Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan

Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan

Luận văn Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan.Giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa cao, một trong những biến chứng nặng của xơ gan. Vị trí giãn tĩnh mạch (TM) thường gặp nhất là ở thực quản. Giãn TM dạ dày ít gặp hơn, xuất hiện ở 20% -30% bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa [1],[2],[3]. Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn TM dạ dày sau 1 năm, 3 năm và 5 năm ở bệnh nhân xơ gan là 16%, 36% và 44% [4]. Mặc dù biến chứng XHTH do vỡ giãn TM dạ dày là thấp hơn so với vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), nhưng khi XHTH đã xảy ra thì rất nặng, đòi hỏi phải truyền máu với số lượng nhiều hơn, và có tỷ lệ tử vong cao hơn [3]. Giãn TM dạ dày có tỷ lệ XHTH tái phát cao (38%- 89%) [5],[6]. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây vỡ búi giãn đã được xác định như: vị trí tại phình vị, giai đoạn mất bù của xơ gan, sự xuất hiện của các dấu hiệu đỏ, và kích thước của búi giãn là những yếu tố quan trọng trong sự xác định nguy cơ chảy máu lần đầu từ giãn tĩnh mạch dạ dày [4],[7].

Điều trị XHTH do vỡ giãn TM dạ dày rất khó khăn, bao gồm các phương pháp: bù thể tích tuần hoàn, điều trị thuốc vận mạch kết hợp với các thủ thuật: đặt bóng chèn [8]; can thiệp nội soi [9],[10]; can thiệp mạch (làm cầu nối cửa chủ qua tĩnh mạch cảnh: Transhepatic intrajugular portosystemic shunt – TIPS, nút tĩnh mạch ngược dòng qua bóng chèn: balloon-occluded retrograde transvenous obliteration- BRTO) [11] hoặc phẫu thuật [12]. Các biện pháp như phẫu thuật và can thiệp mạch đều có nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị lớn và là những thủ thuật xâm lấn nhiều [13],[14]. Tiêm xơ búi giãn TM qua nội soi với sử dụng các chất liệu như: glucose ưu trương, sodium tetradecylsulfate, Ethanolamin oleate, cồn tuyệt đối đã được thử nghiệm trong điều trị chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày nhưng hiệu quả mang lại không được cao [6],[15],[16],[17].
N-butyl-2cyanoacrylate (Histoacryl) đã được sử dụng thay thế các chất liệu tiêm xơ kể trên để điều trị chảy máu do vỡ búi giãn TMTQ lần đầu tiên bởi Gotlib và Zimmerman năm 1984 [18], và áp dụng trong điều trị búi giãn tĩnh mạch dạ dày bởi Soehendra năm 1986 [19].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày. Khả năng kiểm soát chảy máu do vỡ búi giãn tĩnh mạch dạ dày là 93%-100% trong các báo cáo [20],[21],[22].
Tuy nhiên, ở Việt Nam phương pháp này chưa được phổ biến, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến tỉnh- nơi cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị XHTH cũng như các chi phí điều trị. Hơn nữa, các nghiên cứu ở nước ta về phương pháp này cũng chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan” nhằm mục tiêu:
1.    Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi dạ dày ở bệnh nhân xơ gan có giãn tĩnh mạch phình vị
2.    Đánh giá kết quả điều trị và các biến chứng của của kỹ thuật tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan
1.    Sarin S.K, Lahoti D (1992), Management of gastric varices, Baillieres Clin Gastroenterol. 6(3), 527-48.
2.    Sarin S.K et al (1992), Prevalence, classification and natural history of gastric varices: a long-term follow-up study in 568 portal hypertension patients, Hepatology. 16(6), 1343-9.
3.    Ryan B.M, Stockbrugger R.W, Ryan J.M (2004), A pathophysiologic, gastroenterologic, and radiologic approach to the management of gastric varices, Gastroenterology. 126(4), 1175-89.
