Đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ
Luận văn Đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ.Ung thư da là một trong số các ung thư hay gặp, bệnh gặp nhiều ở người da trắng hoặc cư dân ở nơi có bức xạ tia cực tím lớn. Tỷ lệ ung thư da còn chưa được xác định chính xác, người da trắng có tỷ lệ mắc ung thư da cao nhất: khoảng 200/100.000, người da đen: mắc thấp nhất, khoảng 10/100.000 và người da vàng có tỷ lệ mắc ở mức trung bình [1, 2, 3]. Tại Việt Nam ung thư da đứng hàng thứ tám trong mười loại ung thư hay gặp nhất, trong đó % ung thư là gặp ở vùng đầu mặt cổ và chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào đáy [4, 5].
Đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ Ung thư tế bào đáy là thể ung thư hay gặp nhất chiếm khoảng 70 – 80% tổng số ung thư da [6, 7, 8]. Khoảng 80% trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy xuất hiện ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng như đầu mặt cổ, cánh tay, mặt sau cẳng tay [7, 9]. Ung thư biểu mô tế bào đáy có đặc tính là tiến triển chậm và hiếm khi di căn, do vậy trong giai đoạn đầu bệnh nhân thường chủ quan không đến khám. Bệnh nhân hầu hết đến với bác sỹ ở giai đoạn muộn khi mà ung thư đã gây ra các biến chứng, ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng và thẩm mỹ.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phẫu thuật cắt bỏ tổ chức ung thư là phương pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất [8, 10, 11]. Khi cắt rộng đúng mức và áp dụng các phương pháp tạo hình thích hợp, vừa có thể điều trị triệt để được ung thư vừa có thể phục hồi được chức năng và thẩm mỹ. Có rất nhiều kỹ thuật tạo hình khác nhau từ đơn giản đến phức tạp có thể được áp dụng để đóng kín tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư như: đóng trực tiếp, ghép da, vạt tại chỗ, vạt từ xa… trong đó việc sử dụng mảnh da ghép cũng như các vạt từ xa thường không mang lại được kết quả như mong đợi (độ dày và màu sắc của chất liệu không phù hợp, sẹo sau mổ không đẹp…) đặc biệt là đối với vùng đầu mặt cổ. Tạo hình tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư bằng vạt tổ chức tại chỗ là biện pháp có giá trị nhất định đối với các tổn thương trên mặt về cả chức năng và thẩm mỹ vì có chất liệu tương đồng. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ung thư da đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đáy và đánh giá các phương pháp tạo hình sau cắt bỏ ung thư. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng mô bệnh học cũng như các phương pháp điều trị ung thư tế bào đáy. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập sâu đến các phương pháp tạo hình tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy bằng vạt tại chỗ và đánh giá kết quả của các phương pháp này, chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương của ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt
2. Đánh giá kết quả và lựa chọn chỉ định sử dụng vạt tại chỗ tạo hình che phủ khuyết tổ chức vùng mặt sau cắt bỏ ung thư
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………………… 3
1.1. CẤU TRÚC DA VÙNG MẶT ……………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Mô học …………………………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Cấp máu da vùng mặt …………………………………………………………………………. 5
1.2. ĐƠN VỊ GIẢI PHẪU DA VÙNG MẶT ………………………………………………………… 7
1.2.1. Vùng trán ………………………………………………………………………………………………. 8
1.2.2. Vùng mắt ………………………………………………………………………………………………. 9
1.2.3. Vùng mũi ………………………………………………………………………………………………. 9
1.2.4. Vùng má ………………………………………………………………………………………………… 9
1.3. UNG THƯ DA ……………………………………………………………………………………………. 10
1.4. PHẪU THUẬT CHE PHỦ TỔN KHUYẾT VÙNG MẶT …………………………. 17
1.5. TÌNH HÌNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY VÀ PHẪU THUẬT
ĐIỀU TRỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ………………………………………… 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………. 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………. 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………… 25
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………………………………………………………………………………. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………… 33
3.1.1. Tuổi, giới …………………………………………………………………………………………….. 33
3.1.2. Nghề nghiệp ………………………………………………………………………………………. 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ……………………………………………………………………… 34
