Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở BN loãng xương

Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở BN loãng xương

Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở BN loãng xương.Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật để thay thế phần khớp háng đã bị hư hỏng, mất chức năng nhằm phục hồi lại chức năng của khớp [1]. Thay khớp háng toàn phần (KHTP) là một trong những phương pháp phẫu thuật thành công nhất và cũng là một kỹ thuật chỉnh hình phổ biến hiện nay. Kỹ thuật thay KHTP được coi là chính thức do Philip Wiles thực hiện vào năm 1938 tại London bằng loại khớp háng được chế tạo từ thép không rỉ [2]. 


Hiện nay, có hai loại khớp nhân tạo được sử dụng đó là loại khớp có sử dụng xi măng và không sử dụng xi măng để cố định khớp. Trong đó ổ cối không xi măng được lựa chọn trong đại đa số trường hợp, kể cả trường hợp loãng xương cũng không phải là chống chỉ định [3]. Lựa chọn chuôi khớp có hay không có xi măng ở bệnh nhân (BN) loãng xương vẫn là vấn đề chưa rõ ràng. Chuôi khớp xi măng đã được dùng từ lâu và có những lợi ích nhất định như giảm tỉ lệ biến chứng sớm, có kết quả dài hạn rất tốt và có giá thành rẻ [4], [5]. Hiện tại chưa có bằng chứng đủ mạnh để khuyến cáo cho phẫu thuật viên (PTV) có thể sử dụng chuôi không xi măng một cách thường quy cho tất cả các BN, đặc biệt là nhóm cao tuổi, loãng xương trong thay khớp lần đầu. Tuy nhiên xu hướng chung của thế giới đặc biệt là Bắc Mỹ là dùng khớp không xi măng cho hầu hết các trường hợp cao tuổi hoặc loãng xương [6]. Ở BN loãng xương, xương yếu, giòn, giảm đàn hồi nên khi đặt chuôi press-fit có đạt được vững cơ học ban đầu không? Sau đó xương có mọc tốt quanh khớp để đạt đạt được vững sinh học hay không vẫn là câu hỏi được thảo luận nhiều. Khớp xi măng đã được chứng minh dùng tốt trong các trường hợp loãng xương nhưng khi dùng khớp không xi măng sẽ có ưu điểm nhất định như trong phẫu thuật tránh được hội chứng gắn kết xương – xi măng (bone cement implantation syndrome), đó là hội chứng ít khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra tỉ lệ tử vong từ 0,6 – 1% [7].  Hay giảm được tỉ lệ lỏng khớp do xi măng vỡ gây kích thích phản ứng viêm vô khuẩn dẫn đến tiêu xương quanh khớp…từ đó giảm được tỉ lệ thay lại khớp đặc biệt là những BN dưới 75 tuổi [8]. Thay lại khớp có xi măng thì thời gian phẫu thuật lâu hơn, biến chứng trong phẫu thuật do lấy xi măng cao hơn [9]. Hiện nay chỉ định phẫu thuật thay khớp háng rộng hơn và ngày càng nhiều BN trẻ có chỉ định thay khớp. Trong đó có nhóm BN loãng xương do ít vận động, hoặc dùng thuốc corticoid kéo dài để điều trị bệnh kèm theo… nhưng là loãng xương tạm thời, nếu được điều trị loãng xương và vận động tốt trở lại thì MĐX sẽ tăng. Các BN trẻ tuổi không thể tránh phải thay lại khớp nhiều lần vì nhu cầu vận động lớn và tuổi thọ ngày càng tăng. Khi đó dùng khớp có xi măng lần đầu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các lần thay tiếp theo.
Hiện nay tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng đã trở thành thường quy và phổ biến ở nhiều trung tâm… Tuy nhiên đánh giá phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng ở BN loãng xương chưa được đề cập đến nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở BN loãng xương” với hai mục tiêu sau:
1.     Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các BN loãng xương được thay KHTP không xi măng.
2.    Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay KHTP không xi măng ở các BN loãng xương.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN    3
1.1. Sơ lược về lịch sử phẫu thuật thay khớp háng    3
1.2. Chỉ định và chống chỉ định thay KHTP    5
1.3. Khái niệm về loãng xương    6
1.3.1. Định nghĩa loãng xương    6
1.3.2. Cơ chế loãng xương nguyên phát    6
1.3.3. Phương pháp đo MĐX    8
1.4. Khớp háng nhân tạo toàn phần    9