4.    Kim T et al (1997), Risk factors for hemorrhage from gastric fundal varices, Hepatology. 25(2), 307-12.
5.    Trudeau W, Prindiville T (1986), Endoscopic injection sclerosis in bleeding gastric varices, Gastrointest Endosc. 32(4), 264-8.
6.    Sarin S.K (1997), Long-term follow-up of gastric variceal sclerotherapy: an eleven-year experience, Gastrointest Endosc. 46(1), 8-14.
7.    Hashizume M et al (1990), Endoscopic classification of gastric varices, Gastrointest Endosc. 36(3), 276-80.
8.    Sarin S.K Negi S (2006), Management of gastric variceal hemorrhage, Indian Journal of Gastroenterology. 25, 25-28.
9.    Sarin S.K et al (2002), A randomized controlled trial of cyanoacrylate versus alcohol injection in patients with isolated fundic varices, Am J Gastroenterol. 97(4), 1010-5.
10.    Lo G.H et al (2001), A prospective, randomized trial of butyl cyanoacrylate injection versus band ligation in the management of bleeding gastric varices, Hepatology. 33(5), 1060-4. 
11.    Barange K et al (1999), Transjugular intrahepatic portosystemic shunt in the treatment of refractory bleeding from ruptured gastric varices, Hepatology. 30(5), 1139-43.
12.    Thomas P.G, D’Cruz A.J (1994), Distal splenorenal shunting for bleeding gastric varices, Br J Surg. 81(2), 241-4.
13.    Ginsberg R.J et al (1982), A modified Sugiura procedure, Ann Thorac Surg. 34(3), 258-64.
14.    Triger D.R et al (1992), A prospective trial of endoscopic sclerotherapy v oesophageal transection and gastric devascularisation in the long term management of bleeding oesophageal varices, Gut. 33(11), 1553-8.
15.    Chang K.Y, Wu C.S, Chen P.C (1996), Prospective, randomized trial of hypertonic glucose water and sodium tetradecyl sulfate for gastric variceal bleeding in patients with advanced liver cirrhosis, Endoscopy. 28(6), 481-6.
16.    Sarin S.K et al (1988), Endoscopic sclerotherapy in the treatment of gastric varices, Br J Surg. 75(8), 747-50.
17.    Heneghan M.A, Byrne A, Harrison P.M (2002), An open pilot study of the effects of a human fibrin glue for endoscopic treatment of patients with acute bleeding from gastric varices, Gastrointest Endosc. 56(3), 422-6.
18.    Gotlib J.P, Zimmermann P (1984), Une nouvelle technique de traitement endoscopique de varices oesophagiennes: l’obliteration, Endo Dig. 7, 10-2.
19.    Soehendra N et al (1986), Endoscopic obliteration of large esophagogastric varices with bucrylate, Endoscopy. 18(1), 25-6.
20.    Al-Ali J et al (2010), Endoscopic management of gastric variceal bleeding with cyanoacrylate glue injection: safety and efficacy in a Canadian population, Can J Gastroenterol. 24(10), 593-6. 
21.    Mumtaz K et al (2007), Prevalence of gastric varices and results of sclerotherapy with N-butyl 2 cyanoacrylate for controlling acute gastric variceal bleeding, World J Gastroenterol. 13(8), 1247-51.
22.    Rajoriya N et al (2011), Long-term follow-up of endoscopic Histoacryl glue injection for the management of gastric variceal bleeding, QJM. 104(1), 41-7.
23.    Garcia-Tsao G et al (1985), Portal pressure, presence of gastroesophageal varices and variceal bleeding, Hepatology. 5(3), 419-24.
24.    Lebrec D et al (1980), Portal hypertension, size of esophageal varices, and risk of gastrointestinal bleeding in alcoholic cirrhosis, Gastroenterology. 79(6), 139-44.
25.    Groszmann R.J et al (2005), Beta-blockers to prevent gastroesophageal varices in patients with cirrhosis, N Engl J Med. 353(21), 2254-61.
