ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP BÓC NHÂN TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP BÓC NHÂN TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP BÓC NHÂN TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Phùng Thanh Vũ1, Ngô Xuân Thái2, Nguyễn Ngọc Châu1, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium (HoLEP) là phẫu thuật ít xâm hại trong điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL) có thể tích lớn trên 80 ml, nhưng tại Việt Nam cho đến nay chưa có báo cáo chi tiết về kết quả điều trị của phương pháp này.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phương pháp HoLEP trong điều trị TSLT- TTL tại bệnh viện Bình Dân.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp (TH), từ 1/1/2019 đến 31/7/2020 tại bệnh viện Bình Dân.

Kết quả: có 63 TH thực hiện HoLEP. Tuổi trung bình là 66,3 ± 7,4, nhỏ nhất 53 tuổi, lớn nhất 84 tuổi. Thể tích TTL đo được qua siêu âm trung bình là 91,16 ± 13,35 ml; nhỏ nhất 80ml, lớn nhất 135ml, trọng lượng mô bướu cắt được trung bình là 70,2 ± 12,5 gram. Thời gian phẫu thuật (PT) trung bình 105 ± 17,94 phút. Sự khác biệt Hb và nồng độ Na+ trong máu trước và sau PT không đáng kể; Hb giảm trung bình là 1,6 ± 0,6 g/dL; Na+ máu giảm trung bình là 1,67 ± 0,9 mmol/L. Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình là 2,3 ± 0,9 ngày. Thời gian nằm viện trung bình 3,6 ± 1,3 ngày. Thang điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt là: 5,8; 4,8, 3,5. Điểm số chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt: 2,05; 1,69; 1,12. Lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax) cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt là: 16,1, 17,4, 18,9 ml/giây. Tỷ lệ kèm theo sỏi bàng quang (BQ) 14,2%, tất cả các TH này đều được tán sỏi bằng Laser Holmium thành công. Không có TH nào xảy ra hội chứng cắt đốt, tỷ lệ chảy máu trong lúc mổ 11,1%, tuy nhiên không có TH nào cần truyền máu trong và sau mổ. Tỷ lệ biến chứng(BC) chung 12,7%, tuy nhiên không có biến chứng nghiêm trọng như thủng trực tràng, thủng BQ; không có TH nào phải mổ lại. Một số BC ít nghiêm trọng như tỷ lệ thủng vỏ TTL là 6,3%, tỷ lệ thủng cổ BQ 1,6%, bí tiểu sau rút thông niệu đạo(NĐ) 9,5%, tiểu không kiểm soát tạm thời 8%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu 6,3%, hẹp cổ bàng quang 1,6%.

Kết luận: Phẫu thuật HoLEP cho những trường hợp TSLT-TTL có thể tích lớn là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả.

Trong nhiều thập niên trước đây, cắt đốt  nội soi (CĐNS) bằng điện đơn cực qua ngả niệu đạo là tiêu chuẩn vàng và mổ mở bóc bướu là phẫu thuật(PT) tiêu chuẩn trong điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL) có thể tích lớn trên 80 ml. Mặt dù hiệu quả đạt được là rất lớn, tuy nhiên phương pháp này cũng bộc lộ nhiều yếu điểm như: tỷ lệ chảy máu, phải truyền máu cao 7,5%, hội chứng cắt đốt nội soi 1-3%, thời gian đặt thông niệu đạo, thời gian nằm viện kéo dài và tỷ lệ tái phát bướu sau 5 năm 18%(1).

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP BÓC NHÂN TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Leave a Comment