3.2.1. Thời gian bị bệnh ……………………………………………………………………………… 34
3.2.2. Vị trí tổn thương và kích thước của tổn thương ………………………… 35
3.2.3. Hình dạng và ranh giới tổn thương ……………………………………………… 37
3.2.4. Triệu chứng lâm sàng của ung thư ……………………………………………….. 38
3.2.5. Sinh thiết trước phẫu thuật ……………………………………………………………. 38
3.2.6. Thể ung thư biểu mô tế bào đáy ……………………………………………………. 39
3.2.7. Giai đoạn ung thư theo AJCC ………………………………………………………….. 39
3.3. PHẪU THUẬT LOẠI BỎ UNG THƯ ……………………………………………………….. 40
3.3.1. Cách thức phẫu thuật ………………………………………………………………………. 40
3.3.2. Hình dạng cắt …………………………………………………………………………………….. 40
3.3.3. Kích thước trước và sau cắt bỏ tổn thương ………………………………… 41
3.4. PHẪU THUẬT CHE PHỦ TỔN KHUYẾT SAU CẮT UNG THƯ …………… 41
3.4.1. Các phương pháp che phủ tổn khuyết …………………………………………. 41
3.4.2. Liên quan giữa kích thước tổn khuyết và vạt tạo hình …………….. 42
3.4.3. Liên quan giữa vị trí tổn khuyết và vạt tạo hình………………………… 42
3.4.4. Đóng nơi cho vạt ………………………………………………………………………………. 43
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ……………………………………………………………………………….. 43
3.5.1. Mức độ sống của vạt ………………………………………………………………………… 43
3.5.2. Biến chứng sau phẫu thuật …………………………………………………………….. 44
3.5.3. Kết quả sau phẫu thuật 7 ngày ………………………………………………………. 44
3.5.4. Kết quả sau 3 tháng ………………………………………………………………………….. 45
3.5.5. Kết quả trên 6 tháng ………………………………………………………………………… 45
3.5.6. Tái phát ung thư ……………………………………………………………………………….. 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………… 47
4.1. ĐẶC ĐIỂM UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY VÙNG MẶT ………………. 47
4.1.1. Tuổi và giới ………………………………………………………………………………………… 47
4.1.2. Thời gian bị bệnh ……………………………………………………………………………… 48
4.1.3. Vị trí tổn thương ………………………………………………………………………………. 48
4.1.4. Ranh giới và hình dạng tổn thương ……………………………………………… 50
4.1.5. Kích thước tổn thương ……………………………………………………………………. 51
4.1.6. Các triệu chứng của ung thư ………………………………………………………….. 52
4.1.7. Thể ung thư ……………………………………………………………………………………….. 53
4.2. ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ……………………………….. 54
4.2.1. Phẫu thuật loại bỏ ung thư …………………………………………………………….. 54
4.2.2. Phẫu thuật tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư …… 55
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT …………………………………………………….. 61
4.3.1. Kết quả sau phẫu thuật 7 ngày ………………………………………………………. 61
4.3.2. Kết quả khám lại sau 3 tháng …………………………………………………………. 62
4.3.3. Kết quả khám lại trên 6 tháng ……………………………………………………….. 62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Quang Diện (1999), Đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh ung thư da không kể u hắc tố ác tính. Thông tin Y Dược. 11. 128-131.
2. Đoàn Hữu Nghị (2001), Ung thư da, Ung thư học, Nhà xuất bản y học, 223-229.
4. Nguyễn Chấn Hùng (12/1998), Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. số đặc biệt chuyên đề ung thư học. 11-19.
5. Bùi Xuân Trƣờng, Trần Văn Thiệp, Phó Đức Mẫn (2005), Phẫu thuật cắt rộng – tạo hinh điều trị ung thư đầu mặt cổ. Thông tin Y Dược. Hội thảo quốc tế ung thư phần mềm, ung thư da và các bệnh lývề da. 72-81.
11. Bạch Quang Tuyến, Nguyễn Huy Thọ, Nguyễn Quang Đức (2009), Sử dụng tổ chức tại chỗ trong điều trị ung thư da vùng đầu mặt cổ. Y dược lâm sàng 108. 2. 102-107.
13. Trịnh Bình (2004), Mô học, Nhà xuất bản y học. 743
15. Phạm Cao Kiêm (2006), Đánh giá các phương pháp tạo hình bằng tổ chức tại chỗ trong điều trị ung thư tế bào đáy ở đầu mặt cổ theo phẫu thuật MOHS, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
18. Trần Thiết Sơn,Nguyễn Bắc Hùng (2005), Phương pháp giãn da trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ. Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học
28. Lương Thị Thúy Phương (2005), Đánh giá kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má trong điều trị tổn khuyết phần mềm tầng giữa và dưới mặt, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại Y Hà Nội.
37. Trần Thiết Sơn (2013), Ghép da trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học
38. Trần Thiết Sơn,Trần Lâm Hùng (2002), Một số kỹ thuật tạo hình ứng dụng trong ung thư đầu mặt cổ. Thông tin Y Dược. 11. 15-18.
42. Vũ Ngọc Lâm, Lê Thị Thu Hải, Nguyễn Huy Thọ (2006), Nhận xét kết quả sử dụng vạt da chân nuôi tổ chức dưới da trong tạo hình vùng hàm mặt qua 55 trường hợp. Y dược lâm sàng 108. 1. 78-8