26.    Merli M et al (2003), Incidence and natural history of small esophageal varices in cirrhotic patients, J Hepatol. 38(3), 266-72.
27.    El-Serag H.B, Everhart J.E (2000), Improved survival after variceal hemorrhage over an 11-year period in the Department of Veterans Affairs, Am J Gastroenterol. 95(12), 3566-73.
28.    Carbonell N et al (2004), Improved survival after variceal bleeding in patients with cirrhosis over the past two decades, Hepatology. 40(3), 652-9.
29.    D’Amico G, Pagliaro L, Bosch J (1999), Pharmacological treatment of portal hypertension: an evidence-based approach, Semin Liver Dis. 19(4), 475-505.
Bosch J, Garcia-Pagan J.C (2003), Prevention of variceal rebleeding, Lancet. 361(9361), 952-4. 
31.    Bemad M et al (2002), The history of the endoscope, Gastroentestinal disease an endoscopic approach, SLACK incorporated,3-13.
32.    De Franchis R (2010), Revising consensus in portal hypertension: report of the Baveno V consensus workshop on methodology of diagnosis and therapy in portal hypertension, JHepatol. 53(4), 762-8.
33.    Nakamura T, Terano A (2008), Capsule endoscopy: past, present, and future, J Gastroenterol. 43(2), 93-9.
34.    Ferreira F.G et al (2009), Doppler ultrasound could predict varices progression and rebleeding after portal hypertension surgery: lessons from 146 EGDS and 10 years of follow-up, World J Surg. 33(10), 2136-43.
35.    Vũ Trường Khanh (2012), Nghiên cứu những thay đổi của tĩnh mạch thực quản và phình vị dạ dày trên siêu âm nội soi Doppler màu ở bệnh nhân xơ gan, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
36.    Mishra S.R et al (2011), Primary prophylaxis of gastric variceal bleeding comparing cyanoacrylate injection and beta-blockers: a randomized controlled trial, JHepatol. 54(6), 1161-7.
37.    Al-Osaimi A.M, Caldwell S.H (2011), Medical and endoscopic management of gastric varices, Semin Intervent Radiol. 28(3), 273-82.
38.    Triantafyllou M, Stanley A.J (2014), Update on gastric varices, World J Gastrointest Endosc. 6(5), 168-75.
39.    Seewald S et al (2008), A standardized injection technique and regimen ensures success and safety of N-butyl-2-cyanoacrylate injection for the treatment of gastric fundal varices (with videos), Gastrointest Endosc. 68(3), 447-54.
40.    Kang E.J et al (2011), Long-term result of endoscopic Histoacryl (N- butyl-2-cyanoacrylate) injection for treatment of gastric varices, World J Gastroenterol. 17(11), 1494-500.
41.    Tripathi D, Hayes P.C (2008), Endoscopic therapy for bleeding gastric varices: to clot or glue?, Gastrointest Endosc. 68(5), 883-6.
42.    Kwak H.S, Han Y.M (2008), Percutaneous transportal sclerotherapy with N-butyl-2-cyanoacrylate for gastric varices: technique and clinical efficacy, Korean J Radiol. 9(6), 526-33.
43.    Rees Cameron M.D, Kenneth F, Binmoeller M.D (2013), “Cyanoacrylate applications in the GI tract”, Gastrointestinal endoscopy, 77(6), 846-57.
44.    Hou M.C, et al (2009), A randomized trial of endoscopic cyanoacrylate injection for acute gastric variceal bleeding: 0.5 mL versus 1.0 mL, Gastrointest Endosc. 70(4), 668-75.
45.    Belletrutti P.J et al (2008), Endoscopic management of gastric varices: efficacy and outcomes of gluing with N-butyl-2-cyanoacrylate in a North American patient population, Can J Gastroenterol. 22(11), 931-6.
46.    Akahoshi T et al (2002), Long-term results of endoscopic Histoacryl injection sclerotherapy for gastric variceal bleeding: a 10-year experience, Surgery. 131(1 Suppl), S176-81.
