Pasaler, Psheuba, Prager et all. (2005). Prognostic factor in papilary and folicular
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC CỦA TUYẾN GIÁP .. 4
1.1.1. Phôi thai học 4
1.1.2. Giải phẫu học 4
1.1.3. Mô học 10
1.1.4. Sinh lý học 10
1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN 11
1.2.1. Dịch tễ học 11
1.2.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 12
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA UTTG 13
1.4. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC 14
1.4.1. Lâm sàng 14
1.4.2. Cận lâm sàng 15
1.4.3. Chẩn đoán 18
1.4.4. Giai đoạn bệnh 18
1.5. PHÂN LOẠI MÔ HỌC CỦA UTTG 20
1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP 21
1.6.1. Điều tri phẫu thuật 22
1.6.2. Điều trị I-131 27
1.6.3. Điều trị hormon 27
1.6.4. Xạ trị 28
1.6.5. Điều trị hóa chất 28
1.6.6. Điều trị đích 28
1.7. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Cỡ mẫu: cỡ mẫu thuận tiện 32
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 32
2.2.4. Kết quả điều trị phẫu thuật 35
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN UTTG 42
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 42
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 46
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 48
3.2.1. Phương pháp phẫu thuật 48
3.2.2. Vị trí, kích thước, số lượng u sau phẫu thuật 49
3.2.3. Vị trí, số lượng hạch sau phẫu thuật 50
3.2.4. Kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật 51
3.2.5. Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh 51
3.2.6. Đối chiếu nồng độ Ca trong máu trước và sau phẫu thuật 52
3.2.7. Số lượng dịch qua ống dẫn lưu 52
3.2.8. Thời gian rút ống dẫn lưu sau phẫu thuật 53
3.2.9. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 53
3.2.10. Các biến chứng sau phẫu thuật trong 24h đầu, 72h, tuần đầu và
một tháng 54
3.2.11. Liên quan giữa cơn Tetany với PT cắt tuyến giáp toàn bộ + vét
hạch 55
3.3.12. So sánh tỉ lệ BN có cơn Tetany ở thời điểm 24h và 72h 55
3.3.13. So sánh tỉ lệ BN có cơn Tetany ở thời điểm sau mổ 72h và một tuần .. 56
3.3.14. So sánh tỉ lệ BN có cơn tetany ở thời điểm sau mổ một tuần và
một tháng 56
3.2.15. Đánh giá kết quả sau mổ tuần đầu 57
3.2.16. Kết quả sau mổ một tháng 57
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 58
4.1.1. Tuổi, giới 58
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 59
4.1.3. Siêu âm tuyến giáp 63
4.1.4. Xét nghiệm hormone tuyến giáp 64
4.1.5. Xét nghiệm tế bào học 64
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 65
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 65
4.2.2. Vị trí, số lượng u, hạch sau phẫu thuật: Trong nghiên cứu của
chúng tôi 100% các trường hợp mổ ra đều thấy u, trong đó …. 67
4.2.3. Kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật 68
4.2.4. Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh 69
4.2.5. Kết quả sớm sau phẫu thuật 69
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Tuổi, giới bệnh nhân 42
Bảng 3.2: Lý do vào viện 43
Bảng 3.3: Đặc điểm u trên lâm sàng 44
Bảng 3.4: Đặc điểm hạch trên lâm sàng 45
Bảng 3.5: Đặc điểm u tuyến giáp trên s iêu âm 46
Bảng 3.6: Đặc điểm hạchcổ trên siêu âm 47
Bảng 3.7: Xét nghiệm hormone tuyến giáp trước phẫu thuật 47
Bảng 3.8: Xét nghiệm tế bào học 48
Bảng 3.9: Các phương pháp phẫu thuật u 48
Bảng 3.10: Vị trí, kích thước, số lượng u sau phẫu thuật 49
Bảng 3.11: Vị trí, số lượng hạch sau phẫu thuật 50
Bảng 3.12: Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh 51
Bảng 3.13: Đối chiếu nồng độ Ca trong máu trước và sau phẫu thuật …. 52 Bảng 3.14: Các biến chứng sau phẫu thuật trong 24h đầu, 72h, tuần đầu
và một tháng 54
Bảng 3.15: Liên quan giữa cơn T etany với PT cắt giáp toàn bộ + vét hạch 55
Bảng 3.16. So sánh tỉ lệ BN có cơn Tetany ở thời điểm sau mổ 24h và 72h . 55 Bảng 3.17. So sánh tỉ lệ BN có cơn Tetany ở thời điểm sau mổ 72h và một tuần56 Bảng 3.18. So sánh tỉ lệ BN có cơn Tetany ở thời điểm sau mổ một tuần và một tháng 56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1: Thời gian phát hiện bệnh bệnh 43
Biểu đồ 3.2: Chẩn đoán lâm sàng 46
Biểu đồ 3.3: Các phương pháp phẫu thuật hạch 49
Biểu đồ 3.4: Kết quả mô bệnh học 51
Biểu đồ 3.5: Số lượng dịch qua ống dẫn lưu 52
Biểu đồ 3.6: Thời gian rút ống dẫn lưu sau phẫu thuật 53
Biểu đồ 3.7: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 53
Biểu đồ 3.8: Đánh giá kết quả sau mổ tuần đầu 57
Biểu đồ 3.9: Đánh giá kết quả sau mổ một tháng 57
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tuyến giáp và mạch máu tuyến giáp 5
Hình 1.2. Tuyến giáp và tuyến cận giáp 5
Hình 1.3. Phân nhóm hạch cổ theo Memoria l Sloan-Kettery