1.4.1. Liên quan giữa chuôi khớp và xương đùi    9
1.4.2. Đặc điểm của chuôi khớp không xi măng    11
1.4.3. Đặc điểm của ổ cối không xi măng    15
1.4.4. Diễn biến MĐX quanh khớp nhân tạo    16
1.5. Thay khớp háng toàn phần ở bệnh nhân loãng xương    17
1.5.1. Đặc điểm chung    17
1.5.2. Lựa chọn loại khớp háng toàn phần    18
1.5.3. Các biến chứng thường gặp    21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:    23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    23
2.3. Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    24
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    24
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu    24
2.4. Kĩ thuật phẫu thuật thay khớp háng    29
2.5. Phân tích và xử lý số liệu    29
2.6. Vấn đề đạo đức y học trong nghiên cứu    29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    30
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    30
3.1.1. Lâm sàng    30
3.1.2.     Đặc điểm cận lâm sàng    31
3.2. Kết quả phẫu thuật    33
3.2.1. Kết quả gần    33
3.2.2. Kết quả xa    35
3.2.3. Tai biến và biến chứng    36
3.2.4. Thay đổi Xquang trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật    36
3.2.5. Thay đổi MĐX trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật    37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    44
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN    44
4.1.1. Lâm sàng    44
4.1.2. Cận lâm sàng    47
4.2. Kết quả phẫu thuật    48
4.2.1. Kết quả gần    48
4.2.2. Kết quả xa    51
4.2.3. Tai biến và biến chứng    52
4.2.4. Thay đổi Xquang trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật    54
4.2.5. Thay đổi MĐX trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật    59
KẾT LUẬN    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1.     Phân loại xương đùi theo Dorr LD    10
Bảng 3.1.     Phân bố BN theo nhóm tuổi (n=58)    30
Bảng 3.2.     Nguyên nhân loãng xương theo giới (n=43)    30
Bảng 3.3.     Liên quan giữa MĐX trung tâm trước mổ và  nhóm tuổi    31
Bảng 3.4.     Phân loại đầu gần xương đùi theo Dorr    32
Bảng 3.5.     Mối liên quan giữa loại xương đùi theo  và giới    33
Bảng 3.6.     Trục của chuôi khớp    33
Bảng 3.7.     Góc nghiêng của vỏ ổ cối so với phương nằm ngang    34
Bảng 3.8.     Độ áp khít của chuôi khớp    34
Bảng 3.9.     Liên quan giữa mức độ áp khít và loại xương đùi    34
Bảng 3.10.     Liên quan giữa mức độ áp khít và trục của chuôi khớp    35
Bảng 3.11.     Kết quả phẫu thuật theo thang điểm Harris    35
Bảng 3.12.     Liên quan giữa điểm Harris trước và sau phẫu thuật với loại xương đùi    36
Bảng 3.13.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh chuôi khớp và loại xương đùi    39
Bảng 3.14.     Liên quan giữa MĐX quanh chuôi khớp và độ áp khít    39
Bảng 3.15.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh chuôi và nhóm tuổi    40
Bảng 3.16.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh chuôi và giới tính    40
Bảng 3.17.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh ổ cối và  góc nghiêng    42
Bảng 3.18.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh ổ cối và nhóm tuổi    42
Bảng 3.19.     Liên quan giữa thay đổi MĐX quanh ổ và giới tính    43
Bảng 3.20.     MĐX trung tâm trước mổ và thời điểm cuối sau mổ    43
Bảng 4.1.     Kết quả Harris sau phẫu thuật của các tác giả trong và ngoài nước    51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Tiền sử bệnh kèm theo    31
Biểu đồ 3.2.     Nguyên nhân thay khớp trên Xquang hoặc cộng hưởng từ    32
Biểu đồ 3.3.     Thay đổi MĐX trung tâm tại các thời điểm theo dõi    37
Biểu đồ 3.4.     Thay đổi MĐX quanh chuôi khớp tại các thời điểm theo dõi    38
Biểu đồ 3.5.     Thay đổi MĐX quanh ổ cối tại các thời điểm theo dõi    41

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment