Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi

Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi

Luận án Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi.Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một biến chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng, chiếm từ 5-10% [8], [26], [29], [31], [32], [42], [43], [58], đứng hàng thứ ba trong cấp cứu bụng ngoại khoa, đứng thứ hai trong viêm phúc mạc thứ phát sau viêm ruột thừa. Theo Đỗ Đức Vân, trong thời gian 30 năm (1960-1990), tại bệnh viện Việt Đức có 2.480 trường hợp thuûng loeùt dạ dày tá tràng [5], [6], [35], bình quaân mỗi năm có trên 80 trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/1996 đến tháng 5/1997 có 109 trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng [5]. Riêng tại Cần Thơ, số trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng khoảng trên dưới 100 trường hợp hàng năm.

Có nhiều phương pháp điều trị thủng ổ loét daï dày tá tràng từ điều trị bảo tồn đến phẫu thuật như cắt dạ dày cấp cứu, khâu lỗ thủng đơn thuần kết hợp cắt thần kinh X. Hai phương pháp phẫu thuật này rất nặng nề và không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Khâu lỗ thủng đơn thuần kết hợp điều trị nội khoa được áp dụng nhiều nhất, bởi đơn giản, dễ thực hiện [12], [20], [25], [27], [30], [35].
Thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bôm proton cho kết quả điều trị ổn định kéo dài đã tán trợ cho phương pháp khâu lỗ thủng đơn thuần kết hợp với thuốc chữa loét sau mổ đã được sử dụng rộng rãi.
Vài năm gần đây đã có rất nhiều công trình chứng minh có sự liên quan giữa vi khuẩn Helicobacter pylori với bệnh loét dạ dày tá tràng. Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, Helicobacter pylori có vai trò quan trọng trong bệnh nguyên loét dạ dày là 70- 85%, trong loét tá tràng là 95 – 100%. Quan điểm điều trị loét dạ dày tá tràng cũng thay đổi. Điều trị kết hợp thuốc chống tiết và tiệt trừ Helicobacter pylori đã được áp dụng rộng rãi và thường qui. Nhiều công trình đã cho thấy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori đã làm giảm đáng kể tỷ lệ loét tái phát. Theo Trần Ngọc Bảo, tỉ lệ tái phát loét sau một năm điều trị là 4% nếu tiệt trừ Helicobacter pylori và 76% nếu không tiệt trừ Helicobacter pylori.
Dựa vào quan điểm này, ngày càng có nhiều công trình ủng hộ phác đồ điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng lành tính là khâu lỗ thủng đơn thuần kết hợp với điều trị nội khoa tiệt trừ Helicobacter pylori [25], [33], [48], [75], [76], [86].
Thêm vào đó, phẫu thuật nội soi đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong phẫu thuật đường tiêu hóa kể cả những phẫu thuật cấp cứu. Trong những năm qua đã có một sự bùng nổ về việc sử dụng phẫu thuật nội soi do chăm sóc hậu phẫu rất nhẹ nhàng, thời gian nằm viện ngắn, và đạt yêu cầu thẩm mỹ [2], [3], [10], [21], [28], [30], [38], [53], [61], [66], [69], [72], [74], [76], [77], [79], [82], [83], [84].
Phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét DD-TT đã được áp dụng ở Việt Nam, cũng như ở Cần Thơ nhưng chưa được phổ biến rộng rãi và đồng bộ nên chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi” nhằm mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
2. Đánh giá kết quả sớm trong điều trị khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Cần Thơ.

MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 3
1.1. Sơ lược giải phẫu dạ dày 3
1.2. Lịch sử phẫu thuật khâu lỗ thủng DD-TT………………………….4
1.3.Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây thủng ổ loét DD-TT …………4
1.4. Dịch tể học. 6
1.5. Giải phẫu bệnh: 7
1.6. Tình trạng ổ bụng 9
1.7. Chẩn đoán: 10
1.8. Các phương pháp điều trị: 13
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Phương tiện nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4. Thu thập và xử lý số liệu 38
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 39
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 39
3.2. Đặc điểm lâm sàng 41
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 44
3.4. Thương tổn giải phẫu bệnh 46
3.5. Kỹ thuật phẫu thuật 49
3.6. Diễn biến trong điều trị phẫu thuật——————————51
3.7. Chăm sóc sau mổ……………………………… … …….51
3.8. Kết quả điều trị……………………………………………….55
Chương 4. Bàn luận……………………………………………….59
4.1. Đặc điểm chung………………… … 59
4.2. Đặc điểm lâm sàng………………………………………… 61
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng……… ……………………………64
4.4.Đặc điểm tổn thương………………………………………..65
4.5. Phẫu thuật…………………………………………………..67
4.6. Theo dõi hậu phẫu………………………………………….72
4.7. Biến chứng…………………………………………………75
4.8. Chỉ định…………………………………………………….76
4.9. Vấn đề chuyển mổ hở………………………………………77
4.10. Vấn đề theo dõi bệnh nhân…………………………………79
4.11. So sánh mổ hở và mổ nội soi………………………………79
Kết luận……………………………………………………………80
Kiến nghị……………………………………………………………………………..82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
DANH SÁCH BỆNH NHÂN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1- Nguyễn Ngọc Anh (2005), “Gây mê trong mỗ nội soi ổ bụng”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 157-170.
2-Tôn Thất Bách (2005), “Phẫu thuật nội soi hiện tại và xu hướng phát triển”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 407- 416.
3- Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Ngọc Phúc, Nguyễn Xuân Hương (2008), “Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện 175”. Y hoc thành phố Hồ Chí Minh,Tập 12, Phụ bản của số 4, trang 209-214.
4- Hồ Khả Cảnh (2008), “Vô cảm trong phẫu thuật nội soi”, Bài giảng phẫu thuật nội soi , Đại học Y dược Huế, trang 1 – 8.
5- Đỗ Đình Công “Phẫu thuật nội soi thủng do loet dạ dày tá tràng”, Tài liệu giảng dạy phẫu thuật nội soi, Đại học Y dược TP HCM.
6- Nguyễn Tấn Cường (1999), “Khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng”, Tài liệu hướng dẫn phẫu thuật nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy và Jica , trang 95-103.
7- Nguyễn Tấn Cường (2007), “Nội soi chẩn đoán và phẫu thuật qua nội soi”, Phẫu thuật thực hành, Đại học Y dược TP.HCM, nhà xuất bản y học , trang 221 – 233.
8-Trần Bình Giang (2005),” Khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua nội soi ổ bụng”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 349-355.
9-Trần Bình Giang (2005), “ Biến chứng của phẫu thuật nội soi”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 387-406.
10- Trần Bình Giang (2005), “ Lịch sử của nội soi và phẫu thuật nội soi”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 14-46.
11- Trần Bình Giang (2005), “ Sinh lý bơm khí ổ phúc mạc”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, trang 144-156.
12-Đỗ Sơn Hà, Nguyễn Văn Xuyên(1995),” Đặc điểm lâm sàng và xử trí thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua 189 trường hợp (1984-1993) tại khoa phẫu thuật bụng viện 103”, Tập san ngoại khoa 9-1995, trang 46-55.
13- Hoàng Khánh Hằng (2008), “bài giảng sinh lí học dạ dày” Y Huế- Y Cần thơ, trang 25-34.
14- Nguyễn Đình Hối (2001), “Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng”, Điều trị học ngoại khoa tiêu hóa, bộ môn ngoại trường ĐHYD Tp.HCM, Nhà xuất bản y học, trang 165-187.
15- Nguyễn Đình Hối (1990), “Thủng ổ loét dạ dày, tá tràng”, Bệnh lý phẫu thuật dạ dày tá tràng, Trường ĐHYD TP.HCM, nhà xuất bản Tổng hợp Hậu Giang, trang 91-105.
16- Nguyễn Văn Liễu (2008), “Tai biến và biến chứng trong phẫu thuật nội soi”, Bài giảng phẫu thuật nội soi, Đại học Y dược Huế, trang 71 – 79.
17- Nguyễn Văn Liễu (2008), “Phương tiện và dụng cụ phẫu thuật nội soi”, Bài giảng phẫu thuật nội soi, Đại học Y dược Huế, trang 9 – 21.
18- Phạm Văn Lình (2008), “Thủng ổ loét dạ dày tá tràng”, Giáo trình sau đại học, Bộ môn ngoại ĐHYD Huế, trang 210-220.
19- Phạm Văn Lình (2008),” Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng”, Giáo trình sau đại học, Bộ môn ngoại khoa Đại học Y dược Huế, trang 102 – 112.
20-Nguyễn Hữu Lương (2003), Phẫu thuật điều trị thủng loét dạ dày tá tràng, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
21- Phạm Văn Năng, Nguyễn Văn Lâm, Trương Thanh Sơn, Nguyễn Văn Bi, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Kỳ Phương (2008), “Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng qua nội soi”, Hội nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam , trang 12.
22- Nguyễn Đức Ninh (1997), “phẫu thuật dạ dày”, Phẫu thuật ống tiêu hóa, nhà xuất bản Y học , trang 5-18.
23-Nguyễn Quang Quyền (dich),(1996),Atlas giải phẫu người, nhà xuất bản Y học, trang 280.
24- Nguyễn Quang Quyền (1999), “Giải phẫu dạ dày”, Giải phẫu tập II, nhà xuât bản y học , trang 98-111.
25- Hà Văn Quyết (2002),” Kết quả phẫu thuật khâu thủng ổ loét hành tá tràng đơn thuần và kết hợp điều trị nội khoa”, Tập san ngoại khoa số 1, trang 26-30.
26- Hà Văn Quyết (2006), “ Thủng ổ loét dạ dày- tá tràng”, Bệnh học ngoại khoa, Trường đại học y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, trang 98-110.
27-Nguyễn Tùng Sơn (2004), Đánh giá kết quả khâu đơn thuần trong điều trị phẫu thuật thủng loét dạ dày- tá tràng , Luận án chuyên khoa II , Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
28-Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Tô Văn Tánh, Phan Hải Thanh, Lê Lộc, Phạm Anh Vũ, Phạm Văn Lình, “ Xu hướng phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng hiện nay tại bệnh viện trung ương Huế”.
29-Nguyễn Cường Thịnh, Phạm Duy Hiển, Nghiêm Quốc Cường, Nguyễn Xuân Kiên (1995),” Nhận xét qua 163 trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng” tập san ngoại khoa 9-1995, trang 40-45.
30- Trần Ngọc Thông, Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Lê Lộc(2008),“Đánh giá kết quả khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hở”, Ngoại khoa, Tập 12, Phụ bản số 4, trang 320-324.
31- Trần Thiện Trung (2001), “Thủng loét dạ dày tá tràng”, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa , Bộ môn ngoại trường Đại học Y dược TP.HCM, nhà xuất bản Y học, trang 59-80.
32- Trần Thiện Trung (2001), “Điều trị thủng dạ dày”, Điều trị học ngoại khoa tiêu hóa, Bộ môn ngoại trường Đại học Y dược Tp.HCM, nhà xuất bản y học trang 245-278.
33- Trần Thiện Trung (2008), “Thủng loét DD-TT và điều trị tiệt trừ HP”, Bệnh dạ dày tá tràng và nhiễm HP, nhà xuất bản y học chi nhánh TP.HCM, trang 201 – 226.
34- Kim Văn Tụ( 2007), “Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng ruột non”, Phẫu thuật thực hành, Bộ Y tế, nhà xuất bản y học, trang 57-59.
35- Đỗ Đức Vân (1995),” Kết quả điều trị phẫu thuật ổ loét tá tràng thủng trong cấp cưú tại bệnh viện Việt Đức”, Tập san ngoại khoa 9-1995, trang 32-39.
36- Phạm Anh Vũ, Hồ Hữu Thiện, Phạm Văn Lình(2008), “ Điều trị thủng ổ loét DDTT bằng phẫu thuật nội soi ổ phúc mạc”, Bài giảng phẫu thuật nội soi, trang 39 – 49.

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori

Leave a Comment