47.    Wang J et al (2013), Comparison of modified percutaneous transhepatic variceal embolization and endoscopic cyanoacrylate injection for gastric variceal rebleeding, World J Gastroenterol. 19(5), 706-14.
48.    Gubler C, Bauerfeind P (2014), Safe and successful endoscopic initial treatment and long-term eradication of gastric varices by endoscopic ultrasound-guided Histoacryl (N-butyl-2-cyanoacrylate) injection, Scand J Gastroenterol. 49(9), 1136-42.
49.    Lê Xuân Thắng và cộng sự (2014), Hiệu quả bước đầu của kỹ thuật tiêm xơ trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch phình vị, Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam. 35(IX), 2266-72.
50.    Phạm Hữu Tùng và cộng sự (2010), Hiệu quả của chích Histoacryl trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch tâm-phình vị tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 14, 179-183.
51.    Chan R.S et al (2012), Imaging findings of extensive splenic infarction after cyanoacrylate injection for gastric varices–a case report, Med J Malaysia. 67(4), 424-5.
52.    Nawrot I et al (2014), Pulmonary embolism with septicemia after N- butyl-2-cyanoacrylate injection for bleeding gastric varices, Chin Med J (Engl). 127(16), 3030-1.
53.    Arthur M.J et al (1985), Pharmacology of propranolol in patients with cirrhosis and portal hypertension, Gut. 26(1), 14-9.
54.    Khawaja A et al (2014), Management of bleeding gastric varices: a single session of histoacryl injection may be sufficient, Eur J Gastroenterol Hepatol. 26(6), 661-7.
55.    Prachayakul V et al (2013), Factors influencing clinical outcomes of Histoacryl(R) glue injection-treated gastric variceal hemorrhage, World J Gastroenterol. 19(15), 2379-87.
56.    Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Mạnh Hùng và Vũ Văn Khiên (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan, Tạp chí gan mật Việt Nam, 22, 36-40.
57.    Sato T, Yamazaki K (2010), Evaluation of therapeutic effects and serious complications following endoscopic obliterative therapy with Histoacryl, Clin Exp Gastroenterol. 3, 91-5. 
58.    Noophun P et al (2005), Bleeding gastric varices: results of endoscopic injection with cyanoacrylate at King Chulalongkorn Memorial Hospital, World J Gastroenterol. 11(47), 7531-5.
59.    Franco M.C et al (2014), Efficacy and safety of endoscopic prophylactic treatment with undiluted cyanoacrylate for gastric varices, World J Gastrointest Endosc. 6(6), 254-9.
60.    Choi M.H et al (2013), The secondary prophylactic efficacy of beta-blocker after endoscopic gastric variceal obturation for first acute episode of gastric variceal bleeding, Clin Mol Hepatol. 19(3), 280-7.
61.    Choudhuri G et al (2010), Long-term efficacy and safety of N- butylcyanoacrylate in endoscopic treatment of gastric varices, Trop Gastroenterol. 31(3), 155-64.
62.    Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Việt Tú, Bùi Nguyên Kiểm (2009), Đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi và tĩnh mạch cửa qua siêu âm ở bệnh nhân xơ gan, Tạp chí Y học thực hành số 7, 80-83.
63.    Sumon S.M. et al (2013), Relation of different grades of esophageal
varices with Child-Pugh classes in cirrhosis of liver, Mymensingh Med J. 22(1), 37-41.
64.    Kovalak M et al (2007), Endoscopic screening for varices in cirrhotic patients: data from a national endoscopic database, Gastrointest Endosc. 65(1), 82-8.
65.    Chang C.J et al (2010), The safety and probable therapeutic effect of routine use of antibiotics and simultaneously treating bleeding gastric varices by using endoscopic cyanoacrylate injection and concomitant esophageal varices with banding ligation: a pilot study, Gastrointest Endosc. 71(7), 1141-9.
66.    Wang Y.M. et al (2009), Study of glue extrusion after endoscopic N- butyl-2-cyanoacrylate injection on gastric variceal bleeding, World J Gastroenterol. 15(39), 4945-51. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Xơ gan    3
1.1.1.    Nguyên nhân    3
1.1.2.    Triệu chứng lâm sàng    4
1.1.3.    Xét nghiệm cận lâm sàng    5
1.1.4.    Phân loại xơ gan    6
1.1.5.    Biến chứng của xơ gan    7
1.1.6.    Điều trị xơ gan    8
1.2.    Giãn tĩnh mạch thực quản- dạ dày ở bệnh nhân xơ gan    11
1.2.1.    Diễn biến của búi giãn tĩnh mạch thực quản-dạ dày trong xơ gan 11
1.2.2.    Các kỹ thuật thăm dò phát hiện các búi giãn TM dạ dày hiện nay12
1.2.3.    Chẩn đoán và phân loại giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày    13
1.2.4.    Yếu tố đánh giá nguy cơ XH    14
1.2.5.     Các phương pháp điều trị và quản lý bệnh nhân giãn tĩnh mạch dạ dày 15
1.3.     Sơ lược về sử dụng Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày    20
1.3.1.    Lịch sử dùng Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày .. 20
1.3.2.    Chỉ định                      21
1.3.3.     Chống chỉ định    21
1.3.4.    Các tai biến, tác dụng phụ và biến chứng của thủ thuật    21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    23
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    23
2.1.2.    Thời gian nghiên cứu    23
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.2.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:    23
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:    23
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.1.     Thiết kế nghiên cứu    24
2.3.2.    Cỡ mẫu và chọn mẫu    24 
2.3.3.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    24
2.3.4.    Phương tiện nghiên cứu    25
2.3.5.    Các chỉ tiêu nghiên cứu    25
2.3.6.    Quy trình kỹ thuật tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị qua
nội soi    30
2.4.    Thu thập và xử lý số liệu    32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi    34
3.1.1.    Phân bố theo tuổi, giới tính    34
3.1.2.    Nguyên nhân liên quan tới xơ gan:    35
3.1.3.    Tiền sử XHTH    36
3.1.4.    Mức độ xơ gan theo phân loại Child-Pugh    37
3.1.5.    Triệu chứng lâm sàng    38
3.1.6.    Tình trạng xuất huyết lúc nhập viện    38
3.1.7.    Mức độ mất máu ở bệnh nhân xuất huyết do vỡ búi giãn tĩnh mạch
phình vị    39
3.1.8.    Kết quả nội soi    40
3.1.9.    Tương quan về mức độ xơ gan với độ giãn tĩnh mạch phình vị … 42
3.2.    Kết quả của thủ thuật tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị …. 43
3.2.1.    Số mũi tiêm trong 1 lần tiêm    43
3.2.2.    Hình thức tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị    44
3.2.3 Thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản đi kèm    44
3.2.4.    Hiệu quả cầm máu đối với búi giãn đang chảy máu    45
3.2.5.    Tình trạng xuất huyết sau tiêm Histoacryl trong thời gian theo dõi … 46
3.2.6.    Kết quả tiệt trừ búi giãn    48
3.2.7.    Tai biến và biến chứng    49
Chương 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi    53
4.1.1.    Tuổi    53
4.1.2.    Giới    54
4.1.3.    Nguyên nhân liên quan đến xơ gan    54 
4.1.4.    Tiền sử XHTH    55
4.1.5.    Mức độ xơ gan theo phân loại Child-Pugh    55
4.1.6.    Triệu chứng lâm sàng    56
4.1.7.    Tình trạng xuất huyết lúc nhập viện    56
4.1.8.    Mức độ mất máu ở bệnh nhân XH do vỡ búi giãn tĩnh mạch phình vị 57
4.1.9.    Phân loại búi giãn theo Sarin    57
4.1.10.     Mức độ giãn tĩnh mạch phình vị:    58
4.1.11.     Dấu hiệu đỏ trên búi giãn tĩnh mạch phình vị    59
4.1.12.    Mức độ giãn tĩnh mạch thực quản kèm theo    59
4.1.13.    T ương quan về mức độ xơ gan với độ giãn tĩnh mạch phình vị . 60
4.2.    Kết quả tiêm histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị    60
4.2.1.    Số mũi tiêm, số lần tiêm trên mỗi bệnh nhân    60
4.2.2.    Kết quả cầm máu với búi giãn đang chảy máu    61
4.2.3.    Thắt vòng cao su búi giãn tĩnh mạch thực quản đi kèm    62
4.2.4.    Tình trạng xuất huyết tái phát    63
4.2.5.    Tình trạng xuất huyết tái phát theo chức năng gan    64
4.2.6.    Tình trạng xuất huyết tái phát theo phân loại Sarin    65
4.2.7.    Kết quả tiệt trừ búi giãn    65
4.2.8.    Tai biến và biến chứng    66
KẾT LUẬN    70
KIẾN NGHỊ    71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Tiền sử xuất huyết tiêu hóa    
Tình trạng xuất huyết búi giãn    
Mức độ mất máu ở bệnh nhân XH do vỡ búi giãn    
Nồng độ huyết sắc tố trung bình    
Lượng máu truyền trung bình    
Mức độ giãn tĩnh mạch phình vị    
Dấu hiệu đỏ trên búi giãn tĩnh mạch phình vị    
Mức độ giãn tĩnh mạch thực quản kèm theo    
Tương quan giữa mức độ xơ gan theo Childpugh với mức độ
giãn tĩnh mạch phình vị    
Số mũi tiêm trong từng lần tiêm    
Hình thức can thiệp búi giãn tĩnh mạch phình vị    
Thắt vòng cao su búi giãn tĩnh mạch thực quản    
Kết quả cầm máu đối với búi giãn đang chảy máu    
Tình trạng xuất huyết tái phát trong thời gian theo dõi    
Tình trạng xuất huyết sau tiêm theo chức năng gan    
Tình trạng xuất huyết trong thời gian theo dõi theo mức độ búi giãn…
Tình trạng xuất huyết sau tiêm theo phân loại Sarin    
Kết quả tiệt trừ búi giãn sau mỗi lần tiêm    
Tai biến và biến chứng gần    
Biến chứng xa     
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.    Phân bố bệnh nhân    theo nhóm tuổi    34
Biểu đồ 3.2.    Phân bố bệnh nhân    theo giới tính    35
Biểu đồ 3.3.    Nguyên nhân liên quan tới xơ gan    35
Biểu đồ 3.4.    Mức độ xơ gan theo phân loại Child-Pugh    37
Biểu đồ 3.5.    Triệu chứng lâm sàng    38
Biểu đồ 3.6.    Phân loại búi giãn theo Sarin    40
Biểu đồ 3.7. Dấu hiệu đỏ trên búi giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân theo
mức độ xơ gan    41
Biểu đồ 3.8.    Kết quả can thiệp ở    các thời điểm theo    dõi    48
Biểu đồ 3.9.    Diễn biến của chảy    máu sau tiêm Histoacryl    51
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.    Phân loại giãn tĩnh mạch dạ dày theo Sarin    14
Hình 1.2.    Cấu trúc phân tử của Histoacryl và Ocrylate    20
Hình 2.1. Thuốc Histoacryl, Lipiodol và kim tiêm 21G    31
Hình 3.1. Tiêm Histoacryl cầm máu cấp ở búi giãn đang chảy máu    45
Hình 3.2. Kết quả sau 6 tuần tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị …. 49
Hình 3.3.    Chụp X quang ổ bụng thẳng sau tiêm Histoacryl    50
Hình 3.4.    Loét vị trí tiêm Histoacryl sau 6 tuần    52

Leave a Comment